Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 25/5: Số ca nhiễm ở Malaysia tăng cao trở lại, Indonesia sớm áp dụng ‘bình thường mới’

Theo dõi VGT trên

Tính tới 23 giờ 59 phút ngày 25/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 1.282 ca mắc COVID-19 so với 1 ngày trước.

Số ca nhiễm virus ở Malaysia tăng mạnh trở lại, trong khi Indonesia áp dụng kịch bản “bình thường mới” và Thái Lan chuẩn bị cho giai đoạn 3 nới lỏng.

Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 25/5: Số ca nhiễm ở Malaysia tăng cao trở lại, Indonesia sớm áp dụng bình thường mới - Hình 1
Người dân sống trong một khu nhà ổ chuột ở Tondo, Manila, ngày 4/5/2020. Ảnh: Reuters

Theo thống kê của trang worldometers.info, đến hết ngày 25/5, virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 2.466 người dân khu vực Đông Nam Á, tăng 25 trường hợp so với 1 ngày trước đó. Khu vực cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 33.439 trường hợp.

Trong 24 giờ qua, Indonesia đã vượt qua Singapore trở thành quốc gia có số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mới cao nhất khu vực. Tình hình lây nhiễm có xu hướng giảm bớt ở Singapore trong khi số ca mắc mới tăng mạnh trở lại ở Malaysia.

Trong nhóm 6 quốc gia đã kiểm soát được dịch, ngày 25/5, Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc mới COVID-19 là hành khách từ Pháp về, được cách ly ngay từ khi nhập cảnh, nâng tổng số mắc bệnh lên 326 trường hợp. Các nước còn lại gồm Myanmar, Brunei, Campuchia, Timor Leste và Lào không ghi nhận ca nhiễm virus mới hay tử vong nào trong ngày.

Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 25/5: Số ca nhiễm ở Malaysia tăng cao trở lại, Indonesia sớm áp dụng bình thường mới - Hình 2
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch tại Kuala Lumpur ngày 21/5/2020. Ảnh: AFP

Số ca nhiễm mới ở Malaysia tăng cao trở lại

Ngày 25/5, số ca nhiễm COVID-19 mới ở Malaysia tăng gần gấp 3 lần so với hôm trước, là mức cao nhất trong 3 tuần qua. Theo Bộ Y tế Malaysia, nước này đã ghi nhận 172 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây cũng là lần đầu tiên sau 21 ngày, số ca mắc COVID-19 ở Malaysia trở lại mức 3 con số.

Trong số các ca nhiễm mới ngày 25/5 chỉ có 5 trường hợp từ nước ngoài về, 167 trường hợp là lây nhiễm trong nước, bao gồm 159 trường hợp không phải là công dân Malaysia. Đáng chú ý là trong số 159 ca nhiễm là người nước ngoài này có 112 ca phát hiện trong các trung tâm giam giữ của cơ quan nhập cư.

Như vậy, tính tới ngày 25/5, Malaysia có tổng cộng 7.417 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 115 ca tử vong, chiếm 1,55% và chỉ còn 1.323 ca đang tiếp tục điều trị, bao gồm 8 ca phải điều trị tích cực. Số người nhiễm COVID-19 đã được chữa khỏi là 5.979 người, chiếm 80,6%.

Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 25/5: Số ca nhiễm ở Malaysia tăng cao trở lại, Indonesia sớm áp dụng bình thường mới - Hình 3
Công nhân nhập cư được đưa tới trung tâm giam giữ ở Petaling Jaya, Malaysia ngày 20/5. Ảnh: EPA-EFE

Indonesia sẽ áp dụng kịch bản “bình thường mới”

Bộ Cải cách Hành chính của Indonesia cho biết chính phủ nước này có thể sẽ sớm nới lỏng các hoạt động kinh tế, xã hội và chuẩn bị thực hiện kế hoạch hành động tiếp theo trong bối cảnh chưa kiểm soát được dịch COVID-19, theo đó sẽ áp dụng kịch bản “bình thường mới” để ứng phó.

Bộ trên nhấn mạnh có 3 điểm cần chú ý trong kịch bản “bình thường mới”. Thứ nhất, sắp xếp công việc linh hoạt hơn để ASN có thể làm việc tại văn phòng, nhà riêng hay bất kỳ địa điểm thích hợp nào khác. Thứ hai, thực hiện các quy định y tế, chẳng hạn giữ khoảng cách vật lý, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm virus trong khi làm việc.

Liên quan việc này, Chính phủ Indonesia sẽ ban hành các văn bản quy định kèm theo về sử dụng cơ sở vật chất, không gian làm việc và điều kiện làm việc. Thứ ba, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong sự quản lý của chính phủ, theo đó mọi hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin phải thông qua văn phòng điện tử, chữ ký số và các cuộc họp trực tuyến do chính phủ kiểm soát.

Video đang HOT

Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 25/5: Số ca nhiễm ở Malaysia tăng cao trở lại, Indonesia sớm áp dụng bình thường mới - Hình 4
Indonesia có tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao thứ hai ở Đông Á, sau Trung Quốc. Ảnh: EPA-EFE

Bộ Cải cách Hành chính Indonesia cho biết thêm thời gian bắt đầu áp dụng kịch bản phụ thuộc vào quyết định thành lập “Lực lượng đặc nhiệm” phòng chống COVID-19 của quốc gia.

Singapore: Số ca nhiễm mới giảm xuống thứ hai khu vực

Ngày 25/5, Singapore ghi nhận 344 ca mắc COVID-19 (thấp hơn Indonesia với 479 ca) nâng tổng số ca lên 31.960. Trong số bệnh nhân mới có 4 người Singapore và thường trú nhân, còn lại là công nhân nhập cư sống trong các ký túc xá tập thể.

Bộ Y tế Singapore cho biết số ca bệnh mới thấp hơn trong ngày một phần là do số lượng xét nghiệm được tiến hành ít hơn. Hiện tại khoảng 47% bệnh nhân COVID-19 tại Singapore đã hồi phục hoàn toàn.

Thái Lan chuẩn bị giai đoạn 3 nới lỏng

Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 25/5: Số ca nhiễm ở Malaysia tăng cao trở lại, Indonesia sớm áp dụng bình thường mới - Hình 5
Một quán ăn tại Bangkok, Thái Lan, sử dụng tấm chắn nhựa trên bàn ăn để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, ngày 22/5/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Thái Lan ngày 25/5 ghi nhận 2 ca mắc COVID-19 và một trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 57 người. Hiện tại Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 3.042 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 96% đã bình phục (2.928 ca) và chỉ còn 57 trường hợp đang được điều trị tại bệnh viện.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thái Lan đến nay đã có những diễn biến tích cực. Trong tháng này, Thái Lan có 4 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, ngày 22/5, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm một tháng cho tới ngày 30/6.

Giới chức Thái Lan cho biết quyết định này là để ứng phó với những diễn biến của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu và cho phép chuẩn bị giai đoạn nới lỏng phong tỏa tiếp theo từ đầu tháng 6. Hiện nước này cũng đang cân nhắc duy trì lệnh giới nghiêm từ 23h đêm hôm trước tới 4h sáng hôm sau hay rút ngắn thêm một tiếng, từ nửa đêm tới 4h sáng.

Trong cuộc đua chế vắc-xin, Thái Lan cho biết đang thử nghiệm vaccine phòng bệnh COVID-19 trên khỉ đuôi ngắn với mong muốn tới năm 2021 sẽ điều chế thành công một loại vắc-xin có giá thành thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của Mỹ và châu Âu. Trước khi tiến hành thử nghiệm trên khỉ, các nhà nghiên cứu Thái Lan đã thử nghiệm thành công trên chuột. ado các nhà nghiên cứu Thái Lan phát triển là sản phẩm hợp tác với các chuyên gia thuộc Đại học Pennsylvania của Mỹ, sử dụng công nghệ mới dựa trên mRNA – một kiểu nguyên liệu gene chưa từng được sử dụng để sản xuất vắc-xin. Hiện có ít nhất hai hãng dược phẩm là Pfizer và Moderna cũng đang sử dụng công nghệ này để điều chế vaccine và đã ghi nhận kết quả khả quan ở giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng.

Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 25/5: Số ca nhiễm ở Malaysia tăng cao trở lại, Indonesia sớm áp dụng bình thường mới - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 22/5/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Nếu thử nghiệm trên khỉ thành công, Thái Lan sẽ tiếp tục tiến hành giai đoạn thử nghiệm tiếp theo trên người vào tháng 11 tới.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 100 loại vaccine phòng COVID-19 đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Hiện ít nhất 8 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng trên người.

Trong khi đó Bộ Y tế Philippines ngày 25/5 thông báo nước này ghi nhận 5 ca tử vong và 284 ca mắc COVID-19 trong ngày, mức tăng cao nhất trong 2 tuần trở lại đây. Hiện tại Philippines có tổng cộng 14.319 ca bệnh, và tổng số ca hồi phục là 3.323.

Chuyên gia : Mô hình 'tiểu ASEAN' hay giải pháp tránh bị đẩy ra 'ngoài lề'

ASEAN không nên đối đầu hay loại bỏ Trung Quốc mà cần phải kiểm soát sự vươn lên của cường quốc này theo hướng có lợi cho khu vực.

Chuyên gia : Mô hình tiểu ASEAN hay giải pháp tránh bị đẩy ra ngoài lề - Hình 1

ASEAN cần đề phòng mối đe dọa Trung Quốc nhưng cũng phải "công nhận vai trò của Trung Quốc trong khu vực". (Nguồn:

Nhận định trên của học giả người Philippines Richard Heydarian, giảng viên môn Chính trị học tại Đại học De La Salle được đưa ra tại tọa đàm về chủ đề "Đẩy lùi Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" tại Mỹ do Viện Hudson tổ chức ngày 26/11 vừa qua. Trong phát biểu, ông Richard Heydarian trình bày về mối quan hệ của ASEAN với Trung Quốc, và những biện pháp để khu vực đối phó với một cường quốc có tham vọng bành trướng ngày càng lớn.

Chuyên gia về địa chính trị châu Á này nhìn nhận rằng kể từ khi thành lập, ASEAN đã "đạt nhiều thành quả" trong việc duy trì hoà bình và ổn định cho khu vực. Trước khi ASEAN được thành lập, các nước lớn trong khu vực như Indonesia, Malaysia và Philippines có những chính sách thù nghịch.

Song với sự ra đời của ASEAN vào năm 1967, "ý niệm về chiến tranh hay thậm chí đe dọa chiến tranh giữa các nước Đông Nam Á gần như đã là điều không ai có thể nghĩ đến nữa", dù vẫn còn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ dai dẳng giữa một số nước thành viên.

Ông nhấn mạnh, ASEAN "đã thiết lập được cái gọi là cộng đồng an ninh... Vì vậy không phải là ý định xung đột không còn mà là các nước đã có phương cách xử lý xung đột với nhau".

Những nguyên tắc lỗi thời khiến ASEAN bị gạt ra rìa

Nhà nghiên cứu người Philippines đánh giá cao vai trò của ASEAN trong việc "kéo các cường quốc bên ngoài cùng ngồi lại với nhau" để tránh xung đột và buộc các cường quốc (như Mỹ và Trung Quốc) tuân theo luật chơi do ASEAN đề ra trong việc xử lý căng thẳng và xung đột giữa các nước.

Chuyên gia : Mô hình tiểu ASEAN hay giải pháp tránh bị đẩy ra ngoài lề - Hình 2

Hải quân Trung Quốc và 10 nước ASEAN tập trận hàng hải lần đầu tiên tại tỉnh Quảng Đông, tháng 10/2018. (Nguồn: VCG)

Tuy nhiên, hạn chế lớn của khối lại là trong việc xử lý mối quan hệ với các cường quốc, chẳng hạn như Trung Quốc. Ông dẫn ra hai nguyên tắc cơ bản của ASEAN là "tham vấn và đồng thuận" mà trong đó đồng thuận đã "bị hiểu lầm là nhất trí".

Nếu nhìn vào những vấn đề như chính trị, an ninh, nhân quyền thì sự nhất trí là một trở ngại lớn bởi nhất trí có nghĩa là từng nước thành viên trên thực tế đều có quyền phủ quyết để chặn bất cứ quyết định nào của khối.

Do đó, "một cường quốc bên ngoài toan tính phá vỡ sự đoàn kết của ASEAN trong một vấn đề nào đó thì việc họ cần làm chỉ là gây sức ép đối với một thành viên ASEAN, bất chấp sự quan ngại của các nước khác", ông khẳng định.

Chính "nguyên tắc lỗi thời" này đã khiến ASEAN từ vị trí trung tâm trong các vấn đề trong khu vực bị đẩy ra "ngoài lề". Ông bình luận: "Cơ chế ra quyết định vốn giúp cho các nước ASEAN tạo dựng hoà bình với nhau trong vòng 50 năm qua đã không còn hiệu quả trong việc tạo ra hoà bình giữa các cường quốc".

Và vì vậy, trong khi ASEAN chật vật khẳng định vai trò trung tâm của mình để giải quyết các vấn đề khu vực thì Bắc Kinh "đang nhanh chóng thay đổi thực địa trên Biển Đông".

Trên thực tế, Trung Quốc đang xây dựng "Vạn lý Trường thành tên lửa đất đối không" với việc triển khai tên lửa loại này trên Biển Đông trong vòng 3 năm qua, cùng các máy bay ném bom và các thiết bị phá sóng điện tử. Bên cạnh đó lực lượng bán quân sự được Bắc Kinh triển khai để duy trì các yêu sách trên Biển Đông, giờ được xem như "cánh tay nối dài của Hải quân Trung Quốc".

Giáo sư Heydarian nhấn mạnh: "Mức độ của các hoạt động ngoại giao của ASEAN không theo kịp những diễn biến trên thực địa... Khi chúng ta đang bàn thảo về Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc thì Trung Quốc lại nhanh chóng thay đổi tình tình trên thực địa".

Câu hỏi đặt ra là "Vậy thì tại sao chúng ta lại lãng phí thời gian vào các cuộc đàm phán trong khi chúng ta thậm chí còn không biết liệu COC có ràng buộc về pháp lý hay không?".

Cơ chế tiểu đa phương giúp ASEAN mạnh mẽ hơn

Chuyên gia : Mô hình tiểu ASEAN hay giải pháp tránh bị đẩy ra ngoài lề - Hình 3

Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 22 tại Bangkok, Thái Lan ngày 3/11. (Nguồn: Ban thư ký ASEAN)

Với những lập luận mạnh mẽ trên, ông Heydarian cho rằng "cách tốt nhất để duy trì cơ chế đa phương và giúp ASEAN trở nên hiệu quả hơn là xây dựng cơ chế tiểu đa phương" giữa các nước chủ chốt (Indonesia, Thái Lan, Philippines Malaysia và Việt Nam) trong ASEAN và tăng cường sự tiếp xúc với các nước Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia).

Về tính khả thi của mô hình "tiểu ASEAN" và khả năng có được sự ủng hộ của các nước ASEAN hay không khi có nguy cơ làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN, ông cho rằng ASEAN đang ở trong thế "bế tắc về thể chế" nên "cần phải tìm phương án thay thế".

Ông nói thêm: "Philippines có quyết định đơn phương là đưa vấn đề ra toà quốc tế vì Manila cảm thấy ASEAN không làm được gì và quyết định đơn phương đó giờ đây có ích cho nhiều nước ASEAN như Việt Nam và Malaysia".

"ASEAN không thật sự là tập hợp của các nước nhỏ mà bao gồm những cường quốc bậc trung hết sức năng động vốn bản thân họ cũng có sức mạnh của riêng mình". (Richard Heydarian)

Các nước chủ chốt trong khu vực nên phối hợp với nhau theo cơ chế "tiểu ASEAN" để đạt được một bộ quy tắc ứng xử của riêng mình, "bộ quy tắc ứng xử thật sự chứ không phải là giả tạo như bộ quy tắc đang được bàn thảo (giữa Trung Quốc và toàn bộ 10 nước ASEAN)".

Trung Quốc sẽ dè chừng hơn tiếng nói từ các nước lớn trong khối, như Indonesia, thay vì những nước nhỏ như Lào hay Campuchia. Ông bình luận: "Dù trong khối ASEAN, các nước thành viên được cho là bình đẳng với nhau nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng có lợi ích tương đương nhau và không phải tiếng nói của nước nào cũng có trọng lượng như nhau".

Nhiều người đã đánh giá thấp sức mạnh của những nước Đông Nam Á mà họ cho là "nhỏ" như Indonesia, Philippines và Việt Nam. Indonesia có dân số 270 triệu người, gần tương đương nước Mỹ, và có nền kinh tế được dự đoán sẽ "nằm trong số 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng hai thập niên tới". Trong khi đó, quy mô dân số của Việt Nam và Philippines sẽ chóng vượt mức 100 triệu dân. Tất cả 3 nước này được dự đoán sẽ có nền kinh tế vượt 1.000 tỷ USD trong trung hạn.

Ông phân tích: "Do đó, ASEAN không thật sự là tập hợp của các nước nhỏ mà bao gồm những cường quốc bậc trung hết sức năng động vốn bản thân họ cũng có sức mạnh của riêng mình".

Cần lưu ý là dù các nước ASEAN cần đề phòng mối đe dọa Trung Quốc nhưng cũng phải "công nhận vai trò của Trung Quốc trong khu vực".

"Trung Quốc vẫn là một phần của cuộc chơi và việc can dự (thay vì đối đầu) với Trung Quốc là không thể tránh khỏi", ông nhấn mạnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là "can dự với Trung Quốc như thế nào để họ phản hồi nhiều hơn trước nhu cầu và sự nhạy cảm của các nước nhỏ".


QT

Theo baoquocte.vn/Đài TNHK

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của AnhNga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh
06:05:03 22/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm ShadowBộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm Shadow
14:20:16 21/11/2024
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộTỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
20:17:03 21/11/2024
Phản ứng của các nước với lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng IsraelPhản ứng của các nước với lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel
12:47:29 22/11/2024
Lý giải nguyên nhân Tổng thống đắc cử Trump 'mê' Elon MuskLý giải nguyên nhân Tổng thống đắc cử Trump 'mê' Elon Musk
15:01:42 21/11/2024
Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị giaVụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia
11:02:34 22/11/2024
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'
05:42:50 22/11/2024

Tin đang nóng

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thườngNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
19:30:48 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Vụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhấtVụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhất
20:13:52 22/11/2024
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cướiThợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới
18:19:26 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?
18:54:00 22/11/2024
MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10
17:49:47 22/11/2024
Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũSao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ
17:07:18 22/11/2024

Tin mới nhất

Ấn Độ phát động chiến dịch cải thiện chất lượng không khí tại New Delhi

Ấn Độ phát động chiến dịch cải thiện chất lượng không khí tại New Delhi

20:51:44 22/11/2024
Các Hiệp hội chợ New Delhi đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sáng kiến này, hy vọng rằng việc dọn dẹp vào ban đêm sẽ mang lại những cải thiện rõ rệt cho đô thị.
Khả năng thị trường khí đốt thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn 2025-2027

Khả năng thị trường khí đốt thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn 2025-2027

20:45:26 22/11/2024
Tình hình tại châu Á cũng không khả quan. Với các vấn đề có thể phát sinh tại thị trường châu Âu vào mùa Đông nếu thời tiết lạnh giá kéo dài, đặc biệt khi kết hợp với những yếu tố bất lợi khác.
Báo động những 'ngân hàng kiến thức' sống trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng

Báo động những 'ngân hàng kiến thức' sống trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng

20:41:32 22/11/2024
Thông qua nghiên cứu này, ông Keller Kopf và các cộng sự kêu gọi cách tiếp cận dài hạn với các chỉ thị chính sách chuyên môn và các chiến lược quản lý để bảo tồn các loài động vật sống lâu trên khắp thế giới.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ nhằm thúc đẩy thương mại song phương

Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ nhằm thúc đẩy thương mại song phương

20:22:51 22/11/2024
Ông Wang Shouwen bày tỏ tin rằng Trung Quốc và Mỹ có thể duy trì xu hướng phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững trong quan hệ kinh tế và thương mại. Trung Quốc cũng sẵn sàng "mở rộng các lĩnh vực hợp tác và giải quyết những khác biệ...
Những thành phố đang 'chìm' nhanh nhất thế giới

Những thành phố đang 'chìm' nhanh nhất thế giới

20:21:03 22/11/2024
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
Xe bán tải đậu bên đường, cảnh sát nghi ngờ nên đến kiểm tra, kết thúc bi thảm với 7 người thiệt mạng

Xe bán tải đậu bên đường, cảnh sát nghi ngờ nên đến kiểm tra, kết thúc bi thảm với 7 người thiệt mạng

20:18:40 22/11/2024
Vụ việc đang làm dấy lên những tranh cãi sôi nổi trong dư luận về việc liệu cảnh sát có nên đuổi theo chiếc xe bán tải với tốc độ cao như vậy hay không.
Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.
Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.
Cảnh sát Mỹ tiết lộ cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng đề cử

Cảnh sát Mỹ tiết lộ cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng đề cử

17:16:56 22/11/2024
Ngày 21/11, theo báo cáo mới được cảnh sát công bố, người phụ nữ - được gọi là "Jane Doe" - khai rằng ông Hegseth đã lấy điện thoại của cô, chặn cửa phòng và tấn công tình dục mặc dù cô nhớ đã nói 'không rất nhiều lần .
Nhà lãnh đạo Triều Tiên lên tiếng về mối quan hệ với Mỹ trong quá khứ

Nhà lãnh đạo Triều Tiên lên tiếng về mối quan hệ với Mỹ trong quá khứ

17:15:18 22/11/2024
Chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng mở rộng của Triều Tiên bao gồm nhiều loại vũ khí có khả năng hướng tới Hàn Quốc và Nhật Bản cùng các tên lửa tầm xa đã chứng minh khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ.
Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

17:13:49 22/11/2024
ICC cho biết, lệnh bắt giữ này liên quan đến tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh được thực hiện ít nhất từ ngày 8/10/2023 đến ngày 20/5/2024, thời điểm Văn phòng Công tố nộp đơn xin lệnh bắt giữ .
IAEA thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hợp tác hạt nhân

IAEA thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hợp tác hạt nhân

16:23:27 22/11/2024
Trước đó, ngày 20/11, Iran và IAEA đã tái khẳng định cam kết tiếp tục đối thoại và tương tác để giải quyết bất đồng cùng những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương.

Có thể bạn quan tâm

Lindsay Lohan: "Công chúa Disney" trở lại sau loạt biến cố, hôn nhân viên mãn

Lindsay Lohan: "Công chúa Disney" trở lại sau loạt biến cố, hôn nhân viên mãn

Sao âu mỹ

20:52:26 22/11/2024
Nổi tiếng từ khi còn nhỏ tuổi, từng được coi là thần tượng hàng đầu của dòng phim dành cho tuổi mới lớn, Lindsay Lohan trải qua quãng thời gian bi kịch trong sự nghiệp và cuộc sống với nhiều ồn ào.
Sao Việt 22/11: NSND Công Lý sắp trở lại màn ảnh nhỏ

Sao Việt 22/11: NSND Công Lý sắp trở lại màn ảnh nhỏ

Sao việt

20:49:03 22/11/2024
Minh Tiệp chia sẻ ảnh hậu trường cho thấy NSND Công Lý sắp trở lại trong một bộ phim mới. NSND Công Lý mỉm cười rạng rỡ chụp ảnh cùng đồng nghiệp.
Nóng nhất MXH: Từ Hy Viên và chồng Hàn Quốc đã ly hôn?

Nóng nhất MXH: Từ Hy Viên và chồng Hàn Quốc đã ly hôn?

Sao châu á

20:45:54 22/11/2024
Ngày 22/11, theo tờ Sohu, thông tin đang gây dậy sóng MXH Weibo hiện tại là về hôn nhân của vợ chồng Từ Hy Viên và Koo Jun Yup (DJ Koo).
Du khách Tây gãy chân nhưng vẫn quyết chinh phục Hà Giang: Cách làm thông minh khiến dân mạng phải bật cười

Du khách Tây gãy chân nhưng vẫn quyết chinh phục Hà Giang: Cách làm thông minh khiến dân mạng phải bật cười

Netizen

20:11:23 22/11/2024
Có lẽ, Hà Giang là địa điểm quá hấp dẫn với du khách nước ngoài về mọi mặt, từ phong cảnh hùng vĩ, người dân thân thiện cho đến các trải nghiệm vô cùng độc đáo về văn hoá, ẩm thực
Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Tin nổi bật

20:10:59 22/11/2024
Ông L.B.P., Chủ tịch Hội nông dân xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An) được cho đã mất tích từ chiều ngày 20/11 đến nay.
Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Sức khỏe

20:10:31 22/11/2024
Đến ngày 1/8/2024 (4 ngày sau khi sinh), qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện trẻ có tình trạng giãn não thất 2 bên. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ chưa được can thiệp giãn não thất do tình trạng sức khỏe chưa cho phép.
Vờ hỏi đường, thanh niên cướp tài sản của cô gái ở Hà Nội

Vờ hỏi đường, thanh niên cướp tài sản của cô gái ở Hà Nội

Pháp luật

20:01:48 22/11/2024
Cần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.
Lewandowski bảo vệ 'bom xịt' của MU

Lewandowski bảo vệ 'bom xịt' của MU

Sao thể thao

19:48:27 22/11/2024
Robert Lewandowski, tiền đạo hàng đầu thế giới, đã khuyên Man Utd nên kiên nhẫn với Joshua Zirkzee, người đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.
MAMA bị biến thành giải "ao làng" ở Mỹ

MAMA bị biến thành giải "ao làng" ở Mỹ

Nhạc quốc tế

19:38:45 22/11/2024
Lần đầu tổ chức ở xứ cờ hoa, những tưởng MAMA sẽ khiến khán giả choáng ngợp, nhưng quy mô sân khấu thực tế lại đang gây tranh cãi.
Siêu phẩm MV Việt xứng đáng được biết đến nhiều hơn: Hình ảnh, âm thanh, cốt truyện hay như 1 bộ phim ngắn

Siêu phẩm MV Việt xứng đáng được biết đến nhiều hơn: Hình ảnh, âm thanh, cốt truyện hay như 1 bộ phim ngắn

Nhạc việt

19:25:39 22/11/2024
Ngày 19/11, ban nhạc indie rock The Flob đã thả xích MV Nhất Bái Thiên Địa, đưa người xem vào một chiều không gian hoài cổ đầy huyền bí, mị hoặc.
Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.