Tình hình dịch bệnh: Có nhiều diễn biến phức tạp
Kết quả sơ kết công tác y tế 9 tháng năm 2012 cho thấy, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trong việc giảm tải BV thì vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp…
Theo đánh giá của ngành y tế, trong thời gian qua tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp trên nhiều phương diện, nhiều địa phương. Ở thời điểm hiện tại, một số dịch bệnh bùng phát mạnh ở nhiều địa phương như: tay – chân – miệng, rubella. Cùng đó là các dịch bệnh vẫn lưu hành như cúm A/H1N1, sốt xuất huyết… đe dọa sức khỏe của người dân tại nhiều vùng miền.
Năm 2011 không ghi nhận trường hợp mắc cúm A/H5N1 nhưng 9 tháng đầu năm 2012 ghi nhận 4 trường hợp mắc, trong đó có 2 ca tử vong. Trong 9 tháng ghi nhận một số ổ dịch cúm gia cầm mới phát sinh ở các tỉnh Ninh Bình, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Kạn… Các trường hợp mắc và tử vong đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm chết, tuy nhiên không có liên quan dịch tễ với nhau.
Cần cảnh giác với dịch bệnh để không phải vào bệnh viện.
Video đang HOT
Số ca mắc sốt xuất huyết là 57.853 (tăng 19% so với cùng kỳ năm 2011), trong đó 46 người tử vong (tăng 12% so với cùng kỳ 2011), tập trung chủ yếu tại các tỉnh, TP miền Nam.
Từ đầu năm đến ngày 30-9, cả nước ghi nhận 110.674 ca mắc bệnh tay – chân – miệng tại 63 địa phương, trong đó 41 ca tử vong tại 15 tỉnh, TP. Riêng 2 tuần đầu tháng 10 đã ghi nhận thêm 6.000 người mắc và 1 người tử vong. Với bệnh dại, trong 9 tháng đầu năm cũng ghi nhận 74 trường hợp tử vong. Có đến 83,3% tập trung ở các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hà Giang, Điện Biên, Yên Bái, Phú Thọ, Cao Bằng, Tuyên Quang…
Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng thực tế cho thấy, một số địa phương, chính quyền vẫn chưa thực sự quan tâm, kịp thời đầu tư, hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh. Việc thu nhập thông tin về tình hình dịch bệnh tại các khu vực tiếp giáp biên giới với nước ta còn nhiều khó khăn nên còn bị động trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.
Lãnh đạo ngành Y tế cho biết, tới đây sẽ tăng cường công tác dự phòng, ngăn chặn và dập dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Xây dựng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh chủ động phòng chống dịch bệnh.
Theo plxh
Xuất hiện loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm
Sở Y tế TP.Đà Nẵng ngày 21.9 cho biết dịch bệnh đang bùng phát phức tạp tại địa phương với 5 "điểm nóng" bệnh sốt xuất huyết và 83% xã, phường có bệnh tay chân miệng với gần 2.800 bệnh nhân.
Hiện toàn TP.Đà Nẵng ghi nhận 2.772 ca mắc bệnh tay chân miệng (1 ca tử vong tại Q.Cẩm Lệ), gấp 6,62 lần so với cùng kỳ năm 2011.
Dịch bệnh tay chân miệng có rải rác ở 46/56 xã, phường, 27 ổ dịch liên quan đến trường học và 154 ổ dịch tại cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết có 97 ca, tăng 67,24% so với cùng kỳ 2011, có 7 ổ dịch nhỏ tại cộng đồng và đặc biệt là 5 điểm "nóng" về bệnh sốt xuất huyết ở P.Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam, Thuận Phước (Q.Hải Châu), Khuê Trung (Q.Cẩm Lệ) và xã Hòa Tiến (H.Hòa Vang).
Phun thuốc phòng chống dịch tại TP.Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn Tú
* Sáng 20.9, UBND TP.Đà Nẵng họp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện về việc tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng, cúm A/H5N1, sốt xuất huyết trên địa bàn.
Ông Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết trên địa bàn TP.Đà Nẵng đã xuất hiện loài muỗi Aedes albopictus (còn gọi là muỗi hổ châu Á, hay muỗi rừng ban ngày). Đây là loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, thường sống ở bụi cây, đám cỏ ngoài nhà và có khả năng truyền vi rút qua trứng (trực hệ).
Ông Chiến cảnh báo, vệ sinh môi trường tại các khu công nhân và sinh viên đã xuống cấp trầm trọng, đồng thời mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang cho biết thêm, dịch sốt xuất huyết tại miền Trung đang gia tăng theo chiều hướng khó kiểm soát.
Hiện có tổng cộng hơn 4.140 ca mắc bệnh trên 11 tỉnh, thành với 4 ca tử vong ở Bình Thuận và Bình Định.
Theo TNO
Bệnh tay chân miệng tăng cao tại Cần Thơ Bác sĩ Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, ngày 12.10 cho biết tính từ đầu năm đến ngày 10.10 toàn thành phố phát hiện 1.241 ca bệnh tay chân miệng, trong đó có 2 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm trước, số ca bệnh tăng 34,31%, số người tử vong tăng 200%. Bệnh nhân tập...