Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 11/10
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21 giờ 30 ngày 11/10 theo giờ Việt Nam, toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 37.555.134 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.078.715 ca tử vong.
Có hơn 28,17 triệu bệnh nhân hồi phục, tuy nhiên vẫn còn khoảng 1% số bệnh nhân COVID-19 đang phải điều trị tích cực.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ ngày 8/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
My tiêp tuc la quôc gia chiu anh hương năng nê nhât vơi 7.949.913 ca măc va 219.304 ca tư vong. Tiêp đên la Ân Đô vơi 7.063.955 ca măc va 108.412 ca tư vong, Brazil vơi 5.091.840 ca măc va 150.236 ca tư vong.
Tai châu A, tình hình dịch COVID-19 đang nong lên tại nhiều nước Đông Nam Á với hàng nghìn ca măc mới mỗi ngày. Cu thê, Bộ Y tế Indonesia xác nhận trong 24 giờ qua, đã có thêm 4.497 bệnh nhân mới nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 333.449 ca. Sô ca tử vong do COVID-19 tại Indonesia hiện là 11.844 ca.
Cùng ngày, Malaysia thông báo thêm 561 ca măc và 2 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tại nước này lên lần lượt là 15.657 ca và 157 ca. Đa số các ca mắc mới tập trung ở bang Sabah trên đảo Borneo. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Chinh phu Malaysia đã triên khai hơn 1.100 binh lính đến bang Sabah để tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch.
Thái Lan cùng ngày đã thắt chặt an ninh tại cửa khẩu thương mại biên giới chính với Myanmar ở huyện Mae Sot thuộc tỉnh Tak sau khi phát hiện 3 công dân Myanmar có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 tại biên giới Thái Lan. Theo đó, các phương tiện không được phép vào thị trấn biên giới và phải rời khỏi đất Thái Lan trong vòng 7 giờ. Tỉnh Tak cũng yêu cầu các phương tiện của Thái Lan qua biên giới đến thị trấn Myawaddy ở Myanmar phải quay trở lại trong vòng 7 giờ.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh có sự cải thiện khiến Australia cân nhắc việc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước, còn Hàn Quốc cũng nới lỏng quy định giãn cách xã hội.
Cảnh vắng vẻ trong công viên Hyde Park ở Sydney, Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết ông đã thảo luận với những người đồng cấp ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Thái Bình Dương về việc nới lỏng các hạn chế đi lại với các nước này. Bắt đầu từ ngày 15/10, Chính phủ Australia sẽ cho phép các công dân New Zealand nhập cảnh vào một số bang của nước này mà không cần kiểm dịch, bao gồm bang New South Wales, Vùng lãnh thổ thủ đô, Canberra và Vùng lãnh thổ Bắc Australia.
Trong khi đó, Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng một số quy định về giãn cách xã hội, qua đó cho phép các địa điểm giải trí ban đêm được mở cửa trở lại và khán giả được tới xem các sự kiện thể thao, trong bối cảnh các ca mắc mới COVID-19 giảm mạnh về mức 2 chữ số trong 2 tuần qua. Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết theo quyết định này, nước này sẽ hạ mức giãn cách xã hội từ cấp độ 2 xuống cấp độ 1 trên toàn quốc, bắt đầu từ ngày 12/10.
Tại Trung Đông, Chính phủ Liban thông báo sẽ ban hành lệnh phong tỏa đối với gần 170 ngôi làng và thị trấn vào tuần tới, bắt đầu từ 6 giờ sáng ngày 12/10. Ngoài ra, các quán bar và hộp đêm trên toàn quốc cũng phải đóng cửa cho tới khi có thông báo tiếp theo. Liban đã ghi nhận 52.558 ca mắc COVID-19, trong đó có 455 ca tử vong.
Iran cùng ngày ghi nhận thêm 251 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng số trường hợp không qua khỏi lên 28.544 ca. Số ca mắc tại nước này hiện là 500.075 ca, tăng 3.822 ca. Ngày 11/10, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Ali Akbar Salehi là quan chức mới nhất có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Iran có kế hoạch bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng ở các thành phố lớn khác, bên cạnh thủ đô Tehran.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở Moskva, Nga ngày 9/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Âu, Nga ngày 11/10 ghi nhận 13.624 ca mắc mới, mức cao nhất trong 1 ngày, nâng tổng số ca mắc lên 1.298.718 ca. Trong 24 giờ qua cũng đã có thêm 149 người tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 22.597 ca.
Bất chấp số ca mắc mới tiếp tục tăng cao, Thị trưởng thủ đô Moskva Sergei Sobyanin cho biết chính quyền thành phố sẽ không đề xuất phương án cách ly, mà chỉ yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện phương án “làm việc từ xa”, do đây là phương án nhẹ nhàng nhất không buộc một thành phần kinh tế nào phải đóng cửa.
Thành phố Stuttgart thuộc bang Baden-Wrttemberg ở Tây Nam nước Đức đã được xếp vào danh sách khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm dịch COVID-19, sau khi tỷ lệ lây nhiễm ở thành phố này vượt mức 50 ca/100.000 dân trong 7 ngày qua. Bên cạnh việc cấm các cuộc tụ tập riêng tư với hơn 25 người trong thành phố, chính quyền Stuttgart sẽ áp đặt quy định hạn chế đồ uống có cồn, bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng và giới hạn thời gian mở cửa và hoạt động đối với các nhà hàng, quán bar, quán rượu. Chính quyền thành phố cũng khuyến khích người dân làm việc tại nhà. Ngày 10/10, Đức đã ghi nhận 4.721 ca nhiễm mới, vượt mốc 4.000 ca trong ngày thứ ba liên tiếp.
Tại CH Séc, số ca mắc mới tăng mạnh trong những tuần gần đây cũng khiến chính phủ nước này thông báo sẽ siết chặt các biện pháp chống dịch từ ngày 14/10 tới, song sẽ tránh áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc. Trong tuần qua, số bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 đã tăng vọt 76% lên 2.085 người, làm gia tăng lo ngại các bệnh viện quá tải.
Tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, thống kê mới nhất của hãng tin AFP cho thấy khu vực này đã ghi nhận tổng cộng 10.068.397 ca mắc, trong đó có 368.186 ca tử vong. Khu vực châu Phi cũng đã ghi nhận 1.571.469 ca mắc, trong đó có 37.886 ca tử vong.
Trung Quốc phát triển tiêm kích tàng hình hai chỗ
Trung Quốc đang phát triển tiêm kích tàng hình chỗ ngồi hai bên dựa trên mẫu J-20, đóng vai trò máy bay cảnh báo sớm và trung tâm chỉ huy.
Viện Thiết kế máy bay Thành Đô (CADI), đơn vị chịu trách nhiệm phát triển chương trình J-20, đang nghiên cứu mẫu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới. Mẫu tiêm kích này được cải tiến trên nền tảng tiêm kích tàng hình J-20, theo báo cáo được công ty Quantum Defence Cloud Technology có trụ sở tại Thâm Quyến công bố hồi đầu tuần trước.
Báo cáo này bao gồm bản phác thảo thiết kế của mẫu tiêm kích tàng hình có hai chỗ song song trong buồng lái, gần giống cách bố trí buồng lái tiêm kích bom Su-34 của Nga. Việc bố trí phi công ngồi cạnh nhau trong buồng lái giúp họ liên lạc và chia sẻ thông tin hiệu quả hơn so với cách sắp xếp chỗ ngồi trước sau.
"Mẫu máy bay thế hệ mới với khả năng tàng hình và bay vượt âm, có thể chỉ huy các máy bay không người lái (UAV), tiêm kích và thậm chí cả bệ phóng trên mặt đất, chiến hạm nổi lẫn tàu ngầm, biến nó thành một mẫu máy bay cảnh báo sớm cỡ nhỏ", báo cáo của CADI cho biết.
Phác thảo biến thể chỗ ngồi hai bên của tiêm kích J-20. Đồ họa: CADI.
Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết mẫu máy bay này sẽ được trang bị vũ khí không đối không mới và không được sử dụng làm oanh tạc cơ, trái với đồn đoán trên truyền thông Trung Quốc.
"Đây không phải oanh tạc cơ thực sự. Để duy trì khả năng tàng hình và tính cơ động, toàn bộ tên lửa cần được đặt bên trong khoang vũ khí, do đó máy bay chỉ có thể mang theo vũ khí đối không hạng nhẹ", nguồn tin cho biết.
Các loại tên lửa hạng nặng có thể tấn công mục tiêu dưới đất và trên biển chỉ có thể lắp trên giá treo dưới cánh, làm giảm đáng kể khả năng tàng hình của mẫu máy bay mới.
"Tất cả oanh tạc cơ mang vũ khí hạng nặng đều dễ dàng bị lưới phòng không đối phương phát hiện", nguồn tin cho biết. "Do đó, mẫu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi này không thể gây ra bất cứ mối đe dọa nào với căn cứ quân sự hoặc các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ", nguồn tin cho biết.
Phần lớn máy bay huấn luyện và một số oanh tạc cơ bố trí phi công chính chuyên điều khiển ngồi phía trước, phi công phụ điều khiển vũ khí ngồi phía sau. Thiết kế của mẫu tiêm kích tàng hình dựa trên J-20 với chỗ ngồi hai bên được giới chuyên gia nhận định là "đáng chú ý".
Tiêm kích J-20 của tại Triển lãm hàng không Quốc tế Trung Quốc ở thành phố Chu Hải, tháng 11/2018. Ảnh: AP.
Chuyên gia quân sự tại Hong Kong Tống Trung Bình cho rằng J-20 có thể được nâng cấp và sửa đổi thành các biến thể khác nhau do khả năng phát hiện mục tiêu mạnh mẽ, kết nối thông tin tình báo đa kênh và tác chiến điện tử.
"Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển mẫu máy bay mới nếu nó có thiết kế chỗ ngồi hai bên. Hình dáng khí động học của máy bay sẽ có những thay đổi lớn", Tống Trung Bình nói. "Mẫu máy bay sau đó sẽ không còn giống J-20 mà trở thành một kiểu máy bay mới".
CADI và Viện Thiết kế máy bay Thẩm Dương (SADI), đơn vị phát triển tiêm kích hạm J-15, đang chạy đua trong chương trình chế tạo tiêm kích mới có khả năng cạnh tranh với tiêm kích hạm thuộc dòng F-35 của Mỹ.
Covid-19 phá nát giấc mơ của tầng lớp trung lưu Ấn Độ Cho tới cuối tháng 3, Ashish Kumar vẫn đang sản xuất hộp nhựa đựng sôcôla cho Ferrero Rocher và thìa nhựa cho trứng Kinder Joy. Với tấm bằng về công nghệ khuôn nhựa, chàng trai 20 tuổi đã đặt bước chân đầu tiên lên nấc thang sự nghiệp mà mình đã chọn. Trong khi em trai của Kumar là Aditya chọn nghề luật,...