Tình hình Covid-19 hôm nay 6.4: Số ca mắc mới, t.ử v.ong giảm trên cả nước

Theo dõi VGT trên

Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay: Cả nước ghi nhận 49.124 ca nhiễm mới, giảm 5.871 ca so với ngày trước đó; có 31 ca t.ử v.ong tại các tỉnh, thành, giảm 8 ca so với hôm trước.

Tin tức tình hình Covid-19 hôm nay: Thêm 49.124 ca mắc Covid-19 trong nước. Theo Bộ Y tế, từ 16 giờ hôm qua 5.4 đến 16 giờ hôm nay, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 49.124 ca nhiễm mới, là các ca trong nước (giảm 5.871 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành phố ghi nhận trên 1.000 ca bệnh: Hà Nội 4.037 ca, Nghệ An 2.302 ca, Phú Thọ 2.257 ca, Yên Bái 2.230 ca, Bắc Giang 2.160 ca, Đắk Lắk 2.064 ca, Quảng Ninh 1.968 ca, Lào Cai 1.760 ca, Vĩnh Phúc 1.590 ca, Quảng Bình 1.494 ca, Bắc Kạn 1.406 ca, Bắc Ninh 1.357 ca, Lạng Sơn 1.287 ca, Tuyên Quang 1.167 ca, Thái Bình 1.115 ca, TP.HCM 1.075 ca. Hôm nay, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 9.300 ca mắc sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Ngãi giảm 1.504 ca, Hà Nội giảm 1.162 ca, Hà Giang giảm 1.122 ca. Các tỉnh có số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh tăng 626 ca, Bến Tre tăng 557 ca, Lạng Sơn tăng 411 ca. Theo công bố của các sở y tế, hôm nay có thêm 130.273 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Hiện có 1.577 bệnh nhân đang phải thở ô xy, trong đó 206 ca thở máy xâm lấn và 1 ca điều trị ECMO. Trong 24 giờ qua, ghi nhận 31 ca t.ử v.ong tại các tỉnh, thành. Trong đó, Bến Tre và Kiên Giang mỗi nơi 4 ca, Đồng Nai 3 ca, Bình Dương, Hà Nội, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Quảng Ngãi mỗi nơi 2 ca, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hòa Bình, Phú Thọ, Phú Yên và Quảng Ninh mỗi tỉnh 1 ca.

Tình hình Covid-19 hôm nay 6.4: Số ca mắc mới, t.ử v.ong giảm trên cả nước - Hình 1

Học sinh lớp 1 ở Hà Nội lần đầu đến trường ngày 6.4 sau gần 1 năm học trực tuyến. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT

Bộ Y tế thông tin về “công dụng” của hộ chiếu vắc xin Covid-19. Bộ Y tế hôm nay 6.4 có thông tin mới nhất về “công dụng” của hộ chiếu vắc xin Covid-19, sau khi nhiều người dân nêu câu hỏi “hộ chiếu vắc xin dùng để làm gì?”. Theo Bộ Y tế, từ 15.4, Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 trên cả nước. Đại diện Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), cho biết hộ chiếu vắc xin được hiểu là giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 hoặc/và giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19. Hộ chiếu vắc xin được sử dụng để chứng minh lịch sử tiêm chủng (số mũi vắc xin phòng Covid-19 đã tiêm, thời điểm tiêm…) hoặc khỏi bệnh Covid-19 của cá nhân.

Hộ chiếu vắc xin không thay thế cho các giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh khác như hộ chiếu, thị thực, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực… khi ra nước ngoài. Với người Việt Nam không ra nước ngoài, người dân không cần phải sử dụng hộ chiếu vắc xin, không phải sử dụng hộ chiếu vắc xin khi đi lại vì đã có chứng nhận tiêm chủng trên nền tảng quản lý tiêm chủng như PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử.

Từ 0 giờ ngày 8.4, Hà Nội cho mở cửa bar, massage và karaoke. Tại cuộc họp báo về thông tin kinh tế xã hội quý 1/2022, ông Trương Việt Dũng, Chánh văn phòng UBND TP.Hà Nội, cho biết thời gian qua, thành phố đã theo dõi thông tin liên quan đến việc đóng cửa kéo dài với các hoạt động dịch vụ có điều kiện. Sáng nay 6.4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo Sở VH-TT và Sở Y tế tham mưu về thời gian mở cửa trở lại với các loại hình này. Thông tin mới nhất, theo ông Dũng, cuối giờ chiều nay, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký văn bản số 1011, theo đó các loại hình kinh doanh dịch vụ như karaoke, massage, quán bar, quán internet được mở cửa trở lại từ 0 giờ ngày 8.4.

Tuy nhiên, phải quản lý, giám sát chặt chẽ phòng, chống dịch, khuyến cáo khách hàng khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh như ho, sốt, khó thở, mất vị giác… không sử dụng dịch vụ và tham gia các hoạt động tại các địa điểm trên, cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn. Ông Dũng cho biết, việc mở cửa từ 8.4 để có thời gian cho các cơ quan chức năng cũng như các cơ sở kinh doanh chuẩn bị các điều kiện hoạt động trở lại. Trước đó, UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu dừng các hoạt động kinh doanh dịch vụ có điều kiện như karaoke, massage, quán bar, quán internet để đảm bảo công tác phòng, chống dịch từ cuối tháng 4.2021.

Cà Mau chấn chỉnh công tác tiêm vắc xin Covid-19 sau ca tiêm nhầm vắc xin cho bé 7 tháng t.uổi. Ngày 6.4, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh này, vừa có văn bản chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế và các địa phương chấn chỉnh lại công tác tiêm vắc xin. Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh phải tuyệt đối tuân thủ quy trình, kỹ thuật; trước khi tiêm chủng phải kiểm tra “5 đúng” (đúng đối tượng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường sử dụng, đúng lịch tiêm); tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyệt đối không để nhầm lẫn trong tiêm chủng; kịp thời kiểm điểm trách nhiệm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy trình tiêm chủng, nhất là những lỗi do chủ quan, gây ảnh hưởng không tốt cho ngành y tế.

Trước đó, tại Cà Mau xảy ra trường hợp tiêm nhầm vắc xin phòng bệnh Covid-19 cho bé 7 tháng t.uổi. Cụ thể, ngày 1.4, bé N.N.M. (ngụ ấp Chợ Thủ A, xã Tam Giang Tây, H.Ngọc Hiển) được gia đình đưa đến Trạm y tế xã Tam Giang Tây tiêm vắc xin. Tại đây, bé M. được 1 y sĩ tiêm nhầm vắc xin ngừa Covid-19. Vắc xin được chỉ định tiêm cho bé là SII (vắc xin 5 trong 1) và OPV nhưng lại tiêm nhầm là Comirnaty (Pfizer) LOT/EXP: PC A005 06/2022, liều lượng 0,3 ml. Bé M. được đưa vào phòng bệnh để theo dõi sức khỏe ngay sau khi phát hiện sự cố. Trạm y tế đã chuyển bé đến khoa Cấp cứu hồi sức, Trung tâm Y tế H.Ngọc Hiển theo dõi sức khỏe, tình trạng sức khỏe ổn định. Đến khoảng 12 giờ ngày 1.4, bé M. được chuyển đến Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau để tiếp tục theo dõi. Liên quan sự việc, ngành y tế H.Ngọc Hiển tạm đình chỉ y sĩ tiêm nhầm vắc xin.

Học sinh lớp 1 – 6 ở Hà Nội đến trường sau 11 tháng ở nhà. Sáng nay 6.4, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại Hà Nội được đến trường sau 11 tháng ở nhà vì dịch Covid-19. Việc học tập từ ngày 5.9 đến nay đều bằng hình thức trực tuyến, học sinh chưa từng được gặp trực tiếp bạn bè, thầy cô. Dù chỉ còn gần 2 tháng nữa kết thúc năm học nhưng nhiều phụ huynh cho biết con được đến trường ngày nào cũng quý giá.

Tuy nhiên, cũng có một số học sinh hôm nay chưa thể đến trường vì đang trong diện F0, F1 hoặc giáo viên mới mắc Covid-19. Tính từ thông báo cho học sinh các cấp trên toàn thành phố nghỉ học tập trung từ ngày 4.5.2021, đến nay với học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở các quận nội thành, đã hơn 11 tháng các em không được đến trường. Hà Nội từng dự kiến cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 6 các quận nội thành trở lại trường từ 21.2. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phụ huynh bất an nên kế hoạch này bị hoãn lại.

Hướng dẫn bài tập thở giúp kiểm soát cơn ho hậu Covid-19. Tổ chức chăm sóc bệnh phổi của Asthma Lung UK của Anh cho biết các bài tập thở có thể giúp làm sạch cơn ho có đàm. Đây là kỹ thuật giúp đẩy chất nhầy ra khỏi phổi, bao gồm 3 bước: hít vào, giữ hơi và chủ động thở ra. 1. Kiểm soát hơi thở: Thở nhẹ nhàng, nếu được thì nên thở bằng mũi. Hít không khí vào bụng sao cho bụng phình lên, và thở ra thì bụng xẹp xuống. Thở chậm rãi để thư giãn. 2. Bài tập hít thở sâu: Hít một hơi thật dài, chậm và sâu bằng mũi, giữ hơi thở trong 2 – 3 giây và thở ra nhẹ nhàng, như thở dài. Giữ vai, ngực thư giãn. Có thể lặp lại bước 1 và 2 vài lần trước khi qua bước 3.

3. Tống đàm ra khỏi phổi: Đây là kỹ thuật thở mạnh ra bằng miệng mà không ho, giúp tách đàm ra khỏi thành phổi. Gồm 2 cách: Đẩy đàm từ dưới phổi ra đường thở: Chỉ hít vào dung tích phổi, thở mạnh ra, ép không khí từ phổi ra ngoài qua miệng và cổ họng, như đang cố hà hơi vào một tấm gương. Đẩy đàm từ đường thở trên ra ngoài: Hít một hơi thật dài, chậm và sâu, há miệng và khạc nhanh ra. Thực hiện 2 động tác này và sau đó ho mạnh một cái để đẩy đàm ra ngoài. Làm nguyên chu kỳ trong 10 – 15 phút cho đến khi sạch đàm. Mỗi ngày làm 2 lần, nếu đàm nhiều hơn và ho nhiều hơn, có thể làm nhiều lần hơn, theo trang web của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh NHS.

Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, chuyển đơn t.ố c.áo Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Lê Minh Tấn đến Thanh tra TP.HCM. Theo đó, Ban tiếp công dân – Văn phòng UBND TP.HCM đã nhận được văn bản của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, phiếu chuyển đơn của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM kèm đơn t.ố c.áo (t.ố c.áo ông Lê Minh Tấn – PV) của công dân, gửi Chủ tịch UBND TP.HCM. Căn cứ quy định về quy trình giải quyết t.ố c.áo trên địa bàn TP.HCM, Ban tiếp công dân – Văn phòng UBND TP.HCM chuyển đơn t.ố c.áo ông Lê Minh Tấn đến Thanh tra TP.HCM xem xét theo quy định. Đây là đơn t.ố c.áo thứ hai (đơn đề ngày 16.2.2022), t.ố c.áo ông Lê Minh Tấn với nhiều nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành. Trước đó, cơ quan chức năng tại TP.HCM cũng nhận được đơn t.ố c.áo đề ngày 12.1.2021, t.ố c.áo ông Lê Minh Tấn với 5 nội dung. Trong đó, có nội dung t.ố c.áo ông Tấn đã chỉ đạo hai người dùng tài khoản cá nhân để nhận t.iền đóng góp ủng hộ khắc phục hậu quả dịch Covid-19 tại Cơ sở cai nghiện m.a t.úy Bố Lá và Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc (2 đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM).

Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?

Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.

Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?

Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.

Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.

Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.

Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không? - Hình 1

Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.

Hai nghiên cứu - một ở Brazil và một ở Pháp - đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.

Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.

Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo "sóng thần" ô nhiễm

Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.

Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.

Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong, theo wusa9.

Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không? - Hình 2

Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK

Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.

Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể "nhiễm cả hai loại virus", Daily Mail đưa tin.

Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch - có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.

Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều "khó xảy ra", Daily Mail cho biết.

Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ "giúp chống lại bệnh nghiêm trọng", ông nói thêm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ăn thịt lợn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng sợ này
10:18:34 21/09/2024
Loại rau được coi bẩn nhất chợ nhưng cực tốt cho sức khỏe
11:16:14 22/09/2024
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
11:36:04 22/09/2024
Những lợi ích tốt cho sức khỏe của việc dậy sớm
09:17:45 21/09/2024
Bảo vệ sức khỏe t.iền liệt tuyến để nâng cao chất lượng sống
10:03:51 21/09/2024
Loại quả xấu mã nhưng ăn ngon, được mệnh danh thần dược
10:10:07 21/09/2024
Mùa mưa lũ cẩn thận với sốt xuất huyết
10:53:18 22/09/2024
Người phụ nữ 44 t.uổi suýt t.ử v.ong khi đi tiêm filler nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ chui
09:46:11 21/09/2024

Tin đang nóng

Tôn Bằng đ.ập cửa xông vào nhà riêng của Hằng Du Mục, xé giấy tờ gây bức xúc hậu l.y h.ôn
12:42:41 22/09/2024
Từ thiện Làng Nủ: Hoàng Hường bị Phạm Thoại lên lớp dạy đời, nhắc nhở 1 điều
13:18:36 22/09/2024
25 hộ Làng Nủ: dời về nhà tạm cư của Vingroup, vật chất bên trong gây ngỡ ngàng
14:19:31 22/09/2024
Hôn lễ hot nhất hôm nay: Nữ diễn viên hạng A và thiếu gia kém 9 t.uổi tung ảnh cưới đẹp tựa poster phim trước giờ G
12:52:57 22/09/2024
Phương Anh: Em trai chuyển giới "bốc lửa" của Ngân 98, bị tình cũ "phốt" ở bẩn
14:01:41 22/09/2024
Á hậu HongKong 'đam mê' làm bé 3, "con gái" Lương Triều Vỹ, bị tẩy chay?
14:36:16 22/09/2024
Kỳ Duyên đăng quang HH Du Lịch VN toàn cầu, bị phốt mua giải, lộ ảnh nhạy cảm
13:05:00 22/09/2024
Vũ Luân đi quay MV được người đặc biệt tháp tùng, Phương Lê vắng mặt vì 1 lý do
10:41:02 22/09/2024

Tin mới nhất

Ăn trứng có thể giúp não bạn nhạy bén hơn và ngăn ngừa suy giảm nhận thức

11:13:58 22/09/2024
Kết quả cho thấy nam giới có xu hướng tiêu thụ nhiều trứng hơn phụ nữ, với một số người ăn từ hai đến bốn lần mỗi tuần, trong khi một số khác ăn hơn năm lần.

Cây thuốc quý người Việt ai cũng trồng nhưng lại chỉ để làm cảnh

11:12:03 22/09/2024
Nhờ đó, các vết thương như bỏng, vết cắt, vết loét mau lành hơn, giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo xấu. Bạn có thể hình dung, làn da của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và trở nên mịn màng như trước.

Giảm đột quỵ nhờ uống cà phê, trà theo cách này

10:59:55 22/09/2024
Để đạt được mốc 200-300 mg cà phê mỗi ngày và nhận được các lợi ích nói trên, bạn sẽ phải uống khoảng 3 ly cà phê hoặc 5 tách trà mỗi này.

Đi học trở lại, bệnh chốc lây lan nhanh ở trẻ

10:58:19 22/09/2024
Việc cha mẹ tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian như tắm nước lá, bôi thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng cũng có thể làm bệnh nặng hơn, dễ gây ra biến chứng.

Vì sao nên thêm củ dong riềng đỏ vào chế độ ăn của người bị tim mạch?

10:15:40 21/09/2024
Khi các gốc tự do tích tụ, chúng có thể dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Những người nào nên hạn chế ăn rau ngót?

09:58:52 21/09/2024
Rau ngót là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, rau ngót ngon, giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Hai loại thực phẩm phổ biến này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

09:50:53 21/09/2024
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đồ uống có đường và thịt chế biến làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Cần lưu ý gì khi mắc nấm chân mùa lũ?

05:37:39 20/09/2024
Bên cạnh đó, còn bệnh lý viêm da do vi khuẩn chủ yếu trong thời tiết mưa ẩm, da không còn độ đàn hồi tốt như trước nên dễ bị các vi khuẩn ngoài nấm xâm nhập như chốc, nhọt, viêm nang lông gây viêm da do nhiễm khuẩn.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

05:35:15 20/09/2024
Trong khi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lại đốt ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chập tối. Loại muỗi này thường trú đậu ở các góc tối, xó tối hoặc trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

05:32:46 20/09/2024
TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Cảnh báo sốt xuất huyết sau mưa lũ ở Quảng Ninh

05:29:48 20/09/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cảnh báo, dịch sốt xuất huyết hiện đang bước vào giai đoạn cao điểm hàng năm, thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11.

Có thể bạn quan tâm

3 thứ trong nhà càng nhiều càng nghèo khổ: Đó là gì?

Trắc nghiệm

16:32:35 22/09/2024
Trong phong thủy những đồ vật dưới đây càng giữ lại nhiều trong nhà càng hao tài kém lộc nên tránh.Vì sao nên gõ 3 lần trước khi mở cửa nếu bạn đi vắng nhiều ngày mới về?

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine

Thế giới

16:17:16 22/09/2024
Bà Zakharova nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh đó sẽ có cùng mục đích thúc đẩy "công thức Zelensky" và điều này là không khả thi để giải quyết xung đột.

1,2 triệu người căng mắt giúp Đỗ Mỹ Linh trông ái nữ, sau 1 phút tấm tắc bình luận đúng câu này

Netizen

16:12:59 22/09/2024
Sau 1 năm giữ kín thông tin ái nữ, vợ chồng Đỗ Mỹ Linh quyết định công khai dung mạo bé Tuệ An, tên gọi thân mật là Titi. Như nhiều mẹ bỉm nghiện con

Cám: bị spoil toàn bộ kịch bản khi vừa ra rạp, vốn 1 triệu USD nghi 'mất trắng'?

Hậu trường phim

16:09:25 22/09/2024
Mới ra mắt được gần hai ngày nhưng Cám đã gây bão mạng xã hội với hàng loạt bình luận khen chê. Phim cũng lập nhiều kỷ lục phòng vé, cho thấy sức hút từ thương hiệu Tấm Cám. Song, một TikToker đã đăng tải gần như toàn bộ nội dung phim l...

Lưu Đức Hoa sắp ra mắt phim về thảm hoạ phóng xạ

Phim châu á

16:04:33 22/09/2024
Bộ phim Thiêu rụi thành phố với sự tham gia của các diễn viên Lưu Đức Hoa, Mạc Văn Úy, Bạch Vũ, Vương Đan Ni... đang nhận được sự quan tâm của công chúng sau khi công bố trailer.

Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu, vận chuyển từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh

Pháp luật

15:49:56 22/09/2024
Khám xét khẩn cấp chỗ ở của các đối tượng, Công an thu giữ nhiều giấy tờ giả, trong đó có bằng cấp các loại, giấy đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, giấy tờ tùy thân các loại...

Em gái đi làm ăn xa, 10 năm sau trở về với chiếc ô tô Mercedes, phát cho mỗi người cọc t.iền trị giá 200 triệu

Góc tâm tình

15:44:06 22/09/2024
Sau 10 năm, cả nhà tôi đều ngỡ ngàng khi thấy em gái bước xuống từ chiếc xe Mercedes sang trọng. 10 năm trước, em gái tôi quyết tâm đi xa để làm ăn.

Tỏa sáng với áo khoác dáng dài, chinh phục mọi phong cách trong tiết trời thu

Thời trang

15:36:21 22/09/2024
Với khả năng kết hợp đa dạng, từ trang phục công sở đến dạo phố, áo khoác dáng dài thực sự là một lựa chọn hoàn hảo để bạn tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc.

B Ray tìm được "ngựa chiến" ngay ở tập 1 Rap Việt 2024

Tv show

15:26:02 22/09/2024
Tập 1 của Rap Việt mùa 4 chính thức lên sóng, nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Là một trong 4 huấn luyện viên của chương trình, B Ray cũng đã chọn được thí sinh đầu tiên về đội của mình.

Angelina Jolie thiên vị con chung Brad Pitt, Pax Thiên càng không được điều này!

Sao âu mỹ

15:22:06 22/09/2024
Angelina Jolie vừa có những chia sẻ liên quan đến Vivienne thu hút nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ. Tương tự Pax Thiên, nữ diễn viên cũng có quãng thời tốt đẹp khi làm việc cùng cô con gái nhỏ.

Nhan sắc hớp hồn của hot girl dân tộc Giáy từng 'nổi đình nổi đám' một thời

Người đẹp

15:05:12 22/09/2024
Hot girl Lương Thị Hương Ly từng nổi đình nổi đám trên các trang mạng xã hội nhờ clip hát nhép ca khúc Để Mị nói cho mà nghe của ca sĩ Hoàng Thùy Linh.