Tình hình Covid-19 hôm nay 24.3: Dịch bệnh giảm nhiệt, TP.HCM cho F1 đi học, đi làm
Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay: Dịch bệnh Covid-19 ở TP.HCM giảm rõ rệt, F1 chính thức đi học, đi làm có điều kiện, thay vì phải cách ly tại nhà.
Tuy nhiên, TP.HCM chưa cho F0 đi làm.
Tin tức tình hình Covid-19 hôm nay: Có 119.992 ca mắc Covid-19 trong nước. Theo Bộ Y tế, từ 16 giờ ngày hôm qua 23.3 đến 16 giờ hôm nay trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 120.000 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 119.992 ca ghi nhận trong nước (giảm 7.886 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành. Các tỉnh, thành phố ghi nhận trên 3.000 ca bệnh: Hà Nội 12.485 ca, Đắk Lắk 4.463 ca, Bắc Ninh 4.292 ca, Phú Thọ 4.277 ca, Nghệ An 4.184 ca, Yên Bái 3.995 ca, Bắc Giang 3.991 ca, Lào Cai 3.974 ca, Lạng Sơn 3.738 ca, Hải Dương 3.459 ca, Thái Bình 3.235 ca, Quảng Bình 3.046 ca.
Ngày 24.3: Cả nước 120.000 ca Covid-19, 164.754 ca khỏi | Hà Nội 12.485 ca | TP.HCM 1.241 ca
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ giảm 1.030 ca, Bến Tre giảm 738 ca, Vĩnh Phúc giảm 690 ca. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương tăng 1.400 ca, Đắk Lắk tăng 984 ca, Ninh Bình tăng 264 ca. Theo công bố của các sở y tế, hôm nay có 164.754 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Hiện, 3.650 bệnh nhân nặng đang điều trị. Trong 24 giờ qua ghi nhận 70 ca tử vong tại các tỉnh, thành. Trong đó, TP.HCM ghi nhận 2 ca từ Đồng Tháp, Bình Phước chuyển đến, Đồng Nai ghi nhận 10 ca trong 2 ngày, Cà Mau 6 ca trong 2 ngày, Hà Nội và Kiên Giang mỗi nơi ghi nhận 5 ca, Gia Lai 4 ca trong 2 ngày, Phú Yên 4 ca trong 2 ngày…
Giới trẻ TP.HCM thả diều ở khu vực Thủ Thiêm. Ảnh DẠ THẢO
F1 tại TP.HCM chính thức đi học, đi làm có điều kiện, thay vì phải cách ly tại nhà. Sáng 24.3, UBND TP.HCM có văn bản hướng dẫn các biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần các bệnh nhân Covid-19 (F1). Cụ thể, đối với trường hợp F1 đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã từng mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học. Đồng thời phải tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần lần cuối với F0, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 và khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19. Trong thời gian này, F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi học tập, làm việc bằng phương tiện cá nhân.
Về lý do điều chỉnh biện pháp y tế, UBND TP.HCM cho hay dịch bệnh trên địa bàn đang được kiểm soát và hầu hết người dân trên 12 tuổi đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19, đa số các trường hợp mắc Covid-19 không thuộc nhóm nguy cơ đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh sau đó. Việc nới lỏng biện pháp y tế với F1 cũng nhằm hạn chế gián đoạn các hoạt động của đời sống như: sản xuất, kinh doanh, học tập, quản lý điều hành, chăm sóc y tế… do phải cách ly các trường hợp F1 theo quy định trước đây.
Current Time0:00
/
Duration1:46
Auto
F1 Covid-19 tại TP.HCM chính thức được đi học, đi làm
Sở Y tế TP.HCM lý giải việc TP.HCM chưa cho F0 đi làm. Chiều 24.3, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết hôm nay, UBND TP.HCM có văn bản cho phép các trường hợp F1 đi làm, đi học có kiểm soát để tránh lây lan. Riêng đối với F0, Bộ Y tế chỉ đạo coi đây là người bệnh và điều trị tại nhà, hoặc bệnh viện. Việc nới lỏng biện pháp cách ly của thành phố hướng tới mục tiêu kiểm soát dịch tốt để đảm bảo an ninh trật tự xã hội, phát triển kinh tế.
Trả lời câu hỏi vì sao không cho F0 đi làm như một số địa phương khác, bà Mai cho biết qua theo dõi số liệu ca nhiễm, nhập viện và ca tử vong thời gian qua, tín hiệu đáng mừng là số ca tử vong giảm sâu. Tuy nhiên, số ca nặng chưa giảm bền vững. “Chắc chắn số ca nhiễm tăng thì số ca nặng và tử vong sẽ tăng. Thành phố đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua”, bà Mai nói.
Dịch bệnh Covid-19 ở TP.HCM giảm rõ rệt. Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, ngày 23.3, tổng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn TP.HCM được xác định (theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế) là 1.582 ca và 4.173 ca test nhanh nghi ngờ. Như vậy, ngày 23.3, TP.HCM có 6.755 ca phải cách ly, chăm sóc và điều trị. Trong số ca xác định, có 1.351 ca sàng lọc tại bệnh viện, 160 ca phát hiện tại cộng đồng do các trung tâm y tế lấy mẫu, 71 ca được lấy mẫu sau khi chuyển vào cơ sở cách ly tập trung quận, huyện và bệnh viện dã chiến. Số ca mắc Covid-19 cộng dồn (Bộ Y tế công bố) tại TP.HCM là 586.327 ca.
Nhìn tổng quan, số ca mắc Covid-19 mới tại TP.HCM đã có dấu hiệu giảm rất nhiều, khoảng 2.000 – 3.000 ca/ngày so với trung tuần tháng 3. Dịch Covid-19 tại TP.HCM đang hạ nhiệt, TP.HCM gần như đã đạt được mục tiêu quản lý ca F0 qua mạng với hơn 48.000 người khai báo qua mạng chỉ sau 1 tuần triển khai. TP.HCM cũng đang làm tốt chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ để giảm số ca mắc và nguy cơ tử vong. Bộ Y tế cũng đang chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong.
10/11 đơn vị cấp huyện của Tiền Giang đang cấp độ 3. Ngày 24.3, Sở Y tế Tiền Giang cho biết, theo công bố mới nhất về cấp độ dịch Covid-19 theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, 10/11 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh đang ở cấp độ 3 (vùng cam). TX.Gò Công là địa phương duy nhất ở cấp độ 2. Trong 24 giờ qua, tỉnh này ghi nhận 2.935 ca mắc Covid-19 mới, tăng 259 ca so với hôm trước. Đây là số ca nhiễm ghi nhận trong ngày cao nhất tại Tiền Giang tính từ tháng 6.2021 đến nay. Tuy vậy, trong 34 ngày liên tiếp vừa qua, tỉnh Tiền Giang chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 bị tử vong.
Theo Sở Y tế Tiền Giang, số ca nhiễm ghi nhận trong nhà trường vẫn ở mức cao, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số ca nhiễm ghi nhận trong ngày và nhiều trường đã chuyển về giảng dạy học trực tuyến. Hiện, nhiều địa phương cấp huyện tại Tiền Giang đã thông báo áp dụng một số giải pháp hạn chế trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ… ở một số lĩnh vực dễ lây lan dịch Covid-19.
Giám đốc và kế toán trưởng của CDC Nghệ An bị khai trừ khỏi Đảng. Sáng 24.3, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An cho biết, Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Văn Định, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Sở Y tế, Bí thư Đảng ủy bộ phận, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) tỉnh Nghệ An. Theo đó, trong thời gian giữ các chức vụ nói trên, ông Định đã vi phạm các quy định của pháp luật khi tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư phòng, chống dịch Covid-19 của Công ty CP Công nghệ Việt Á, vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Vi phạm của ông Định được đánh giá là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm mất tư cách đảng viên và vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng. Liên quan đến vụ việc này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Kế toán trưởng CDC Nghệ An. Trước đó, ngày 31.12.2021, ông Định và bà Thắm bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố để điều tra hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến mua sắm vật tư y tế của Công ty CP Công nghệ Việt Á. Thông tin với báo chí, CDC Nghệ An cho biết, cơ quan này đã mua sinh phẩm, vật tư y tế của Công ty CP Công nghệ Việt Á 28 tỉ đồng, gồm 4 gói thầu, trong đó có 2 gói chỉ định thầu và 2 gói đấu thầu.
Làm giả găng tay y tế bán trong dịch Covid-19, các bị cáo khai “không biết là hàng giả”. Ngày 24.3, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm 5 bị cáo: Thạch Thị Hoa (38 tuổi), Lê Ngọc Ngân (38 tuổi), Nguyễn Thị Lynh Trang (49 tuổi), Nguyễn Đức Chương (49 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) và Nguyễn Thị Thu Sương (37 tuổi, ngụ Quảng Bình) về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả”. Theo cáo trạng, ngày 3.8.2020, tổ công tác của PC03 phối hợp Công an P.Bình Trị Đông A (Q.Bình Tân) kiểm tra kho hàng của Công ty TTH (P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân). Cơ quan công an thu giữ 2.429 thùng găng tay y tế giả, 700 kg găng tay y tế kém chất lượng, giá trị tương đương hàng thật là 3,2 tỉ đồng. Mở rộng truy xét, CQĐT còn phát hiện thêm 9 địa chỉ tại Q.Bình Tân, Q.Tân Bình, Q.8 và Q.6 được các nghi can này thuê để sản xuất găng tay y tế giả.
Thạch Thị Hoa (Giám đốc Công ty TTH) khai nhận, khoảng tháng 7.2019, Su Jin Lee (quốc tịch Hàn Quốc) đặt mua của Hoa số lượng lớn găng tay y tế của các thương hiệu nổi tiếng và thanh toán trước 5,1 tỉ đồng. Hoa bàn với Chương thu gom các loại găng tay y tế đã qua sử dụng để làm giả một số thương hiệu nổi tiếng. Hoa yêu cầu Ngân liên hệ với Sương để mua nguyên liệu găng tay y tế trôi nổi trên thị trường, mua thùng giấy, tem nhãn. Khai tại tòa, bị cáo Hoa trình bày, từ giữa tháng 7.2020, Hoa đặt mua găng tay trên mạng, không biết đó là hàng kém chất lượng, hàng giả. Sau khi mua về bán cho Lee. Sau khi nhận, Lee gọi lại nói hàng kém chất lượng, cũ nên trả lại hàng và bị cáo chuyển tiền trả lại cho Lee. Sau đó, Lee gọi lại cho bị cáo Hoa nói lựa hàng cũ, dơ vứt đi, hàng còn nguyên giữ lại, bỏ vào thùng, dán tem mới. Bị cáo Hoa có hỏi Chương thì Chương nghĩ không có gì nghiêm trọng, nên Chương thuê công nhân, lựa hàng, bỏ vào các hộp của thương hiệu, dán nhãn tem vào theo lời Lee…
Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, xử lý fanpage Người Cà Mau tung tin “nghệ sĩ Trấn Thành tử vong vì Covid-19″. Ngày 24.3, lãnh đạo Sở TT-TT Cà Mau cho biết đã giao thanh tra sở mời chủ fanpage Người Cà Mau đăng thông tin sai sự thật “nghệ sĩ Trấn Thành tử vong vì Covid-19″ lên làm việc. Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 23.3, trên fanpage Người Cà Mau xuất hiện nội dung: “Tin sốc chiều 22.3: Hồng Vân, Việt Hương xót xa thông báo về việc Trấn Thành ra đi mãi mãi ở tuổi 35 vì Covid-19 khiến cả Showbiz và CĐM (cộng đồng mạng – PV) bàng hoàng. Vĩnh biệt và mong anh siêu thoát”. Thông tin này ngay sau đó nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, nhận được nhiều lượt bình luận. Đến khoảng 21 giờ ngày 23.3, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, nội dung chia sẻ trên đã được gỡ bỏ khỏi fanpage Người Cà Mau. Fanpage Người Cà Mau, có hơn 33 ngàn thành viên. Hiện vụ việc Fanpage Người Cà Mau đăng thông tin sai sự thật “nghệ sĩ Trấn Thành tử vong vì Covid-19″ đang được Thanh tra Sở TT-TT Cà Mau xử lý theo quy định.
Thái Nguyên xét nghiệm với người về từ các địa phương có dịch phức tạp
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cùng với việc có nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng, Thái Nguyên quyết định sẽ lấy mẫu xét nghiệm tất cả người đến/về từ các địa phương có dịch phức tạp.
Động thái nêu trên thể hiện trong Công văn số 5399/UBND-KGVX về việc tăng cường kiểm soát, lấy mẫu xét nghiệm để phòng, chống dịch Covid-19 được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Xuân Trường ký, gửi các cơ quan liên quan.
Công văn nêu rõ, hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xuất hiện một số ổ dịch mới trong cộng đồng.
Thái Nguyên hỏa tốc xét nghiệm toàn bộ người về từ các địa phương có dịch phức tạp vì trên địa bàn xuất hiện nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng (Ảnh minh họa).
Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, không để dịch lây lan làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm và cách ly người nghi mắc Covid-19 theo quy định đã ban hành.
Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trong 24 giờ đầu đối với tất cả những người đến/về từ các địa phương có dịch phức tạp như: TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Giang...
Đối với những người đến/về từ các tỉnh thành phố còn lại, ngành y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên. Kinh phí thực hiện lấy mẫu xét nghiệm từ nguồn ngân sách nhà nước.
UBND tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo, những người không thuộc diện phải lấy mẫu xét nghiệm thì hạn chế tập trung đông người, không đến các khu vực công cộng như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bến xe, trường học, quán ăn, khu công nghiệp... trong vòng 3 ngày kể từ khi vào tỉnh này.
Tỉnh Thái Nguyên giao các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp, thực hiện rà soát, kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư; tiến hành truy vết các trường hợp nghi mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh...
Vì sao TPHCM phủ dày vaccine đủ 2 mũi vẫn phát hiện rất nhiều F0? Việc tỉ lệ phủ vaccine đủ 2 mũi cho người trên 18 tuổi rất cao nhưng vẫn có hàng trăm ca F0 được phát hiện mỗi ngày làm lấy lên câu hỏi: liệu dịch bệnh ở TPHCM đã được kiểm soát tốt chưa? Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến tối ngày 3/11 TPHCM ghi nhận thêm 985 trường hợp nhiễm Covid-19....