Tình hình Covid-19 hôm nay 16.8: TP.HCM vào giai đoạn kéo giảm số bệnh nhân tử vong
Tin tức về tình hình Covid-19 hôm nay: TP.HCM giảm còn 3 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19theo mô hình của Bộ Y tế; chia 3 giai đoạn để kiểm soát dịch Covid-19 trước ngày 15.9.
Kiểm tra người ra đường tại chốt kiểm soát Covid-19 ở TP.HCM. ẢNH: KHẢ HÒA
Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay, Sở Y tế TP.HCM lý giải việc giảm còn 3 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 . Ông Nguyễn Hữu Hưng – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết để phù hợp với tình hình điều trị hiện nay, thành phố phân lại tầng cho rõ ràng, còn đúng 3 tầng theo mô hình của Bộ Y tế. Cụ thể, tầng 1 là triển khai chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà kết hợp với điều kiện đảm bảo an sinh cho người dân. Đồng thời, tầng này cũng là các ca F0 không triệu chứng, không có bệnh nền hoặc có bệnh nền ổn định đang điều trị tại cơ sở cách ly tập trung ở quận, huyện và TP.Thủ Đức. Tầng 2 là tiếp nhận, thu dung các trường hợp cần cấp cứu và điều trị, các F0 có triệu chứng từ nhẹ, trung bình đến nặng và kèm hoặc không kèm bệnh nền ở các bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị Covid-19 hoặc bệnh viện thực hiện mô hình tách đôi. Tầng 3 chuyên hồi sức chuyên khâu F0 nặng và nguy kịch ở bệnh viện tuyến cuối của thành phố và Bộ Y tế tăng cường.
Video đang HOT
TP.HCM chia 3 giai đoạn để kiểm soát dịch Covid-19 trước ngày 15.9 . Giai đoạn từ 15.8 – 22.8: Kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do Covid-19. Không để xảy ra trường hợp người bệnh (F0) chuyển nặng mà không được tiếp nhận, điều trị. Xác định chiến lược chuyển đổi “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”; mở rộng “vùng xanh” tại TP.Thủ Đức và các quận, huyện. Giai đoạn từ 23.8 – 31.8: Mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn TP.HCM. Phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đối với các quận, huyện: Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Phú Nhuận, Q.5, Q.7, Q.11. Giai đoạn từ 1.9 – 15.9: Duy trì và kiểm soát lây nhiễm cộng đồng. Số lượng nhập viện điều trị mỗi ngày không vượt quá số xuất viện mỗi ngày; số nhập viện dưới 2.000 người mỗi ngày (tương đượng dưới 200 trường hợp/triệu dân). Đảm bảo hơn 70% người dân trên 18 tuổi được tiêm mũi 1, 15% người dân được tiêm mũi 2.
TP.HCM chuẩn bị 1 triệu túi an sinh hỗ trợ người dân đảm bảo cuộc sống 3 – 7 ngày . Tại cuộc họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM sáng 16.8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP.HCM nỗ lực hỗ trợ theo từng đối tượng phù hợp: có những gói hỗ trợ để người dân không bị đói, có gói hỗ trợ cho điều trị F0. Trong đó, thành phố xây dựng gói hỗ trợ để người dân duy trì cuộc sống từ 3 – 7 ngày, sau đó tiếp tục điều chỉnh. “Nội dung từng gói hỗ trợ có tham vấn chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia y tế. Trước mắt, TP cố gắng chuẩn bị 1 triệu gói như vậy để hỗ trợ người dân. Trung tâm an sinh điều phối, ghi nhận nhu cầu và phối hợp với các quận huyện thực hiện cho phù hợp”, ông Đức thông tin. Theo thông tin từ Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, tính đến hiện tại, đã có 266.062 túi an sinh bao gồm các nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, nước mắm, rau củ… được trao đến tay người dân.
Đã có khoảng 4,5 triệu người ở TP.HCM được tiêm vắc xin Covid-19 . Đợt tiêm vắc xin Covid-19 thứ 5 kéo dài từ 22.7 đến hết 15.8, TP.HCM đã tiêm được hơn 3,5 triệu người. Tính tổng cộng qua các đợt tiêm vắc xin Covid-19 đến nay, TP.HCM đã tiêm cho khoảng 4,5 triệu người. Trong đó đã có hơn 100.000 người đã được tiêm mũi 2. Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ ngày 13.8 đến 15.8, đã có 153.401 người tiêm vắc xin Covid-19 Vero Cell của Sinopharm. Trong đó, người dân ở H.Hóc Môn tiêm vắc xin Vero Cell nhiều nhất với hơn 26.000 liều; tiếp theo là H.Bình Chánh với hơn 18.000 liều; Q.Tân Phú, H.Củ Chi mỗi nơi tiêm hơn 14.000 liều. Ghi nhận tại các điểm tiêm đều trật tự, ổn định.
Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ TT-TT thống nhất sẽ dùng chung 1 mẫu tờ khai y tế, 1 mã QR Code . Cả 3 bộ đã thống nhất phát triển phần mềm thống nhất trên cơ sở các phần mềm đã có và giao về một mối cho Bộ Công an quản lý. Về mặt kỹ thuật, người dân có thể khai báo theo phần mềm của Bộ Y tế hay Bộ Công an để lấy mã QR Code, các phần mềm này có sự liên thông với nhau để sử dụng chung. Cả 3 bộ cũng đã thống nhất sẽ sử dụng chung 1 mẫu tờ khai y tế để thuận tiện cho công dân trong quá trình khai báo, di chuyển. Đồng thời thống nhất 1 mã QR Code sử dụng chung cho từng công dân liên thông giữa các nền tảng, hệ thống, phần mềm và đang khẩn trương điều chỉnh để thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân.
Lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân Đà Nẵng . Trong 7 ngày giãn cách triệt để, cách ly “nhà với nhà” kể từ 8 giờ ngày 16.8, ngành y tế TP.Đà Nẵng tổ chức bao phủ xét nghiệm toàn thành phố để kiểm soát F0, giảm nguồn lây nhiễm. Cụ thể, ngành y tế TP.Đà Nẵng dốc toàn lực lượng để xét nghiệm tại khu dân cư, cho tất cả đại diện các hộ gia đình với hơn 330.000 hộ. Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết: “Trong 7 ngày này, thành phố sẽ thực hiện xét nghiệm 2 lần. Lần một từ hôm nay (16.8) đến ngày 18.8, lần hai từ ngày 19 đến 21.8. Như vậy, cứ cách 3 ngày xét nghiệm 1 lần. Dự kiến tổng lượt xét nghiệm đợt này sẽ hơn 650.000 lượt”.
Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, Đà Nẵng lập 200 tổ tuần tra kiểm soát người ra đường . Công an TP.Đà Nẵng lập 200 tổ tuần tra lưu động giám sát việc chấp hành “ai ở đâu ở đó” của người dân, kể từ 8 giờ sáng nay 16.8. Cụ thể, với công an phường, mỗi đơn vị thành lập ít nhất 2 tổ tuần tra. Công an các quận, huyện thành lập 10 tổ tuần tra và Công an TP.Đà Nẵng thành lập thêm 20 tổ tuần tra. Mỗi tổ gồm 3 cán bộ, chiến sĩ công an cùng các lực lượng phối hợp khác như dân quân, dân phòng, bảo vệ dân phố… tuần tra trải rộng khắp, liên tục toàn thành phố trong vòng 7 ngày, kết hợp với hơn 300 chốt kiểm soát đã lập trước đó.
16 ca Covid-19 diễn biến nguy kịch, phải thở máy, điều trị tích cực
Trong số hơn 1.400 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, có 16 trường hợp có tình trạng lâm sàng nguy kịch, thở máy, điều trị tích cực; đặc biệt có 2 ca nặng nhất phải can thiệp ECMO.
Theo tiểu ban điều trị, Bộ Y tế, cả nước hiện có hơn 1.400 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 61 cơ sơ y tế. Trong đó, có 43 trường hợp tiến triển nặng lên, 23 ca tiên lượng rất nặng và 1 ca tiên lượng tử vong.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh là nơi tiếp nhận điều trị số bệnh nhân đông nhất 373 người, sau đó là Bệnh viện Phổi Đà Nẵng: 127, Bệnh viện Dã chiến số 1 Bắc Ninh: 79; Bệnh viện Dã chiến tỉnh Bắc Giang: 62 ca....
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 15 ca nguy kịch phải thở máy, điều trị tích cực, trong đó có một trường hợp phải can thiệp ECMO. Trường hợp phải chạy ECMO là BN 3019, nam, 54 tuổi, quê Thái Bình, có nhiều bệnh nền đi kèm.
Ngoài ra, có 4 ca nặng phải thở máy không xâm nhập, trong đó một bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Bệnh nhân có diễn biến xấu khi sốt cao liên tục và khó thở tăng dần. Trước đó, ngày 6/5, bệnh nhân ho, sốt liên tục, sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính, được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới điều trị vào ngày 8/5.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cũng có 1 ca nguy kịch phải chạy ECMO, là BN 2983, nữ, 65 tuổi từ An Giang chuyển lên.
Đến sáng 17/5, số bệnh nhân Covid-19 tại nước ta đã là 4.212 bệnh nhân, trong đó riêng đợt dịch thứ 4 (sau hơn 20 ngày bùng phát) đã có 1.360 ca (1.176 ca trong nước và 184 ca nhập cảnh). Trong khi đó, cả đợt dịch thứ 3 (kéo dài 3 tháng) tổng số bệnh nhân ghi nhận là 1.301 (gồm 910 ca trong nước và 582 ca nhập cảnh).
'Nếu đi chậm hơn virus là thua cuộc' Đó là nhận định của PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về chủng mới lây truyền nhanh hơn chủng cũ rất nhiều. Vì vậy các địa phương phải thật nhanh, nếu đi chậm hơn virus là thua cuộc. PGS.TS Trần Như Dương là trưởng đoàn công tác của Viện tại Hải Dương. Ông cũng là...