Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến trưa 21-3
Bộ trưởng Y tế Malaysia bị chỉ trích vì nói uống nước ấm có thể ngăn COVID-19. WHO cảnh báo người trẻ về dịch COVID-19.
Báo South China Morning Post (SCMP) dẫn số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết tính đến 13 giờ 50 phút ngày 21-3, tổng số ca tử vong trên toàn cầu vì dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (dịch COVID-19) là 11.176. Tổng số ca nhiễm là 262.834. Có 88.746 ca được chữa khỏi.
Trung Quốc có 81.008 ca nhiễm, trong đó 3.255 người đã tử vong.
SCMP cập nhật số liệu về tình hình dịch COVID-19 trên toàn thế giới.
Tổng số ca tử vong ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục tính tới nay là 7.921 ca.
Trong đó, Ý cao nhất với 4.032 ca, Iran cao thứ hai với 1.433 ca, Tây Ban Nha cao thứ ba với 1.002 ca.
Pháp 450 ca, Mỹ 201 ca, Anh 178 ca (đã tính một ca của quần đảo Cayman – lãnh thổ hải ngoại của Anh), Hàn Quốc 94 ca, Đức 44 ca, Thụy Sĩ 43 ca, Nhật Bản 41 ca (đã tính 8 ca trên tàu du lịch Diamond Princess neo tại nước này), Bỉ 37 ca, Indonesia 32 ca, Philippines 19 ca, Thụy Điển 16 ca, San Marino 14 ca, Iraq 12 ca, Brazil 11 ca.
Các nước có số ca tử vong dừng ở một con số: Đan Mạch – Thổ Nhĩ Kỳ – Canada (chín), Ai Cập – Algeria (tám); Na Uy – Úc – Ecuador (bảy); Áo – Hy Lạp – Bồ Đào Nha (sáu); Luxembourg – Ba Lan (năm); đặc khu Hong Kong – Ấn Độ – Lebanon (bốn); Malaysia – Ireland – Pakistan – Bulgaria – Morocco (ba); UAE- Đài Loan – Argentina – Albania – CH Dominican – Ukraine – Singapore (hai).
Các nước có một ca tử vong: Israel – Slovenia – Thái Lan – Peru – Nga – Mexico – Panama – Hungary – Costa Rica – Croatia – Colombia – Moldova – Tunisia -Burkina Faso – Bangladesh – Jamaica – Cuba – Guatemala – Guyana – Sudan.
Việt Nam hiện ghi nhận 91 ca nhiễm COVID-19, trong đó 16 ca đã chữa khỏi.
Thái Lan thêm 89 ca nhiễm COVID-19, mức tăng cao nhất từ khi có dịch
Thái Lan ngày 21-3 thông báo ghi nhận 89 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 411. Đây là mức tăng ca nhiễm trong một ngày cao nhất ở nước này kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Các tình nguyện viên đeo khẩu trang và găng tay cùng nhau quét dọn khu chợ cuối tuần Chatuchak ở Thái Lan. Ảnh: AP
Bộ Y tế Công cộng Thái Lan cho biết trong số 89 ca nhiễm mới có nhiều trường hợp liên quan tới các sân vận động quyền anh – nguồn lây nhiễm lớn nhất tại nước này đến nay.
Hiện Thái Lan có một ca tử vong vì COVID-19.
Từ ngày 22-3, tất cả hành khách cả ở Thái Lan lẫn nước ngoài sẽ cần phải có giấy chứng nhận sức khỏe trước khi đi vào Thái Lan.
Singapore xác nhận hai ca đầu tiên tử vong vì COVID-19
Hai người gồm một phụ nữ Singapore 75 tuổi và một đàn ông Indonesia 64 tuổi là hai trường hợp đầu tiên tử vong vì COVID-19 tại Singapore.
Theo Bộ Y tế Singapore, cả hai qua đời tại một bệnh viện địa phương.
Video đang HOT
Nữ bệnh nhân được xác định nhiễm COVID-19 hôm 23-2. Bà bị bệnh tim mãn tính và có tiền sử cao huyết áp.
Nam bệnh nhân Indonesia cũng có tiền sử bệnh tim. Ông được xác nhận nhiễm COVID-19 hôm 14-3.
Trước thông báo này, Singapore ghi nhận 385 ca nhiễm COVID-19, trong đó 131 ca đã hồi phục, 16 người trong tình trạng nguy kịch.
Singapore đã cấm các cuộc tụ tập trên 250 người cho tới cuối tháng 6 và yêu cầu giữ khoảng cách với nhau ít nhất 1 m nhằm ngăn chặn virus lây lan.
Nhà hàng và trung tâm giải trí được phép mở cửa trong thời gian này nhưng khoảng cách giữa các bàn và ghế ngồi phải đảm bảo ít nhất 1 m.
Chính quyền cũng yêu cầu các nhà tuyển dụng đưa ra biện pháp giảm tiếp xúc vật lý gần giữa các nhân viên và tạo điều kiện làm việc từ xa nếu có thể.
Bộ trưởng Y tế Malaysia bị chỉ trích vì nói uống nước ấm có thể ngăn COVID-19
Theo báo The Guardian, Bộ trưởng Y tế Malaysia – Tiến sĩ Adham Baba đã bị chỉ trích vì cho rằng uống nước ấm có thể ngăn COVID-19. Các chuyên gia chỉ ra rằng tuyên bố của ông Baba không dựa trên bằng chứng, và mọi người nên làm theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trước đó, Tiến sĩ Baba nói với đài RTM (Malaysia) rằng mọi người nên uống nước ấm vì virus không thể sống được trong môi trường nhiệt cao. Nước ấm sẽ đẩy virus xuống dạ dày, ông Baba nói.
Một công nhân xịt khử trùng tại một khu vực vắng vẻ ở Jammu, Ấn Độ. Ảnh: EPA
Tiến sĩ Amalina Bakri, một bác sĩ tại Anh, cho hay những bình luận của bộ trưởng Y tế Malaysia không có căn cứ khoa học và mọi người nên cảnh giác với những tin đồn như vậy.
Malaysia hiện là điểm nóng của dịch COVID-19 tại Đông Nam Á với 1.030 ca nhiễm và 3 ca tử vong.
Vũ Hán không có ca nhiễm mới trong ngày thứ ba liên tiếp
TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) vốn là tâm dịch COVID-19 tại nước này không ghi nhận thêm ca nhiễm hay nghi nhiễm trong ngày thứ ba liên tiếp.
Trung Quốc ngày 21-3 báo cáo 41 ca tử vong mới vì dịch COVID-19 trong vòng 24 giờ qua và phần lớn là những người đến từ nước ngoài. Trong số đó, bảy ca tử vong ở Trung Quốc (Vũ Hán chiếm sáu ca).
Tổng số ca nhiễm và tử vong hiện nay tại Trung Quốc là 81.008 và 3.255. Có 71.748 ca tại Trung Quốc được chữa khỏi và xuất viện.
Dữ liệu Trung Quốc: Hầu hết ca nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ
Theo dữ liệu từ Trung Quốc – nơi có dịch COVID-19 tồi tệ nhất nhưng nay dường như đã kết thúc, hầu hết những người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ.
Một nữ y tá bế một đứa trẻ sơ sinh bị nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Ảnh: REUTERS
Theo đài CNN, tháng trước, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc công bố một báo cáo nghiên cứu về phân tích dữ liệu đối với 72.314 người đầu tiên được chẩn đoán nhiễm COVID-19 tính tới ngày 11-2.
Các nhà dịch tễ cho hay sẽ mất một thời gian dài mới có thể có được những hiểu biết đầy đủ về cơ chế của dịch COVID-19. Tuy nhiên, thông tin do các nhà khoa học Trung Quốc công bố phần nào cung cấp cái nhìn sâu hơn về những người dễ bị nhiễm COVID-19 nhất.
Dữ liệu của Trung Quốc cho thấy nam giới và nữ giới có tỉ lệ nhiễm COVID-19 gần như nhau. Khi các nhà khoa học xem xét trên 44.672 bệnh nhân COVID-19, họ phát hiện nam giới chiếm 51,4% và nữ giới chiếm 48,6%, tức 106 nam/100 nữ.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 tác động lên nam giới tồi tệ hơn. Trong khi 2,8% nam giới nhiễm COVID-19 đã tử vong thì tỉ lệ này ở nữ giới là 1,7%.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng: 80,9% người nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ; 13,8% bệnh nhân nặng và 4,7% bệnh nhân nguy kịch.
WHO gửi thông điệp cho người trẻ về COVID-19: “Các bạn không bất khả chiến bại”
WHO ngày 20-3 nói rằng dịch COVID-19 có thể khiến những người trẻ đau ốm hoặc giết chết họ. WHO khuyến cáo những người trẻ tránh lẫn vào những người lớn tuổi hơn và những người dễ bị tổn thương và lây virus cho họ.
Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng mỗi ngày mang đến “một cột mốc mới bi thảm”.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: REUTERS
“Mặc dù những người lớn tuổi hơn bị ảnh hưởng nặng nhất, nhưng những người trẻ cũng không ngoại lệ. Dữ liệu từ nhiều quốc gia rõ ràng cho thấy những người dưới 50 tuổi chiếm một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân cần nhập viện” -ông Tedros nói.
“Hôm nay tôi có một thông điệp gửi tới các bạn trẻ: Các bạn không bất khả chiến bại, virus này có thể làm các bạn nằm viện hàng tuần hoặc thậm chí có thể giết chết các bạn. Ngay cả khi bạn không mắc bệnh thì những lựa chọn bạn đưa ra về nơi bạn đến có thể đem lại sự khác biệt giữa sự sống và cái chết cho người khác” – ông Tedros nói.
Tổng thư ký WHO nhấn mạnh đoàn kết là chìa khóa để đánh bại dịch COVID-19, đoàn kết giữa các nước nhưng cũng là đoàn kết giữa các nhóm tuổi. Ông cũng kêu gọi mọi người tiếp tục chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình.
“Điều này sẽ không chỉ giúp các bạn về lâu về dài, mà còn giúp các bạn chống COVID-19 nếu các bạn bị nhiễm bệnh. Nghe nhạc, đọc sách hay chơi game và cố gắng không đọc hay theo dõi quá nhiều tin tức nếu nó làm bạn lo lắng. Hãy tiếp thu thông tin từ những nguồn đáng tin cậy một hoặc hai lần trong một ngày” – ông nói.
TRI TÚC
Vì sao Italy "vỡ trận" trước dịch bệnh Covid-19?
Theo WHO, tỉ lệ tử vong trung bình do Covid-19 tại Italy là 5%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong trung bình 3,4% trên toàn cầu.
Số ca tử vong do Covid-19 tại Italy đã tăng vọt trong những ngày gần đây. Tính đến hết ngày 10/3, nước này ghi nhận thêm 168 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên tới 631. Trong khi đó, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đến thời điểm hiện tại là 10.149 người.
Quảng trường St Mark's ở Venice, Italy vắng vẻ. Ảnh: Reuters.
Italy hiện là quốc gia có số ca tử vong cao nhất thế giới, bên ngoài Trung Quốc đại lục. Tỉ lệ tử vong trung bình do Covid-19 tại Italy là 5%, còn tỷ lệ tử vong trung bình trên toàn cầu là 3,4%, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong cao tại quốc gia này.
Già hóa dân số và tình trạng quá tải
Trước hết là tình trạng già hóa dân số. Tờ New York Times cho biết, Italy có dân số già nhất châu Âu, với khoảng 23% người dân có độ tuổi từ 65 trở lên. Độ tuổi trung bình ở nước này là 47,3 trong khi ở Mỹ là 38,3. Theo The Local, nhiều ca tử vong ở Italy là những người trong độ tuổi 80 hoặc 90. Với tình trạng già hóa như vậy, người dân tại Italy dễ bị tổn thương hơn so với các nước khác trước dịch bệnh Covid-19.
"Xét đến lý do dân số già của Italy, bạn sẽ dự đoán được tỷ lệ tử vong của họ cao hơn mức trung bình", so với một quốc gia có dân số trẻ hơn, bà Aubree Gordon, phó giáo sư dịch tễ học tại Đại học Michigan cho biết.
Hơn nữa, khi con người già đi, hệ thống miễn dịch của họ sẽ bị suy yếu, các căn bệnh như ung thư hoặc tiểu đường có thể gia tăng, Krys Johnson, nhà dịch tễ học tại Đại học Y tế Công cộng Temple cho biết. Những điều kiện như vậy khiến họ dễ bị nặng hơn khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Lý do tiếp theo là có một số lượng lớn bệnh nhân trong một khu vực cần sự chăm sóc y tế. Có quá nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh nặng trong một khu vực đơn lẻ có thể gây quá tải cho hệ thống y tế, chuyên gia Gordon cho biết. Bà lưu ý rằng trường hợp này giống như những gì đã xảy ra tại thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh khởi phát và đã ghi nhận phần lớn các ca bệnh Covid-19 tại Trung Quốc. Một báo cáo gần đây của WHO cho thấy tỷ lệ tử vong tại Vũ Hán là 5,8% cao hơn nhiều so với mức 0,7% ở các khu vực còn lại của Trung Quốc.
Bỏ lọt bệnh nhân trong sàng lọc
Cuối cùng, Italy có lẽ đã không phát hiện ra nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 ở thể nhẹ. Thông thường khi xét nghiệm mở rộng trong một cộng đồng, các ca bệnh nhẹ sẽ được phát hiện, từ đó hạ thấp tỉ lệ tử vong chung. Chẳng hạn, Hàn Quốc đã tiến hành hơn 140.000 xét nghiệm và ghi nhận tỷ lệ tử vong ở mức 0,6%, theo Business Insider.
Chúng ta có lẽ không biết có bao nhiêu trường hợp đã thực sự bị nhiễm bệnh", Krys Johnson nói. Những người có triệu chứng nhẹ hơn hoặc những người trẻ hơn có thể đã không được xét nghiệm.
Italy đã thực hiện hơn 42.000 xét nghiệm tính đến ngày 7/3, theo Al Jazeera. Song vẫn có khả năng xuất hiện "một ổ dịch khá lớn" tại một khu vực nào đó ở quốc gia này và để xác định được thì cần phải thực hiện thêm nhiều xét nghiệm nữa, bà Gordon nhấn mạnh.
Thiếu hụt nhân viên y tế và trang thiết bị
Tiếp đến là tình trạng thiếu y bác sỹ và thiếu trang thiết bị y tế. Italy đã xây dựng SSN - dịch vụ y tế quốc gia vào năm 1978 theo mô hình Beveridge (hệ thống y tế dựa trên thuế thu nhập). Đây là một hệ thống y tế thống nhất và tập trung, trong đó tất cả bệnh nhân đều có quyền truy cập. "Trong trường hợp có dịch, đây là mô hình tốt nhất vì nó giúp ngăn chặn và điều trị tất cả các trường hợp nhiễm bệnh", chuyên gia Francesco Longo, phụ trách lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Tổng đài Quan sát thuộc Đại học Bocconi (OASI), nói với Al Jazeera.
Tuy nhiên đã có nhiều lo ngại về khả năng chống chịu của SSN.
"Chính phủ cam kết rằng tất cả các khu vực khác nhau đều được cung cấp những trang thiết bị bảo hộ mới, chẳng hạn như khẩu trang, nhưng chúng tôi vẫn nhận được những báo cáo về sự thiếu hụt, ông Filippo Anelli - Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Quốc gia Italy cho biết. Trong khi đó, Hiệp hội các Giám đốc Y tế Italy, gọi tắt là ANAAO, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc thiếu giường chăm sóc đặc biệt tại Lombardy - tâm điểm dịch bệnh, nằm ở phía bắc Italy.
"Trong bối cảnh Lombardy đang phải đấu tranh quyết liệt với dịch bệnh, tôi lo ngại về những gì sẽ xảy ra nếu virus lan đến khu vực miền nam đất nước, nơi mà chúng ta thiếu cả nhân lực lẫn trang thiết bị", ông Anelli nói.
Theo báo cáo mới nhất của OASI, đầu tư vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Italy chỉ chiếm 6,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thua xa các nước như Pháp và Anh.
Trước tình trạng thiếu hụt về nhân lực và vật lực, Bộ trưởng Y tế Italy đã bố trí tăng 50% số đơn vị chăm sóc đặc biệt, tăng gấp đôi số giường bệnh trong các khu điều trị bệnh truyền nhiễm và đặt nền móng cho việc tuyển dụng ngay lập tức 20.000 bác sỹ và y tá mới. Các bác sỹ trong quân đội và những khu vực ít bị ảnh hưởng sẽ được điều động đến các khu vực nằm trong "báo động đỏ".
Tờ Business Insider cho biết, trạng thiếu giường và vật tư y tế khiến các bác sĩ phải đưa ra những lựa chọn ngày càng khó khăn. Một số bác sĩ chia sẻ, họ đã phải "chọn lựa bệnh nhân để điều trị" vì số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng không ngừng. Những bác sĩ làm việc theo ca thậm chí còn phải gánh cả phần việc của các đồng nghiệp không may mắc bệnh, khiến họ phải chịu áp lực lớn.
"Chúng tôi không muốn phân biệt đối xử. Chúng tôi nhận thấy cơ thể cơ thể của một bệnh nhân ốm yếu không thể chịu đựng được các phương pháp điều trị nhất định so với cơ thể của một người khỏe mạnh", bác sĩ gây mê Luigi Riccioni giải thích.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Corriere della Sera của Italy hôm 9/3, bác sĩ gây mê Christian Salaroli đã so sánh tình hình trong các bệnh viện hiện nay như ở thời chiến. "Chúng tôi quyết định điều trị dựa trên tuổi tác và điều kiện sức khỏe. Giống như tất cả các tình huống chiến tranh", bác sỹ Christian Salaroli nói. Theo ông, quy tắc "đến trước, chữa trước" đã bị loại bỏ trong trường hợp này./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Livescience, Business Insider
Ít nhất 20 vắc-xin phòng ngừa Covid-19 đang được phát triển Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hợp tác với các nhà khoa học trên toàn cầu phát triển ít nhất 20 loại vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19). Bà Maria Van Kerkhove, một quan chức WHO, cho hay trong cuộc họp báo tại Geneva-Thụy Sĩ hôm 20-3 rằng một số loại vắc-xin...