Tình hình dịch COVID-19 ngày 12/12
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 12/12, thế giới đã ghi nhận hơn 270 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có hơn 5,3 triệu ca tử vong.
Hiện có 21,8 triệu ca đang phải điều trị, trong đó có hơn 88.800 ca nặng.
Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Số ca nhiễm tại Mỹ chiếm gần 1/6 tổng số ca trên thế giới với hơn 50,7 triệu ca, tại Ấn Độ là hơn 34,6 triệu ca và ở Brazil là hơn 22,1 triệu ca. Xét về số ca tử vong, Mỹ đứng đầu thế giới với 817.798 ca, tiếp đến là Brazil với 616.859 ca, và Ấn Độ với 475.434 ca.
Nhân viên y tế chuẩn bị thiết bị xét nghiệm COVID-19 tại một điểm đỗ xe ở thành phố Daly, bang California (Mỹ). Ảnh: The Chronicle/TTXVN
Châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất, với hơn 83 triệu ca, tiếp đến là châu Âu với hơn 77,9 triệu ca. Khu vực Bắc Mỹ hiện có hơn 60,5 triệu ca nhiễm và Nam Mỹ là hơn 39,1 triệu ca. Con số này ở châu Phi, nơi đầu tiên thông báo phát hiện biến thể Omicron, là hơn 8,9 triệu ca, trong khi châu Đại Dương hiện có 389.442 ca nhiễm.
Tuy nhiên, xét về số ca tử vong, châu Âu đứng đầu thế giới với hơn 1,4 triệu ca, tiếp theo là châu Á với 1.231.861 ca. Bắc Mỹ cũng gần tương đương (1.212.047 ca) trong khi Nam Mỹ có 1.186.176 ca.
Tại châu Á, Bộ Y tế Lào cho biết sau 2 ngày tăng đột biến, ngày 12/12 số ca mắc COVID-19 tại nước này đã giảm mạnh nhưng vẫn ở mức 4 chữ số: 1.274 ca. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục đứng đầu cả nước khi ghi nhận số ca cộng đồng vẫn ở mức cao với 809 ca. Đáng chú ý, số ca tử vong trong 24 giờ qua là cao nhất kể từ đầu dịch đến nay. Tại Malaysia, Bộ Y tế ghi nhận thêm 3.490 ca nhiễm trong ngày 12/12, mức theo ngày thấp nhất kể từ ngày 4/5. Đây cũng là lần đầu tiên số ca nhiễm mới trong ngày xuống dưới mức 4.000 kể từ ngày 16/5. Hàn Quốc cũng trải qua ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm mới xuống dưới mức 7.000 ca.
Tuy nhiên, số ca phải điều trị tích cực đang ở mức cao nhất từ trước tới nay, làm gia tăng lo ngại về sức ép đối với hệ thống y tế trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp hơn với biến thể Omicron. Ngày 12/12, nước này đã ghi nhận thêm 15 ca nhiễm biến thể Omicron, trong đó có 4 người nhập cảnh, nâng tổng số ca nhiễm biến thể này lên 90 ca. Số ca nhiễm biến thể Omicron được cho là có thể sẽ tiếp tục tăng cao vì hiện có 32 người trong diện nghi nhiễm.
Bộ Y tế Israel ngày 12/12 thông báo ghi nhận tổng cộng 55 người nhiễm biến thể Omicron. Trong số này có 36 người trở về từ các nước Nam Phi, Anh, Pháp, Mỹ, UAE, Belarus, Hungary, Italy và Namibia; 11 trường hợp lây nhiễm thứ phát từ những người trở về từ Nam Phi và Anh; và 8 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Trước nguy cơ biến thể mới Omicron có thể gây ra làn sóng dịch bệnh thứ 5, các cơ quan hữu quan Israel đang cân nhắc khả năng siết chặt các biện pháp kiểm soát đồng thời tính đến việc tiêm mũi vaccine bổ sung sau 3 tháng, thay vì 6 tháng như hiện nay.
Video đang HOT
Tại châu Âu, Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ thông báo phát hiện 6 ca nhiễm Omicron đầu tiên. Hiện cả 6 trường hợp nhiễm đều không cần nhập viện điều trị. Cùng ngày, giới chức y tế Anh xác nhận có thêm 633 ca nhiễm Omicron. Đây là ngày Anh ghi nhận số ca nhiễm Omicron tăng cao nhất kể từ khi biến thể mới này xuất hiện tại nước này. Tổng số bệnh nhân nhiễm Omicron được biết đến tại Anh hiện là 1.898 ca.
Cơ quan an ninh y tế của Anh (UKHSA) cho rằng nếu biến thể Omicron tiếp tục lây lan như hiện nay, đến giữa tháng 12/2022, Omicron sẽ trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Anh, chiếm hơn 50% số ca mắc COVID-19 tại nước này. Chính phủ Anh ngày 12/12 thông báo một loạt biện pháp bổ sung nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron, theo đó từ ngày 14/12, những người đã tiêm đủ vaccine nằm trong danh sách người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 sẽ phải xét nghiệm nhanh hàng ngày trong vòng 7 ngày. Những người chưa tiêm hoặc mới tiêm một mũi vaccine sẽ phải tự cách ly trong vòng 10 ngày.
Ngày 12/12, cảnh sát Hà Lan đã phát hiện một đường dây chuyên cung cấp virus SARS-CoV-2 được đựng trong lọ thủy tinh và được vận chuyển qua bưu điện tới những đối tượng phản đối vaccine ngừa COVID-19, để những đối tượng này tự cho virus xâm nhập vào cơ thể nhằm có được sự chứng nhận về hồi phục sau khi mắc COVID-19. Đây là cách thức để những người phản đối vaccine có thể được tự do tham gia các sự kiện đông người tại Hà Lan bao gồm cả các câu lạc bộ đêm.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Chính phủ Hà Lan đã áp dụng lệnh phong tỏa một phần đối với các cửa hàng và nhà hàng (bao gồm cả quán bar và quán cà phê), buộc những cơ sở kinh doanh này đóng cửa từ 17h hôm trước đến 5h hôm sau, trong khi các siêu thị chỉ được phép mở cửa đến 20h. Trong giờ mở cửa, các cửa hàng áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, bắt buộc đeo khẩu trang và người trên 13 tuổi phải xuất trình chứng nhận an toàn COVID-19 (chứng nhận tiêm chủng hoặc phục hồi sau mắc COVID-19) để có thể vào cửa ở một số địa điểm công cộng và các cửa hàng. Vi phạm bất kỳ biện pháp phòng COVID-19 nào của Hà Lan có thể bị phạt tới 95 euro.
Liên quan đến vaccine, Chủ tịch Hiệp hội Y học truyền nhiễm Séc Pavel Dlouhý bày tỏ ủng hộ Sắc lệnh áp dụng tiêm chủng bắt buộc đối với các nhóm nghề nghiệp được lựa chọn và những người trên 60 tuổi. Theo ông, đây là biện pháp cần thiết để giảm bớt ảnh hưởng của đại dịch đối với sức khỏe và cuộc sống của người dân. Người cao tuổi là nhóm dễ bị tổn thương nhất, thường mắc COVID-19 thể nặng và có tỷ lệ tử vong cao.
Trong khi đó, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và nhân viên xã hội được giao trách nhiệm chăm sóc người bệnh, người già và người dễ bị tổn thương cũng nên bắt buộc tiêm phòng để đảm bảo hoạt động an toàn. Ngoài các nhóm người trên, Bộ trưởng Y tế Séc Adam Vojtěch cũng đề xuất tiêm chủng bắt buộc cho các chuyên gia y tế, bao gồm sinh viên y khoa, nhân viên của các cơ sở y tế. Theo ông Vojtěch, việc tiêm chủng bắt buộc này cũng nên áp dụng cho cả nhân viên xã hội, nhân viên cứu hỏa, tình nguyện viên, binh sĩ quân đội, cảnh sát, nhân viên hải quan.
Nhân viên y tế Israel tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 của Pfizer cho người dân tại Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Sheba (Israel) công một kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy tiêm mũi tăng cường sử dụng vaccine của Pfizer có thể làm tăng đáng kể khả năng chống chọi với Omicron, tuy nhiên so với Delta, hiệu quả “phòng vệ” vaccine của Pfizer trước Omicron thấp hơn 4 lần. Cụ thể, kháng thể của những người chỉ tiêm 2 mũi không thể chống trả biến thể Omicron, mặc dù vẫn có khả năng chống chọi với biến thể Delta và chủng gốc của virus SARS-CoV-2. Ở người tiêm đủ 3 mũi, khả năng tạo kháng thể đối với Omicron là có, song lại thấp hơn 4 lần so với đối với Delta.
Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu trước đó của Pfizer khẳng định vaccine của hãng cũng có khả năng phòng ngừa biến thể Omicron. Ở thời điểm chưa có vaccine phòng chống Omicron hiệu quả, nghiên cứu này sẽ là tiền đề để chính phủ các nước cân nhắc thực hiện tiêm mũi tăng cường cho người dân vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tối đa sức khỏe của người dân.
Cùng ngày, Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Anh công bố một báo cáo cho biết ho khan và ngứa họng là những triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở 90% người nhiễm biến thể Omicron. Báo cáo cũng nhận định Omicron lây lan nhanh hơn các biến thể trước, nhưng đến nay chưa có nhiều ca nhiễm biến thể này phải nhập viện. Báo cáo cũng cho biết các triệu chứng ở những người đã tiêm vaccine hoặc đã từng nhiễm COVID-19 được cho là nhẹ hơn so với những người chưa tiêm vaccine. Báo cáo cảnh báo dù rằng đa số các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đều có triệu chứng nhẹ, tuy nhiên việc biến thể có khả năng lây lan nhanh có thể gây quá tải cho hệ thống y tế.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 269 triệu ca
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 10/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 269.002.825 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.307.163 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 242.049.578 người.
Một học sinh được tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 815.269 ca tử vong trong tổng số 50.535.791 ca mắc. Đáng chú ý, dù Mỹ đã đạt mốc tiêm 200 triệu liều vaccine cho người dân, song số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng vọt tại nước này. Theo mạng truyền thông công cộng Mỹ (PBS), số ca mắc mới tại Mỹ đã tăng từ mức trung bình gần 95.000 ca/ngày vào ngày 22/11 lên gần 119.000 ca/ngày trong tuần này, trong khi số ca nhập viện tăng 25% so với một tháng trước.
PBS nêu rõ tỷ lệ khoảng 60% dân số Mỹ tiêm chủng đầy đủ là không đủ để ngăn chặn những điểm nóng về dịch bệnh xuất hiện trở lại. Giới chức y tế nước này cho biết một số yếu tố thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ số ca mắc mới gồm thời tiết lạnh hơn buộc người dân phải ở trong nhà, không đeo khẩu trang, sự xuất hiện của biến thể Omicron và kháng thể trước COVID-19 giảm ở những người được chủng ngừa từ sớm, đặc biệt là những người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vaccine ngừa COVID-19 sẽ kém hiệu quả theo thời gian và với sự xuất hiện của biến thể Omicron, người cao tuổi có xu hướng mất đi khả năng được bảo vệ trước nguy cơ bệnh nặng.
Trong khi đó, biến thể Omicron vẫn tiếp tục lây lan tại nhiều nước trên thế giới. Singapore và Cyprus thông báo ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron, trong khi các nước cũng thông báo sự xuất hiện của biến thể này gia tăng trong cộng đồng.
Cụ thể, ca nhiễm biến thể Omicron tại Singapore là một nữ nhân viên làm việc tại sân bay Changi, 24 tuổi. Với khả năng lây lan cao của biến thể Omicron, Bộ Y tế Singapore nhận định đảo quốc này có thể sẽ ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm biến thể mới này. Tại Cyprus, 3 trường hợp đầu tiên nhiễm Omicron đang được cách ly tại thành phố Limassol ở miền Nam nước này. Không trường hợp nào phải nhập viện và cả 3 đều có lịch sử trở về từ nước ngoài.
Anh thông báo ghi nhận thêm 249 ca nhiễm mới biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, đưa tổng số ca nhiễm biến thể mới này tại Anh lên 817 ca. Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận định tỷ lệ lây nhiễm biến thể Omicron tại nước này có thể tăng gấp đôi trong 2-3 ngày tới. Nhật Bản cũng vừa phát hiện thêm 8 ca nhiễm biến thể Omicron, đưa tổng số ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở nước này lên 12 ca.
Trong khi đó, các chuyên gia về dịch tễ của Hàn Quốc cảnh báo về sự gia tăng sớm số ca mắc COVID-19 ở nước ngày ở mức trên 10.000 ca/ngày, đồng thời khuyến cáo chính phủ tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội mạnh mẽ để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 7.022 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc vượt mốc 500.000, lên 503.606 ca.
Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới trên 7.000 ca. Trong khi đó, số bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng ở nước này là 852 người và có thêm 53 trường hợp tử vong, nâng tổng số người tử vong lên 4.130 người. Tổng số bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron là 63 người, trong đó có 3 trường hợp mới liên quan đến ổ dịch tại một nhà thờ ở thành phố Incheon.
Trước tình hình trên, các nước đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp để vừa phòng, chống sự lây lan của COVID-19, vừa có thể thúc đẩy kinh tế.
Quốc hội liên bang Đức đã thông qua một số sửa đổi trong Luật Bảo vệ chống lây nhiễm COVID-19, trong đó có quy định tiêm chủng bắt buộc đối với một số đối tượng nhất định và thắt chặt các biện pháp phòng dịch. Theo đó, để bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương, tất cả những người làm việc trong bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc người cao tuổi khác đều phải tiêm chủng bắt buộc.
Quy định này cũng áp dụng đối với các cơ sở chăm sóc người khuyết tật, các phòng khám, cơ sở y tế, dịch vụ cấp cứu và các trung tâm giáo dục xã hội. Tương tự, CH Séc cũng đưa ra quy định bắt buộc tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với những người từ 60 tuổi trở lên, các nhân viên y tế, cảnh sát, binh sĩ và lính cứu hỏa. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2022, trong bối cảnh Séc hiện là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới.
Chính phủ Indonesia cũng vừa quyết định cho phép các địa phương trong cả nước bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6-11 tuổi, từ ngày 24/12 tới. Bộ Nội vụ Indonesia cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn tất chỉ tiêu tiêm chủng trên địa bàn, phấn đấu đạt 70% tiêm chủng mũi thứ nhất và 48,57% mũi thứ hai vào cuối năm nay.
Singapore đã ký thỏa thuận mua thuốc kháng thể điều trị COVID-19 có tên Evusheld của hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh). Dự kiến, Singapore sẽ nhận lô thuốc đầu tiên vào cuối năm nay. Giới chức Singapore cho biết cùng với vaccine, Evusheld sẽ cung cấp một lựa chọn phòng ngừa khác cho các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm cả những người bị suy giảm miễn dịch và cơ thể không thể sản sinh mức độ miễn dịch cần thiết sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Một biển báo yêu cầu người dân đeo khẩu trang để phòng dịch COVID-19 tại London, Anh ngày 9/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chính phủ Lào đã thông qua kế hoạch "Vùng xanh du lịch" nhằm mở cửa trở lại một số lĩnh vực của đất nước cho du khách từ tháng 1/2022. Theo đó, du khách Lào và nước ngoài đến các "Vùng xanh du lịch" phải tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 ít nhất 14 ngày trước chuyến đi. Du khách nước ngoài phải xin cấp thị thực trực tuyến, phải có xác nhận xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19 ít nhất 72 giờ trước khi lên máy bay và nhập cảnh Lào, đồng thời phải thực hiện thêm 1 lần xét nghiệm ngay sau khi nhập cảnh.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, du khách sẽ được cách ly tại khách sạn trong 24 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, du khách sẽ được đến "Vùng xanh du lịch". Nếu kết quả dương tính, du khách sẽ phải cách ly 3 ngày trước khi xét nghiệm lại. Nếu thời gian cách ly dài hơn 3 ngày, chi phí của du khách sẽ được trả lại.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, giới chuyên gia y tế cảnh báo việc thế giới vẫn đang loay hoay giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 và đang xa rời mục tiêu bao phủ vaccine cho khu vực Nam bán cầu có thể dẫn đến nguy cơ làm xuất hiện những biến thể mới nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2. Ông Madhukar Pai, Giáo sư thuộc Khoa Dịch tễ học và thống kê sinh vật học tại Đại học McGill, khẳng định tình trạng bất bình đẳng về vaccine vẫn tiếp diễn khi biến thể Omicron xuất hiện. Mỹ và một số quốc gia giàu có khác đang thúc đẩy chiến dịch tiêm mũi tăng cường vaccine, trong khi đó mới chỉ 7% dân số châu Phi đã tiêm đủ liều.
Những con số đáng lo ngại về dịch COVID-19 tại Hàn Quốc, Pháp và Anh Ngày 9/12, Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở mức trên 7.000 ca, trong khi số bệnh nhân nguy kịch tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay trong bối cảnh thời tiết lạnh hơn và hiệu quả của vaccine giảm dần. Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc...