Tình hình Covid-19 hôm nay: TP.HCM tổng lực khống chế dịch Covid-19
TP.HCM huy động toàn nhân lực, vật lực để sớm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm là điểm đáng chú về tình hình thời sự Covid-19 hôm nay, 7.7.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2 ở P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM . ẢNH: ĐỘC LẬP
TP.HCM nhận yêu cầu sớm khống chế các ổ dịch
Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện 914/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện mục tiêu kép trên toàn quốc.
Riêng đối với TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM tăng cường chỉ đạo các biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát, triệt để hơn nhằm sớm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, khống chế các ổ dịch. Trong đó đặc biệt lưu ý tuyệt đối không để tiếp diễn tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ quy định giữ khoảng cách trong khi đang thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Hạn chế ở mức cao nhất người dân đi lại; khẩn trương thống nhất cơ chế phối hợp với các tỉnh lân cận để kiểm soát tốt người lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương này nhưng cư trú ở địa phương khác. Kiểm soát chặt chẽ người điều khiển phương tiện vận tải ra, vào thành phố nhằm kiểm soát nguồn lây bệnh, nhưng không gây ách tắc phương tiện vận tải hàng hóa và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất có thể.
Thực hiện các giải pháp đồng bộ để bảo đảm đời sống, sinh hoạt của nhân dân; đặc biệt chú trọng hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động tự do, không có tích lũy, thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh… Không để bất kỳ người dân nào thiếu đói do dịch bệnh.
Chuẩn bị 17.000 giường điều trị Covid-19
Ngày 7.7, Sở Y tế TP.HCM cho biết, thực hiện kế hoạch ứng phó dịch bệnh Covid-19 với kịch bản 10.000 và 15.000 ca mắc trên địa bàn, có 4 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 với tổng quy mô 12.000 giường đã đi vào hoạt động.
Cụ thể, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 với quy mô 4.000 giường, được chuyển hóa công năng từ Ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2 với 2.000 giường, được chuyển hóa công năng từ chung cư tái định cư trên đường B, P.Tân Thới Nhất, Q.12.
Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3, quy mô 3.000 giường, được chuyển hóa công năng từ khu nhà tái định cư ở TP.Thủ Đức. Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4, quy mô 3.000 giường, được chuyển hóa công năng từ khu nhà tái định cư ở TP.Thủ Đức.
Bên cạnh đó, còn có 5.000 giường của các bệnh viện được chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận và điều trị Covid-19. Như vậy, tổng công suất giường điều trị Covid-19 hiện nay của TP.HCM là 17.000.
Cùng ngày, Sở Y tế TP.HCM cho biết quy trình chuyển bệnh nhân mắc Covid-19 đến các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị Covid-19, phải là người bệnh có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính hoặc có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính. Trường hợp người bệnh Covid-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ không kèm bệnh lý nền, sẽ được chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 và số 2.
Video đang HOT
Triển khai cách ly F1 tại nhà, cách ly tập trung tại địa phương
Sở Y tế TP.HCM vừa thông tin về việc thí điểm cách ly y tế tại nhà đối với F1. Cơ quan này thống nhất với UBND TP.Thủ Đức, Trung tâm y tế TP.Thủ Đức và các quận, huyện, chủ động triển khai việc tổ chức cách ly tại nhà đối với trường hợp F1 trên địa bàn, trong tình hình số lượng người tiếp xúc gần với F1 tiếp tục gia tăng gây áp lực lớn cho các địa phương trong việc tổ chức cách ly tập trung.
Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM thông tin về việc sử dụng các khu cách ly tập trung tại các quận, huyện. Theo đó, các đơn vị tiếp tục duy trì hoạt động các cơ sở cách ly tập trung đã được thành lập để thực hiện tổ chức cách ly tạm thời và điều tra dịch tễ các F1 tại địa phương, trong thời gian chờ chuyển đến các cơ sở cách ly đủ điều kiện của thành phố.
Đồng thời, các đơn vị cần tổ chức cách ly tạm thời ở khu vực riêng cho các F1 đã có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với SARS-CoV-2, trong khi chờ thực hiện xét nghiệm PCR, điều tra dịch tễ trước khi chuyển đi các bệnh viện điều trị Covid-19.
Các đơn vị liên quan khẩn trương thành lập các cơ sở cách ly tập trung của địa phương theo đúng tiêu chuẩn UBND TP.HCM đề ra từ 300 – 400 giường ở mỗi quận, huyện. Riêng TP.Thủ Đức đảm bảo công suất từ 900 – 1.200 giường.
Tình hình Covid-19 đến cuối ngày hôm nay, phát hiện thêm nhiều ca nhiễm ở các địa phương liên quan đến chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM). Trong 21 ca mắc mới ở tỉnh Đồng Nai, có 2 trường hợp liên quan chợ Bình Điền. Hai ca nhiễm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là vợ chồng bà B.T.K.H (52 tuổi), hằng ngày, đi đến chợ Bình Điền bằng xe đông lạnh để lấy cá.
Tỉnh Cà Mau có ca dương tính Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng là người làm nghề giao nước đá ở chợ Bình Điền về lại địa phương này. Bệnh nhân là anh P.V.Th (BN 22348), ngụ ấp Đầu Nai, xã Tân Phú, H.Thới Bình. Tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận bệnh nhân Covid-19 thứ 7, là anh T.V.X (45 tuổi, trú thôn 5, xã Cư Mốt, H.Ea H’Leo), làm bốc vác, giao hàng trong chợ đầu mối Bình Điền hơn 2 tháng qua.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ 6 giờ tới 12 giờ ngày 7.7, Việt Nam ghi nhận thêm 400 ca mắc mới, đều là bệnh nhân lây nhiễm trong cộng đồng. Trong đó, TP.HCM 347 ca, Long An 19 ca, Quảng Ngãi 13 ca, Bắc Ninh 6 ca, Phú Yên 4 ca, Trà Vinh 3 ca, Bắc Giang 3 ca, Nghệ An 2 ca, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk mỗi tỉnh 1 ca.
Đồng Nai: Hàng ngàn người dân đi làm xét nghiệm, nhiều nơi quá tải
Từ 0h ngày 5-7, toàn bộ người đi, về, đến Đồng Nai từ TP.HCM và Bình Dương phải có giấy xét nghiệm âm tính .Để có giấy "thông hành" này, hàng ngàn công nhân, tài xế, học sinh đã đi làm xét nghiệm.
Hàng trăm người đến phòng khám đa khoa Nguyễn An Phúc (TP Biên Hòa, Đồng Nai) lấy mẫu xét nghiệm sáng 4-7 - Ảnh: N.Đ.N.
Lượng người đi làm xét nghiệm tăng 'đột biến' khiến nhiều bệnh viện, trung tâm y tế và các phòng khám đa khoa được phép xét nghiệm ở Đồng Nai rơi vào tình trạng quá tải.
Xếp hàng dài tràn ra lòng đường
Sáng 4-7, hàng trăm người có mặt tại phòng khám đa khoa Nguyễn An Phúc (đường Đồng Khởi, phường Tân Phong) để làm xét nghiệm.
Phòng khám đã bố trí bàn đăng ký, phòng test nhanh, ghế ngồi tách biệt nhưng do lượng người quá đông chiếm hết vỉa hè, một số người đứng tràn ra cả lòng đường.
Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Hồng Phước (đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trảng Dài), hàng trăm người chen chúc, đứng từ trong bệnh viện kéo dài ra tới đường.
So với các phòng khám, các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO, Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark... cũng chịu sức ép không nhỏ khi người dân đi làm xét nghiệm quá đông.
Trong 3 ngày trở lại đây, lượng người đến làm test nhanh tại Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark Đồng Nai tăng mạnh, mỗi ngày đón khoảng 2.000 trường hợp đến làm xét nghiệm. Để đáp ứng nhu cầu của "khách hàng", bệnh viện phải bố trí người làm việc xuyên đêm.
Còn tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, riêng ngày thứ bảy (3-7) đón hơn 1.100 trường hợp đến làm xét nghiệm (cả test nhanh, mẫu gộp và mẫu đơn), gấp gần 10 lần so với ngày thường; Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đón gần 2.000 trường hợp, tăng 4 lần so với tuần trước; Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai đón gần 500 khách mỗi ngày, bằng gần cả tuần trước đó...
Người đến làm xét nghiệm tại Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai được bố trí ghế ngồi, đảm bảo giữ khoảng cách trong lúc chờ tới lượt lấy mẫu xét nghiệm - Ảnh: A LỘC
Người đến làm xét nghiệm chủ yếu là lực lượng công nhân, tài xế và học sinh chuẩn bị lên TP.HCM dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sắp tới.
Chi phí xét nghiệm nhanh từ 200.000 đến 400.000 đồng/lần trong khi xét nghiệm PCR mẫu đơn có giá 734.000 đồng, mẫu gộp là 300.000 đồng.
Anh Nguyễn Anh Khoa - ngụ TP Biên Hòa - cho biết anh làm về cáp quang, thường xuyên phải di chuyển qua nhiều tỉnh thành, trong đó có TP.HCM và Bình Dương, nên tranh thủ cuối tuần đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai làm test nhanh để tiện đi lại, chi phí do công ty trả.
Còn ông Huỳnh Hữu Cường - ngụ huyện Vĩnh Cửu - cho biết sắp tới con ông thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM. Do TP.HCM yêu cầu phải có giấy xét nghiệm khẳng định âm tính mẫu đơn nên ông Cường đưa con đi xét nghiệm tại CDC Đồng Nai. Ông Cường chỉ đi chung nên "đăng ký làm mẫu gộp với một số người khác để tiết kiệm chi phí".
Giấy xét nghiệm âm tính chỉ có giá trị trong 7 ngày nên hầu hết mọi người chọn cuối tuần đi làm xét nghiệm, từ đó gây ra tình trạng quá tải. Mặt khác, việc tập trung quá đông khiến nhiều người lo ngại không đảm bảo công tác phòng chống dịch tại những địa điểm này.
Người đến lấy mẫu xét nghiệm xếp hàng tại khoa nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để đóng tiền làm xét nghiệm - Ảnh: A LỘC
Tăng cường nhân lực, dựng lán trại để giãn cách
Để đảm bảo phòng chống dịch, Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark Đồng Nai sắp xếp vị trí riêng biệt cho việc lấy mẫu, dán vị trí thứ tự đảm bảo giữ khoảng cách khi thực hiện lấy mẫu test nhanh, đồng thời tăng cường nhân lực, làm thêm giờ, thậm chí xuyên đêm khi khách hàng có nhu cầu.
Theo đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, đơn vị đang triển khai app điện thoại để hỗ trợ khách hàng đăng ký trước, trong đó có tính năng tiện ích đăng ký test nhanh cho khách hàng. Khi đến bệnh viện, khách hàng chỉ cần đưa QR code đã đăng ký trước đó ra để được hỗ trợ nhanh nhất, giảm tải áp lực khâu đăng ký và khai báo y tế ban đầu.
Ông Ngô Đức Tuấn - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - cho biết sau khi tỉnh ban hành "lệnh" phải có giấy xét nghiệm âm tính mới được vào địa phương, đơn vị đã dự đoán được lượng người đến làm xét nghiệm sẽ tăng mạnh, nhất là 2 ngày cuối tuần.
Theo đó, bệnh viện xây dựng 3 khu vực lấy mẫu xét nghiệm; tăng cường đội ngũ nhân viên hướng dẫn, lấy mẫu, bảo vệ, kế toán; dựng thêm lán trại tại khu vực bên ngoài, không để ở trung tâm bệnh viện, kê thêm ghế đá, bạt cho người dân ngồi để đảm bảo giữ khoảng cách.
Một học sinh tại Đồng Nai lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để dự kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM - Ảnh: A LỘC
Theo bác sĩ Tuấn, không chỉ vấn đề giữ khoảng cách trong lúc làm xét nghiệm mà còn phải chấp nhận nguy cơ "dương tính" bất kỳ lúc nào, do đó toàn bộ nhân viên đều được tập huấn, trang bị đầy đủ.
"Ngay từ đầu, bệnh viện đã lên nhiều biện pháp, làm sao tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho bà con tới lấy mẫu xét nghiệm cũng như đảm bảo thực hiện tốt nhất tinh thần 5K" - bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, áp lực quá tải chỉ diễn ra trong nay mai, qua tuần sau sẽ dễ thở hơn bởi người đến làm xét nghiệm xen kẽ không tập trung như đợt này, nhất là số học sinh làm xét nghiệm để dự thi tốt nghiệp THPT và phụ huynh đi theo sẽ không còn.
Ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết toàn tỉnh có hơn 30 cơ sở test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Trong đó, có 3 cơ sở xét nghiệm khẳng định và 1 cơ sở xét nghiệm sàng lọc bằng phương pháp PCR.
Trong tuần tới, một số cơ sở tiếp tục được tăng cường nhiều trang thiết bị mới, do đó Đồng Nai hoàn toàn đủ năng lực xét nghiệm cho toàn bộ người dân có nhu cầu.
Đối với một số phòng khám quá tải, không đảm bảo thực hiện đúng tinh thần 5K, ông Vũ cho biết đã chỉ đạo chấn chỉnh, yêu cầu các phòng khám không được nhận khách vượt quá sức chứa "an toàn" của cơ sở.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, từ ngày 26-6 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 68 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng và lây nhiễm thứ phát, chủ yếu liên quan chợ đầu mối Hóc Môn. Ngoài ra, còn có một số ca liên quan chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM), Công ty House Ware (Bình Dương), Công ty Jabill (Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức)...
1.000 sinh viên y khoa TP.HCM đăng ký tình nguyện đi chống dịch Trong lúc lực lượng y tế TP.HCM đang căng mình, mệt nhoài tại điểm nóng về COVID-19 thì sự hỗ trợ của nhiều bạn sinh viên ngành y, tình nguyện viên tiếp thêm sức giúp công tác phòng chống dịch hiệu quả hơn. Trưa 4-7, tại điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Trường THCS Lương Thế Vinh, quận 3, TP.HCM, nhóm bốn...