Tình hình dịch COVID-19 đã lắng dịu tại châu Âu
Số liệu cập nhật của hãng tin Reuters (Anh) ngày 4/6 cho thấy toàn châu Âu tới nay ghi nhận tổng cộng khoảng 46.750.000 ca mắc và 1.224.000 ca tử vong vì COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn số liệu thống kê trên cho biết tính trung bình trong 7 ngày qua tại châu Âu, 5 quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc mới mỗi ngày nhất là Nga (9.166), Pháp (8.350), Đức (4.480), Tây Ban Nha (4.262) và Anh (3.743).
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, 5 quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất là Nga (380), Đức (151), Ukraine (126), Pháp (95) và Ba Lan (91). Nhìn chung, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 tại các quốc gia châu Âu đã giảm đáng kể so với giai đoạn đỉnh dịch trong quý I/2021, thời điểm một số nước ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày (Pháp 43.098 ca, Đức 16.363 ca hôm 21/4).
Tương tự xu hướng tích cực của châu Âu, trong tuần qua, tình hình dịch COVID-19 tại Bỉ tiếp tục hạ nhiệt khi nước này vẫn duy trì các biện pháp hạn chế tiếp xúc, tránh tụ tập đông người, các nhà hàng, quán cà phê, quán bar chỉ được phép phục vụ khách ngoài trời… Hơn nữa, đây cũng là kết quả của chiến dịch tiêm phòng tại Bỉ khi mà đã có hơn 50% số người trên 18 tuổi tại nước này được tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19.
Theo số liệu mới nhất của Viện Y tế quốc gia Bỉ, số bệnh nhân mắc COVID-19 được chăm sóc đặc biệt ở các khoa hồi sức cấp cứu tại nước này đã giảm xuống dưới 400 ca.
Trong ngày 3/6, trên toàn lãnh thổ Bỉ có tổng cộng 1.063 bệnh nhân COVID-19 đang nằm viện, ít hơn 59 người so với ngày 1/6, trong đó 364 ca (giảm 13 ca) đang được điều trị hồi sức cấp cứu và 240 ca (giảm 9 ca) đang được thở máy.
Trong 2 tuần qua, số bệnh nhân phải hồi sức cấp cứu đã giảm từ 540 ca xuống dưới ngưỡng 400 ca. Đây được xem là mốc quan trọng để Ủy ban tham vấn về COVID-19 ra quyết định nới lỏng hơn các quy định hạn chế về phòng dịch COVID-19 tại Bỉ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 9/6 tới).
Theo Viện Y tế quốc gia Bỉ, từ ngày 27/5 – 2/6, trung bình có 78 ca nhập viện mỗi ngày, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái và ít hơn 100 ca so với đầu tháng 5 vừa qua. Từ ngày 25-31/5, trung bình 1.875 ca mắc mới được phát hiện mỗi ngày, giảm 8% so với tuần trước. Đây là diễn biến rất khả quan về số liệu các ca mắc mới tại Bỉ.
Video đang HOT
Kể từ đầu đại dịch đến nay, Bỉ ghi nhận tổng cộng 1.066.957 ca mắc COVID-19, trong đó có 24.995 ca tử vong. Tính đến ngày 3/6, hơn một nửa người trưởng thành tại nước này (52,1%, tương đương 4,8 triệu người) đã được tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19. Trong số này, 2.270.506 người đã tiêm đủ cả hai liều.
Chủ tịch TPHCM nói lý do dừng các chốt kiểm soát Covid-19 tại cửa ngõ
Chủ tịch UBND TPHCM cho biết việc dừng hoạt động các chốt, trạm kiểm dịch cấp thành phố phù hợp với diễn biến tình hình dịch Covid-19 và giúp địa bàn củng cố lại lực lượng trong đợt bùng phát dịch.
Trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại, có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, TPHCM đã tái thiết lập các chốt kiểm soát dịch bệnh tại khu vực cửa ngõ từ 0h ngày 15/5. Lực lượng y tế, công an, quân đội duy trì hoạt động những trạm, chốt này.
Sau nửa tháng duy trì hoạt động, chính quyền thành phố đã quyết định tạm dừng hoạt động 69 chốt, trạm kiểm dịch tại cửa ngõ từ 17h ngày 1/6.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chia sẻ, dù dịch Covid-19 vẫn đang phức tạp, quyết định này phù hợp với diễn biến hiện tại.
Từ 0h ngày 15/5, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại các cửa ngõ TPHCM chính thức đi vào hoạt động (Ảnh: Hải Long).
Khu cửa ngõ không còn cần thiết
Người đứng đầu chính quyền thành phố cho hay, hiện tại, các địa phương đã tạm dừng các phương tiện vận tải di chuyển đến địa bàn TPHCM, việc tổ chức các chốt, trạm kiểm dịch không còn cần thiết như thời điểm trước đây.
Ngoài ra, chính quyền và lực lượng chức năng thành phố sẽ tính tới các giải pháp khác nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh trên địa bàn.
"TPHCM chỉ dừng các chốt, trạm kiểm soát dịch cấp thành phố ở khu vực cửa ngõ. Các chốt, trạm kiểm dịch cấp dưới vẫn hoạt động tùy theo diễn biến từng nơi", ông Nguyễn Thành Phong thông tin.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết việc dừng các chốt, trạm kiểm dịch ở cửa ngõ phù hợp với tình hình hiện tại (Ảnh: Quang Huy).
Cụ thể, theo chỉ đạo của UBND TP, từ 17h ngày 1/6, tổ trưởng các chốt, trạm căn cứ tình hình thực tế để chủ động rút lực lượng kiểm soát, đảm bảo trật tự, an toàn. Còn đối với cấp quận, huyện, chính quyền địa phương có nhiệm vụ cân nhắc, chủ động thành lập chốt, trạm trên địa bàn, phù hợp với tình hình.
Nói về những vướng mắc của quận Gò Vấp những ngày đầu phong tỏa theo chỉ thị 16, Chủ tịch UBND TPHCM thừa nhận, vì lần đầu thực hiện phong tỏa theo từng khu vực, những vướng mắc vẫn tồn tại. Tuy nhiên, tinh thần của thành phố là khó khăn tới đâu, tìm biện pháp và giải quyết tới đó.
"Trong hôm qua, UBND TPHCM đã giao Phó Chủ tịch Dương Anh Đức xuống chủ trì xử lý những vướng mắc của quận Gò Vấp. Thành phố sẽ có một tổ công tác thường xuyên để hỗ trợ cho địa bàn quận", Chủ tịch UBND TPHCM thông tin.
Cần có giải pháp hoàn thiện hơn
Tại buổi làm việc với quận Gò Vấp chiều 1/6, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức nhận định giải pháp mà quận áp dụng tại các chốt chặn những ngày vừa rồi chưa chuẩn.
Phương án ông Dương Anh Đức đề xuất, thay vì kiểm soát toàn diện, quận cần cân nhắc các chốt thực hiện kiểm tra xác suất, lập chốt lớn, chốt nhỏ đan xen ở từng địa bàn theo mức độ dịch bệnh.
"Thực tế cho thấy số người mắc Covid-19 không có triệu chứng rất nhiều. Các trạm chốt khó để phát hiện", Phó Chủ tịch UBND TPHCM nhận định.
Tình trạng ùn ứ diễn ra tại quận Gò Vấp những ngày đầu phong tỏa (Ảnh: Hải Long).
Bên cạnh đó, ông Dương Anh Đức cũng đề nghị quận Gò Vấp lập danh mục cụ thể những loại hình sản xuất, kinh doanh được duy trì hoạt động trên địa bàn quận. Với những cơ sở được phép hoạt động phải để người lao động vào làm việc nhưng cần yêu cầu cam kết chỉ đến/ở tại nơi làm việc.
Đối với vấn đề của quận Gò Vấp, các chuyên gia dịch tễ cho rằng chưa có phương án khả thi hơn việc phong tỏa, cách ly trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hướng dẫn người dân hiểu rõ những điều cần lưu ý tại khu vực phong tỏa.
PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng) góp ý, TPHCM và quận Gò Vấp cần xác định trục giao thông liên quận, liên tỉnh để cho các phương tiện đi qua, tránh ùn tắc. Ngoài ra, cần quy định rõ các biện pháp như xe cộ không dừng, đón người khi đi qua vùng dịch.
"Đặc biệt, chính quyền cần cân nhắc trong việc cấm các hoạt động đi lại mà gây ảnh hưởng tới việc lao động, sản xuất của người dân, gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân một cách không đáng có, trên cơ sở đảm bảo phòng chống dịch", nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhìn nhận.
Tối 1/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM thông tin trên địa bàn tiếp tục ghi nhận thêm 19 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 liên quan tới chuỗi lây nhiễm từ điểm thánh truyền giáo Phục Hưng.
Tính đến nay, TPHCM ghi nhận 208 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Trong đó, 200 bệnh nhân liên quan tới chuỗi lây nhiễm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Quận Gò Vấp là địa bàn có số trường hợp mắc Covid-19 liên quan đến hội thánh nhiều nhất với 58 bệnh nhân.
3 nữ nhân viên thẩm mỹ viện Amida khỏi Covid-19 Các bệnh nhân này đều có kết quả xét nghiệm 4 lần âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 28/5, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã cho 4 bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện. Trong số này, 3 người là nhân viên của thẩm mỹ viện Amida ở 222 Phan Chu Trinh, TP Đà...