Tình hình COVID-19 hết ngày 28/4 tại ASEAN: Toàn khối có 1.249 ca bệnh trong 24 giờ, số ca mới giảm ở Singapore
Theo trang thống kê worldometers.info, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận 1.249 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca lên 41.928, trong đó 1.477 ca tử vong.
Tại điểm nóng Singapore, số ca mắc COVID-19 đã có xu hướng giảm những ngày gần đây. Tổng số ca mắc ở Singapore tới nay là 14.951, vẫn cao nhất Đông Nam Á. Một số nước như Việt Nam, Campuchia, Lào, Brunei không ghi nhận ca mắc mới. Các ca mắc COVID-19 ở bốn nước này đều ở mức thấp, dưới 300 ca.
Trong 24 giờ qua, toàn khối chỉ có 32 ca tử vong. Các nước tới nay chưa ghi nhận ca tử vong nào vì COVID-19 là Việt Nam, Lào, Campuchia và Timor-Leste. Nước Đông Nam Á có nhiều ca tử vong nhất tới nay là Indonesia với 773 ca.
Biểu đồ so sánh ca mắc và tử vong vì COVId-19 tại ASEAN (số liệu ngày 28/4):
Số ca mắc mới giảm nhưng Singapore chưa thể lạc quan
Người dân thực hiện giãn cách xã hội khi xếp hàng mua đồ ăn tại Singapore ngày 11/4. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đã xuất hiện một số dấu hiệu tích cực trong cuộc chiến ngăn chặn dịch COVID-19 tại Singapore với số ca nhiễm mới trong 5 ngày qua giảm xuống dưới mức 1.000 ca mỗi ngày, đặc biệt là số ca nhiễm trong cộng đồng đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, các chuyên gia nước này cho rằng vẫn còn quá sớm để lạc quan và con số giảm này chưa phản ánh đúng thực tế.
Trong ngày 28/4, nước này đã ghi nhận 528 ca nhiễm, mức thấp nhất trong 5 ngày qua. Số ca nhiễm trong cộng đồng giảm từ 29 ca/ngày trong tuần trước, xuống 20 ca/ngày trong tuần qua, trong đó số ca không rõ nguồn gốc giảm từ 19 ca/ngày xuống 13 ca/ngày.
Giới nghiên cứu nhận định số liệu những ngày qua cho thấy các biện pháp phong toả tại Singapore bắt đầu được áp dụng từ ngày 7/4 đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, xu hướng ca mắc bệnh trong cộng đồng giảm cần phải được duy trì ít nhất là tới hết tuần đầu tháng 5 và số ca nhiễm từ các khu nhà tập thể của lao động nước ngoài vẫn tiếp tục là một thách thức.
Theo Tiến sĩ Leo Hoe Nam, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Mount Elizabeht Novena, ông kỳ vọng số ca nhiễm trong cộng đồng sẽ xuống mức dưới 5 ca/ngày trong tuần tới và sau đó sẽ có thể xuống con số 0 trong tuần đầu tháng 5. Trong khi đó, Giáo sư Wang Linfa thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng chỉ có thể lạc quan khi số ca mắc bệnh liên tục giảm trong từ một đến hai tuần, ít nhất cũng phải tới ngày 10/5. Cùng chung quan điểm này, Giáo sư Hsu Li Yang cũng thuộc trường đại học trên nhận định cần ít nhất một tuần liên tục số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng dưới 10 ca mỗi ngày mới có thể coi là dấu hiệu đang đi đúng hướng.
Giao thông thưa thớt tại một tuyến phố ở Singapore khi lệnh cách ly xã hội được ban bố do dịch COVID-19 ngày 7/4. Ảnh: THX/TTXVN
Dịch bệnh đã tác động mạnh đến kinh tế Singapore sau khi Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) công bố báo cáo đánh giá kinh tế vĩ mô của nước này. Theo MAS, nền kinh tế Singapore sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay dẫn đến tình trạng thất nghiệp và lương thấp cùng với những khó khăn khác trong sản xuất và kinh doanh. MAS cho rằng tăng trưởng kinh tế của Singapore thậm chí có thể giảm sâu hơn xuống dưới mức dự báo là âm 4 đến âm 1%.
Kinh tế Singapore đã giảm 2,2% trong quý 1/2020, mức giảm âm theo quý đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Theo đánh giá của MAS, nền kinh tế Singapore có khả năng còn giảm mạnh hơn trong quý 2.
Cho đến nay, MAS đã đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời và có phối hợp về tiền tệ, tài chính, tài khóa. Cơ quan này cũng đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm gia tăng tính thanh khoản cho hệ thống tài chính, giảm bớt những quy định để các ngân hàng có thể nới lỏng điều kiện cho vay đối với các công ty và hộ gia đình. Chính phủ Singapore cũng đã thông qua 3 gói ngân sách cứu trợ tổng trị giá 42 tỷ USD để đối phó với dịch bệnh.
Số ca mắc mới ở Thái Lan dưới 10
Người bán hàng rong trên đường phố ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Ngọc Quang (P/v TTXVN tại Thái Lan)
Thái Lan ngày 28/4 tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm ở mức một con số, với 7 ca, và 2 ca tử vong. Đây cũng là số ca nhiễm thấp nhất trong một ngày ở nước này kể từ ngày 14/3. Như vậy, tổng số ca nhiễm tại quốc gia Đông Nam Á này đến nay là 2.938 trường hợp, trong đó có 54 bệnh nhân tử vong.
Video đang HOT
Trong khi đó, Chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) đang lên kế hoạch mở cửa trở lại 8 loại hình dịch vụ, trong đó có nhà hàng, chợ, khu tập thể thao, công viên, cửa hàng cắt tóc, phòng khám chữa bệnh, sân golf… với những điều kiện nghiêm ngặt nhằm kiểm soát dịch bệnh. Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang cho biết biện pháp phong tỏa thành phố dự kiến sẽ hết hạn vào nửa đêm 30/4. BMA đã thông báo với chính phủ về kế hoạch nói trên và Ủy ban bệnh truyền nhiễm sẽ đưa ra quyết định vào ngày 29/4.
Trước đó, Nội các nước này đã thông qua đề xuất của Trung tâm Quản lý Tình hình COVID-19 (CCSA) gia hạn thêm một tháng Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp, bắt đầu từ 1/5. Theo đó, lệnh giới nghiêm ban đêm từ 10h tối hôm trước tới 4h sáng hôm sau vẫn sẽ có hiệu lực trong thời gian kéo dài Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp, tuy nhiên một vài hạn chế khác sẽ được nới lỏng.
Nội các Thái Lan đã quyết định không hoãn các ngày nghỉ lễ trong tháng 5 theo đề nghị của CCSA. Bốn kỳ nghỉ lễ gồm ngày Quốc tế Lao động 1/5, Ngày lên ngôi của Nhà vua 4/5, Ngày Phật Đản vào 6/5 và lễ Hạ Điền (Pheut Mongkol) vào 11/5.
Truyền thông sở tại dẫn lời một nguồn tin cho biết theo quyết định của nội các Thái Lan, 4 ngày nghỉ lễ nói trên vẫn sẽ được thực hiện, nhưng các nhà chức trách sẽ được yêu cầu thực thi nghiêm ngặt tất cả các biện pháp liên quan đến y tế công cộng, giao thông và an ninh nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19. Người dân nên tiếp tục thực hiện theo các chỉ dẫn của chính phủ ở nhà và giúp chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh.
Malaysia bước vào giai đoạn phục hồi
Nhân viên y tế làm nhiệm vụ tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 14/4. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia đã bước vào giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19 sau khi số các ca nhiễm đã liên tục giảm trong những ngày gần đây.
Phát biểu trong một cuộc họp báo chiều 28/4, Tổng Giám đốc Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah cho biết nước này chỉ ghi nhận 31 ca nhiễm trong ngày 28/4 – mức thấp nhất kể từ khi các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện ngày 18/3 vừa qua. Tính đến thời điểm hiện tại, Malaysia đã có tổng cộng 5.851 người mắc COVID-19, trong đó có 100 ca tử vong.
Bên cạnh đó, 75 bệnh nhân đã được xuất viện, nâng tổng số trường hợp phục hồi sau khi mắc bệnh lên 4.032 người, chiếm 68,9% số trường hợp mắc COVID-19 ở Malaysia. Trong số những bệnh nhân đang được điều trị, chỉ có 36 người phải chăm sóc đặc biệt và 17 người cần áp dụng phương pháp trợ thở.
Theo ông Noor Hisham Abdullah, số trường hợp mới mắc bệnh và số bệnh nhân hồi phục sức khỏe cho thấy “đường cong dịch bệnh đã được làm phẳng” và Malaysia đã bước vào “giai đoạn phục hồi”. Ông nhấn mạnh: “Kết quả này có được là nhờ các biện pháp tích cực và mạnh mẽ của chính phủ”. Các lệnh hạn chế đã được gia hạn tới 3 lần tại Malaysia và hiện sẽ kéo dài tới ngày 12/5 tới.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Malaysia đang cạn kiệt vốn khi nước này chuẩn bị bước vào giai đoạn 4 thực hiện lệnh hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn COVID-19. Khá nhiều SME đang trong tình trạng bị vắt kiệt tối đa tài chính và buộc phải giảm hoạt động khi không còn tiền để lưu thông.
Kết quả một cuộc điều tra của Hiệp hội mới tiến hành gần đây cho thấy có đến 70% SME không đủ tiền để chi tiêu cho đến hết tháng 4. Điều này có nghĩa là khoảng 2 triệu lao động sẽ mất việc làm bởi chi phí nhân công chiếm phần quan trọng trong chi phí của các doanh nghiệp. Hiện Malaysia có 1,08 triệu SME, bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ, với tổng số công nhân khoảng 9,8 triệu người.
Campuchia cảnh báo về đợt lây nhiễm mới
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại tỉnh Kandal, Campuchia, ngày 5/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại Campuchia vẫn được coi là ở mức độ “đáng báo động” và xác suất lây nhiễm không hề thấp dù tính đến ngày 28/4, Campuchia đã bước sang ngày thứ 16 liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm nào.
Tính đến ngày 27/4, Viện Y tế công và Viện Pasteur Campuchia đã xét nghiệm 11.576 mẫu bệnh phẩm và phát hiện 122 ca mắc COVID-19, trong đó 119 bệnh nhân đã bình phục.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine cho rằng Campuchia vẫn đang trong giai đoạn đầu của dịch và một làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Theo bà Or Vandine, đánh giá này dựa trên tình hình một bộ phận người dân Campuchia đang tỏ ra chủ quan và lơ là các biện pháp phòng chống dịch. Bà cảnh báo rằng nhiều người dân Campuchia đang đi lại rất tự do, tới chợ, siêu thị và các nhà hàng mà không thực hiện giãn cách xã hội, đồng thời đề nghị người dân tiếp tục có các biện pháp vệ sinh phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Liên quan dịch bệnh, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/4, người phát ngôn Bộ Lao động và Đào tạo Nghề Campuchia Heng Sour cho biết khoảng 10.000 lao động ngành may mặc ở Phnom Penh về quê nhân dịp Tết cổ truyền Khmer chưa trở lại thủ đô vì sợ bị cách ly giám sát.
Báo Khmer Times dẫn lời ông Heng Sour nói rằng có tổng cộng khoảng 15.000 lao động đã về quê trong dịp Tết Khmer, trong đó hơn 5.000 người đã quay lại Phnom Penh và phải thực hiện tự cách ly có thời hạn tại nhà. Tuy nhiên, còn 10.000 lao động nữa quyết định chưa quay lại Phnom Penh vào thời điểm này vì không muốn thực hiện cách ly. Họ ở lại quê nhà giúp đỡ gia đình làm nông nghiệp.
Những lao động trên có quyền không quay lại Phnom Penh sau khi nghỉ Tết Khmer, nhưng họ vẫn phải theo dõi sức khỏe ở những trung tâm được chỉ định theo hướng dẫn của Bộ Y tế Campuchia. Những lao động này đã vội vã về quê trước khi Campuchia áp lệnh cấm đi lại giữa các tỉnh từ ngày 10/4 đến 16/4 để ngăn dịch COVID-19 lây lan.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Campuchia, từ ngày 20-24/4, Bộ đã phối hợp với Chính quyền Phnom Penh chuẩn bị 10 trung tâm kiểm tra sức khỏe lao động dệt may quay lại Phnom Penh và 3 trung tâm khám sàng lọc COVID-19 cho hơn 5.000 công nhân. Theo đó, 4.823 công nhân phải tự cách ly và 222 công nhân được chuyển đến điểm cách ly tập trung.
Cho đến nay đã có 130 nhà máy sản xuất hàng may mặc nộp đơn xin đóng cửa do các nhà nhập khẩu hủy đơn hàng vì dịch bệnh COVID-19. Hậu quả trên sẽ tác động đến khoảng 100.000 công nhân Campuchia.
Nhằm hỗ trợ công nhân, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tuyên bố chính sách trợ cấp 70 USD/tháng cho mỗi công nhân thuộc các nhà máy bị đóng cửa, trong đó Chính phủ chi trả 40 USD và chủ lao động trả 30 USD. Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Sáng tạo của Campuchia, hiện nay tại nước này có 1.099 nhà máy thuộc ngành may mặc, giày dép và túi xách.
Số ca nhiễm tiếp tục tăng cao tại Indonesia và Philippines
Nhân viên y tế xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người lao động nhập cư tại sân bay quốc tế Kualanamu ở Bắc Sumatra, Indonesia ngày 9/4. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Indonesia ngày 28/4 đã ghi nhận 415 ca mắc bệnh COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 9.511 người. Quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho biết nước này cũng ghi nhận 8 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên thành 773 người, trong khi có 1.254 bệnh nhân hồi phục.
Còn Philippines cũng đã có gần 8.000 người mắc COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Riêng trong ngày 28/4, nước này ghi nhận 19 ca tử vong do COVID-19 và 181 ca mắc bệnh.
EU huy động 350 triệu euro hỗ trợ ASEAN chống COVID-19
Đại sứ EU tại ASEAN, ông Igor Driesmans. Ảnh: netralnews.com
Liên minh châu Âu (EU) thông báo đang huy động 350 triệu euro nhằm hỗ trợ ASEAN trong cuộc chiến chống COVID-19. Trong một tuyên bố, Đại sứ EU tại ASEAN Igor Driesmans nhấn mạnh ASEAN có thể tin tưởng vào EU trong những lúc khó khăn. Nhà ngoại giao này cho biết EU và ASEAN là hai tổ chức khu vực có 42 năm đoàn kết và hợp tác và việc huy động 350 triệu euro hỗ trợ các nước ASEAN thể hiện tình hữu nghị của EU đối với người dân trong khu vực.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu nhằm giải quyết khủng hoảng này, Đại sứ Driesmans khẳng định thế giới chỉ có thể vượt qua đại dịch COVID-19 thông qua hợp tác, đoàn kết và phối hợp quốc tế.
Theo Đại sứ Driesmans, nguồn quỹ nói trên sẽ được phân bổ cho từng quốc gia nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế, tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe và giảm thiểu các tác động kinh tế và xã hội do dịch bênh COVID-19 gây ra. Trong đó, EU sẽ hỗ trợ Việt Nam triển khai các biện pháp ứng phó với tác động của dịch bệnh và sớm triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Trước đó, ngay 4/4, EU cam kết hỗ trợ hơn 20 tỷ euro cho các nước đối tác trong cuộc chiến chống lại dịch bênh COVID-19 trong khuôn khổ chương trình “Nhóm châu Âu (Team Europe)”. Khoản ngân quỹ này sẽ được phân bổ cho các quốc gia dễ bị tổn thương tại châu Phi, khu vực Tây Balkan, các quốc gia đối tác phía Đông, Trung Đông và Bắc Phi, châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và Caribbean. Ngoài ra, EU cũng đã giải ngân khoảng 48,5 triệu euro để tài trợ cho 18 dự án nghiên cứu về COVID-19, nhằm mô hình hóa sự lây lan của virus, cải thiện kỹ thuật chẩn đoán nhanh cũng như điều trị và nghiên cứu vaccine.
Thùy Dương
Mỹ thúc đẩy diễn tập chung ở Thái Bình Dương để đảm bảo tự do hàng hải
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh cam kết bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực, khẳng định các hoạt động trong năm 2020 tập trung vào hiện diện hải quân lẫn không quân.
Trả lời các phóng viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày 10/2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Các vấn đề Quân sự - Chính trị Clarke Cooper cho biết phái đoàn Mỹ cử đến triển lãm quốc phòng Singapore Airshow 2020 là lần hiện diện quốc tế với số lượng đông đảo nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu tham gia.
"Điều này chứng tỏ cụ thể quan hệ song phương thân thiết và sâu sắc giữa chúng tôi với Singapore, đồng thời thể hiện cam kết với khu vực cũng như tất cả các nước về xây dựng không gian tự do và mở, để mọi nước được đảm bảo tự do hàng hải và tự do lựa chọn", ông chia sẻ.
Hải quân các nước ASEAN và Mỹ phối hợp diễn tập nhiều tình huống thực binh trên biển trong khuôn khổ AUMX 2019. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Thúc đẩy tự do hàng hải
Đề cập đến những hoạt động sắp tới nhằm hỗ trợ duy trì tự do hàng hải, Trợ lý Ngoại trưởng Clarke Cooper nhấn mạnh tầm quan trọng của tập trận và huấn luyện với các nước trong khu vực. Ông nhận định hoạt động tàu quân sự ghé thăm cảng các nước cũng gửi đi thông điệp cụ thể về tự do hàng hải.
Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định sự hiện diện hải quân và không quân của mình tại khu vực thông qua các hoạt động huấn luyện song phương hoặc diễn tập với nhiều nước tham gia.
"Chúng tôi đã làm việc với một số đối tác trên toàn khu vực Thái Bình Dương để mở rộng một số cơ hội. Chúng tôi cũng làm việc với các nước ASEAN và tất cả đều muốn đảm bảo một không gian thịnh vượng và ổn định, duy trì khu vực tự do và mở về phương diện hàng hải và thương mại. Đây là lợi ích chung của tất cả các bên", ông Cooper cho biết.
"Chúng tôi không muốn nhìn thấy những hành động quấy rối và cưỡng ép từ các tàu thuyền hoạt động bất hợp pháp. Tự do hàng hải hay sự hiện diện của các lực lượng hải quân là nhằm duy trì cách hành xử đúng đắn và ủng hộ những bên tuân thủ đúng luật pháp trên biển", trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Lo ngại lộ công nghệ với Trung Quốc, Nga
Khi được hỏi về cạnh tranh mua bán quốc phòng giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc, Trợ lý Ngoại trưởng Cooper chia sẻ nước Mỹ không muốn tạo mới hay thay đổi cách tiếp cận phối hợp của riêng mỗi quốc gia trong xây dựng năng lực phòng vệ, đảm bảo có đủ những yếu tố cần thiết để duy trì chủ quyền.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Các vấn đề Quân sự - Chính trị Clarke Cooper. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.
"Điều chúng tôi mong muốn giảm thiểu là việc xuất hiện một số hệ thống hoặc vũ khí nhất định có khả năng đe dọa công nghệ trong các hệ thống khí tài do Mỹ chế tạo, thiết kế. Chúng tôi cũng không muốn những cơ hội hợp tác sản xuất chịu rủi ro. Moscow hoặc Bắc Kinh có thể lợi dụng hợp tác sản xuất và nghiên cứu tìm kiếm những công nghệ và thông tin quan trọng", ông cho biết.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ lưu ý chính sách của nước này là "bảo vệ những công nghệ độc nhất mà Mỹ chỉ chia sẻ với các đối tác thân thiết", và đặc biệt là những đối tác sẵn sàng tiến đến quan hệ chia sẻ qua lại.
Khả năng trừng phạt đối tác vi phạm chỉ xảy ra khi nước còn lại mua một hệ thống khí tài trực tiếp thách thức. Ví dụ điển hình là thương vụ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ
"Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên nhóm nước mua F-35. Chúng tôi không muốn thương vụ S-400 và Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa một số công nghệ. Chính vì vậy chương trình F-35 không còn bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ", ông chia sẻ.
Theo news.zing.vn
TT Trump vắng mặt, 7 lãnh đạo ASEAN không dự hội nghị với Mỹ Mỹ gửi điện nói việc một số lãnh đạo ASEAN "tẩy chay" hội nghị tại Thái Lan là hành động "cố tình làm bẽ mặt" Tổng thống Trump, khi ông vắng mặt tại sự kiện năm thứ hai liên tiếp. Lãnh đạo 7 nước thuộc Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã không tham dự một hội nghị với Mỹ hôm...