Tình hình để lộ bí mật Nhà nước trên mạng xảy ra nghiêm trọng
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, tội phạm có tổ chức, nhất là đâm thuê chém mướn, truy sát nhau, tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá có dấu hiệu phức tạp trở lại.
Sáng 28.10, thay mặt Chính phủ, Thượng tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an – đã trình bày Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2016 trước Quốc hội.
Theo Thượng tướng Tô Lâm, về tình hình tội phạm năm 2016, hoạt động của các loại tội phạm đã được kiềm chế, đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; số vụ án khởi tố mới là hơn 70 nghìn vụ, với hơn 102 nghìn bị can, giảm 2,79% số vụ so với năm 2015. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật một số địa bàn và khu vực còn diễn biến phức tạp, nổi lên là các thế lực bên ngoài, số đối tượng chống đối chính trị trong nước tiếp tục liên kết trong, ngoài tăng cường lôi kéo kích động, tập trung đông người gây rối an ninh trật tự. Tình hình lộ, lọt bí mật của Nhà nước trên mạng Internet xảy ra nghiêm trọng, an toàn tiếp tục bị đe dọa.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
Về tội phạm, xâm phạm trật tự xã hội đã phát hiện: Khởi tố điều tra 42.846, 64.165 bị can, trong đó số tội giết người giảm 8,11%, hiếp dâm giảm 27,56%, cưỡng đoạt tài sản giảm 8,02%…
Video đang HOT
“Tuy nhiên tội phạm có tổ chức, nhất là đâm thuê chém mướn, truy sát nhau, tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá có dấu hiệu phức tạp trở lạ. Giết người do mâu thuẫn, thù tức cá nhân xảy ra nhiều, xảy ra một số vụ thanh, thiếu niên giết người do ảnh hưởng của trò chơi điện tử trên Internet, mâu thuẫn trên mạng xã hội. Số vụ chống người thi hành công vụ tuy giảm nhưng hành vi ngày càng manh động, liều lĩnh” – Thượng tướng Tô Lâm cho biết.
Về tội phạm kinh tế, tham nhũng: Đã phát hiện khởi tố điều tra 1.284 vụ, 2.025 bị can về tội phạm xâm phạm quản lý, xâm phạm trật tự xã hội kinh tế, 182 vụ, 374 bị can tội phạm tham nhũng…
Tội phạm lợi dụng hoạt động kinh doanh đa cấp, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản phát triển nhanh. Buôn lậu, gian lận thương mại chủ yếu trên các tuyến biên giới, đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không, đường biển đã phát hiện, khởi tố điều tra 282 vụ, 340 bị can về môi trường, nổi lên các hoạt động xả thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, hủy hoại rừng, khai thác vận chuyển buôn bán trái phép lâm sản.
Tình hình tội phạm ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp trên các tuyến biên giới Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, tuyến biển và tuyến hàng không quốc tế. Đối tượng tội phạm sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng chống trả quyết liệt khi bị bắt giữ, phát hiện.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, tình hình tội phạm do nhiều nguyên nhân: Kinh tế còn khó khăn, tình trạng thiếu việc làm tạo áp lực lớn, tác động tiêu cực từ các ấn phẩm đồi trụy, các trò chơi bạo lực trên mạng game online, sự xuống cấp về đạo đức lối sống trong một bộ phận, nhất là thanh, thiếu niên đáng báo động; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn sơ hở; cấp ủy chính quyền cơ sở một số nơi chưa thực sự quyết liệt lãnh đạo kiểm tra, giám sát… Công tác nắm tình hình, giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong các đơn vị cơ quan, gia đình có lúc chưa kịp thời…
Theo Danviet
Để cửa đóng dấu 'mật', khác nào cấm dân tiếp cận thông tin
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu ý kiến như trên tại phiên làm việc sáng nay (14-1) của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật tiếp cận thông tin (Luật TCTT).
"Anh cho người ta có quyền đóng dấu mật, họ đóng mật phát là xong. Anh phải quy định thông tin nào không phải là mật, thông tin nào là mật. Chứ để cửa cho người ta quyền đóng dấu mật là thôi, là cấm người dân tiếp cận thông tin", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Liên quan đến thông tin thuộc bí mật nhà nước (khoản 2, điều 1, dự thảo Luật TCTT), dự thảo luật quy định việc tiếp cận các thông tin thuộc về bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Về nội dung này, trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về dự án Luật TCTT, Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý cho hay có ý kiến cho rằng việc bảo vệ bí mật nhà nước được quy định trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước là không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. "Vấn đề bảo vệ bí mật nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với quyền tiếp cận thông tin của công dân. Cụ thể, nếu thông tin mật không được xác định đúng, không được giải mật kịp thời sẽ làm hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân", ông Lý nói.
Cũng theo ông Lý, theo quy định của Hiến pháp, việc hạn chế quyền công dân chỉ có thể được quy định bằng luật. Theo đó, ông Lý đề nghị UBTVQH yêu cầu các cơ quan hữu quan khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật bảo vệ bí mật Nhà nước đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
Giải trình thêm về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định: "Đối với tài liệu mật thì có quy trình giải mật và trong luật này cũng quy định rồi, giải mật thì công dân có quyền yêu cầu cung cấp. Mật thì có quy định rồi và trong luật cũng quy định ở cấp độ nào sẽ được tiếp cận các thông tin mật ở các lĩnh vực để phục vụ nghiên cứu. Thông tin nào thuộc về công khai đã được giải mật thì người dân được tiếp cận".
Trước phần giải trình trên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải quy định rõ trong Luật TCTT thông tin gì được tiếp cận, thông tin gì hạn chế tiếp cận, chứ không chờ luật khác quyết định. "Luật bảo vệ bí mật nhà nước không thể quy định hạn chế quyền tiếp cận thông tin mà chỉ quy định bảo vệ bí mật nhà nước thế nào, giải mật thế nào. Phải như vậy Luật TCTT này mới có giá trị", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Các ý kiến khác tại UBTVQH cũng tán thành với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội.
Trọng Phú
Theo_PLO
Có nên quy định người bào chữa có quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại Điều 128. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa thực hiện các quyền của mình theo quy...