Tình hình Biển Đông vẫn xấu đi
Nhân dịp đánh dấu 5 năm kể từ khi Tòa trọng tài quốc tế ngày 12.7.2016 đưa ra phán quyết bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đối với Biển Đông, Thanh Niên đã phỏng vấn một số chuyên gia quốc tế để đánh giá về tình hình vùng biển này thời gian qua.
Tàu 739 của lực lượng chấp pháp Việt Nam ngăn cản tàu hải c ảnh 33111 của Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam tháng 10.2019 . ẢNH: NGƯ DÂN CUNG CẤP
Trả lời phỏng vấn có các chuyên gia: ông Greg Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ); PGS-TS Richard Heydarian, chuyên gia phân tích chính trị và các vấn đề quốc tế của Philippines; TS Swee Lean Collin Koh, chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore.
Bắc Kinh tăng cường quân sự
Ông đánh giá như thế nào về tình hình Biển Đông trong 5 năm qua ?
Ông Greg Poling: Tình hình ở Biển Đông diễn biến xấu hơn đối với các bên tranh chấp ở Đông Nam Á. Từ sau năm 2016, Trung Quốc hoàn thành thêm nhiều cơ sở quân sự ở một số thực thể tại Biển Đông để tăng cường lực lượng và triển khai hàng trăm tàu dân quân ở quần đảo Trường Sa. Những điều đó đang khiến cuộc sống của ngư dân, các nhà khai thác dầu khí và thường dân trên khắp khu vực ngày càng khó khăn hơn.
ẢNH: NVCC
PGS-TS Richard Heydarian: Hơn 1 năm qua, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều nước ở Đông Nam Á lẫn Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… bị phân tâm. Trong bối cảnh như vậy, Trung Quốc đã lợi dụng tình hình nhằm củng cố vị thế kiểm soát nhiều hơn về mặt thực địa ở Biển Đông. Trung Quốc tăng cường lực lượng dân quân biển quấy rối Philippines, Việt Nam. Điển hình là vụ nhiều tàu dân binh biển của Trung Quốc hoạt động suốt nhiều tháng tại bãi Ba Đầu. Bắc Kinh đang bao vây, cưỡng ép các nước khác ra khỏi khu vực quần đảo Trường Sa.
TS Swee Lean Collin Koh: Chúng ta chưa thấy xung đột bùng phát ở Biển Đông. Nhưng tình hình đã trở nên căng thẳng hơn – với sự can dự của nhiều bên (đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ) và một loạt các vụ gây sức ép ở một số thực thể tại Biển Đông. Xung đột chưa nổ ra có thể do các bên liên quan nỗ lực giữ cho hành động của họ dưới ngưỡng sử dụng vũ trang và các cuộc đối thoại tiếp tục đang diễn ra, chẳng hạn như các cuộc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đang diễn ra – dù đàm phán đã chậm lại kể từ khi Covid-19 bùng phát.
Trung Quốc có nhiều hoạt động gây quan ngại
Suốt 5 năm qua, Trung Quốc liên tục có nhiều hành vi gây quan ngại ở Biển Đông. Giữa năm 2019, Trung Quốc điều động tàu khảo sát Hải Dương 08 cùng lực lượng tàu yểm trợ xâm phạm vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc cũng thường xuyên quấy phá tàu cá của ngư dân Việt Nam. Trong đó, một vụ việc nghiêm trọng đã diễn ra vào ngày 2.4.2020 khi tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm 1 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động hợp pháp ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Được mệnh danh là “hung thần” trên Biển Đông, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đầu năm nay được Quốc hội nước này thông qua luật mới cho phép sử dụng vũ khí nhằm vào tàu nước ngoài ở các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Điều này gây nên quan ngại nghiêm trọng vì Trung Quốc có thể lợi dụng để tấn công tàu các nước.
Cũng trong 5 năm qua, Bắc Kinh đã quân sự hóa, triển khai nhiều hệ thống do thám, tên lửa đối không (như HQ-9) lẫn đối hải (YJ-12, YJ-62…) đến các thực thể ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp. Trong số này, sau đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, các bãi đá Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa cũng đã được Trung Quốc hoàn thiện các hạ tầng đường băng, nhà chứa máy bay. Kèm theo đó, Trung Quốc cũng thường xuyên điều các loại máy bay tiêm kích như J-10 và J-11, oanh tạc cơ H-6 đến các đảo và bãi đá vừa nêu.
Bắc Kinh cũng liên tục tổ chức nhiều cuộc tập trận ở Biển Đông trong những năm gần đây.
Ông nhận định thế nào về các động thái của Trung Quốc (ví dụ tăng cường thiết lập vùng xám, quân sự hóa…) ở Biển Đông?
Video đang HOT
Ông Greg Poling: Trung Quốc thực thi chiến lược vùng xám ở Biển Đông bằng cách điều động lực lượng hải cảnh và dân binh biển gây ra nguy cơ va chạm và đe dọa các tàu của Philippines, Malaysia và VN. Các nước trong khu vực ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư sẵn sàng vào dầu khí ngoài khơi vì những rủi ro. Ngư dân Philippines đang bị xua đuổi khỏi ngư trường. Không bao lâu nữa, Biển Đông sẽ quá nguy hiểm cho bất kỳ thường dân nào khác ngoài Trung Quốc hoạt động.
TS Swee Lean Collin Koh: Những năm qua, chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc đã tiến hành củng cố hơn nữa quyền kiểm soát và thống trị thực tế ở Biển Đông. Điển hình là các cuộc nâng cấp liên tục đối với khu vực mà họ kiểm soát – đặc biệt là các tiền đồn đảo nhân tạo, hoặc việc tăng cường khả năng quân sự và tuần duyên nói chung ở khu vực. Và như tôi đã đề cập, Trung Quốc tiếp tục sử dụng các hành vi cưỡng ép đối với các nước Đông Nam Á tại Biển Đông.
Cẩn trọng với COC
Đâu là giải pháp để giảm căng thẳng Biển Đông? Và đâu là các yếu tố cần thiết để các bên đạt được một COC hiệu quả?
Ông Greg Poling: Các giải pháp chỉ có thể thông qua biện pháp ngoại giao. Dù có được thông qua, COC khó giải quyết các căng thẳng. Vì vậy, các bên tranh chấp ở ASEAN nên tiến hành các cuộc thảo luận song song về quản lý nghề cá, dầu khí, hoạt động thực thi pháp luật và các vấn đề quan trọng khác trong tiến trình làm việc giữa ASEAN và Trung Quốc. Bên cạnh đó, các nước ASEAN nên ủng hộ quốc tế hóa các tranh chấp – nêu vấn đề tại LHQ và các diễn đàn khác – để khiến Trung Quốc phải trả giá về mặt ngoại giao khi gây ra các hành vi xấu. Chỉ có sự lên án quốc tế mới khiến Trung Quốc phải tìm kiếm các thỏa hiệp.
PGS-TS Richard Heydarian: Con đường phía trước cho chúng ta là các thành viên ASEAN, đặc biệt là Philippines, Việt Nam, Indonesia cần phối hợp hành động nhiều hơn. Về COC, tôi không kỳ vọng nhiều, vì có thể dẫn đến một nhận thức sai lầm rằng Trung Quốc đang tương tác với các nước láng giềng một cách hòa bình và tôn trọng. Các nước ASEAN trước hết cần có một bộ quy tắc ứng xử riêng.
ẢNH: NVCC
TS Swee Lean Collin Koh: Có một thực tế là chưa thấy giải pháp cuối cùng nào đủ sức giải quyết các tranh chấp này, cách duy nhất sắp tới là kiểm soát căng thẳng một cách hòa bình. Trong khi duy trì các nỗ lực đối thoại, các bên Đông Nam Á yếu hơn ở Biển Đông vẫn sẽ phải tăng cường năng lực lực lượng hàng hải quốc gia.
Ngoài ra, các kịch bản hiện tại và tương lai dự đoán Biển Đông sẽ khiến việc gắn kết hơn nữa với các quốc gia bên này trở nên quan trọng hơn. Những nỗ lực này kết hợp lại có thể giúp duy trì một phương thức hòa bình và ổn định ở Biển Đông, để không một bên cụ thể nào có thể chiếm ưu thế hoàn toàn.
ẢNH: NVCC
Bên cạnh các động thái an ninh – chính trị trên, các bên liên quan ở Biển Đông phải tiếp tục nhấn mạnh luật pháp quốc tế và trật tự dựa trên quy tắc – ví dụ như gửi công hàm tới LHQ để phản đối những tuyên bố bành trướng của Bắc Kinh là cách tốt. Đối với các nước Đông Nam Á, điều quan trọng là phải đa dạng hóa các nguồn đầu tư và thị trường xuất khẩu của họ để giảm bớt hoặc giảm thiểu rủi ro do kinh tế Trung Quốc ép buộc.
Mặc dù COC đã được xem là một giải pháp quan trọng trong tương lai, nhưng nếu không có bất kỳ định hướng nào sâu hơn cho cơ chế của COC – đặc biệt là các cơ chế đảm bảo việc tuân thủ và thực thi – thì rất khó để COC có tác động lâu dài ở Biển Đông.
Tìm cách hợp thức hóa với UNCLOS
ẢNH: NVCC
Trung Quốc đã tuyên bố các phán quyết của tòa là vô hiệu. Trong khi đó, với tư cách là một bên của Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, Bắc Kinh bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi các quyết định của Tòa Trọng tài.
Có thể Trung Quốc sẽ thay đổi các lập trường pháp lý ở Biển Đông nhằm hợp thức hóa với các quy định mà nước này đã ký trong UNCLOS.
Hai biện pháp khả dĩ nhất để giải quyết tình hình căng thẳng của Biển Đông: Một là các bên tranh chấp thuộc khối ASEAN tự giải quyết với nhau các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS; hai là các bên trong ASEAN mời Trung Quốc tham gia một ủy ban hỗn hợp lâm thời để quản lý nghề cá, bảo vệ môi trường và nguồn sống ở các vùng biển trong khu vực.
GS Stein Tnnesson
(Viện Nghiên cứu hòa bình Oslo, Na Uy)
Tăng cường hợp tác hàng hải
ẢNH: NVCC
Các nước có thể thúc đẩy sự đồng thuận lớn hơn về các quy tắc hàng hải. Điển hình là nhiều nước đã bắt đầu lên tiếng chỉ trích lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông. Đối với các quốc gia không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, việc gửi thêm tàu chiến trong một khu vực đã có tranh chấp và tham gia vào các hoạt động hải quân nên được phối hợp với các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền. Các bên cần tăng cường hợp tác hàng hải trong nhiều lĩnh vực: giám sát, môi trường, phát triển và cơ sở hạ tầng… Hợp tác hàng hải này có thể nâng cao năng lực của các quốc gia trong việc tuần tra trên biển, bảo vệ tài nguyên biển và môi trường…
TS Rebecca Strating (Chuyên gia về chính trị và quan hệ quốc tế – Khoa Chính trị, Truyền thông và Triết học – Đại học La Trobe, Úc)
Cần tiếp tục lên án hành vi bá quyền của Trung Quốc
ẢNH: NVCC
Đã 5 năm kể từ khi quyết định của PCA bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Bất chấp điều đó, Trung Quốc xây dựng và sau đó quân sự hóa các đảo nhân tạo và sử dụng chiến thuật “vùng xám” để đe dọa các nước khác. Về mặt pháp lý, một số quốc gia và các tổ chức siêu quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Anh và EU đã đệ trình các văn bản lên LHQ để phản đối hành động và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Về mặt ngoại giao, Nhật Bản, Mỹ và G-7 đều đã chỉ trích các hành vi Trung Quốc trong các tuyên bố và thông cáo chung.
Tuy nhiên, việc tiếp tục tiến hành các hoạt động như triển khai lực lượng hải quân đến hoạt động ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế cũng cần đẩy mạnh, để tiếp tục phát đi tín hiệu rằng phần lớn cộng đồng quốc tế bác bỏ và không chấp nhận hành vi bá quyền của Trung Quốc.
Thực tế, khó có việc các bên dễ dàng đạt được thỏa thuận, bởi một nguyên nhân quan trọng là chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao ở Trung Quốc gây cản trở cho các thỏa thuận về Biển Đông. Trong tương lai gần, vấn đề Biển Đông sẽ khó được giải quyết nếu các bên chưa thể tìm được giải pháp chung đủ sức đảm bảo không bên nào bị mất mặt.
PGS Stephen Robert Nagy
(Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, Học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada)
Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển Đông
Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đề cập tới phán quyết về Biển Đông năm 2016.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters ngày 6-7, dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Đức, cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Kramp-Karrenbauer đã thảo luận tình hình Biển Đông với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Phía Đức theo đó bàn về việc Đức triển khai tàu chiến tới Biển Đông trong năm nay. Ngoài ra, bà Kramp-Karrenbauer cũng nhắc ông Ngụy Phượng Hòa về tầm quan trọng của việc tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016.
Phán quyết năm 2016 là kết quả vụ Philippines kiện tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" (hay "đường chín đoạn") của Trung Quốc ở Biển Đông. Tới nay Bắc Kinh được cho vẫn ngó lơ phán quyết này.
Như thông tin trên Tuổi Trẻ Online trước đó, vào hôm 2-3 năm nay, một số quan chức Đức đã xác nhận việc điều một tàu hộ vệ tên lửa tới châu Á trong tháng 8.
Được biết hành trình của khinh hạm này sẽ đi ngang Biển Đông (trên đường về), và đặc biệt đây là lần đầu tiên một tàu chiến Đức đi qua Biển Đông sau gần 20 năm, kể từ 2002.
Các thông tin liên quan cho thấy tàu Đức sẽ không đi qua khu vực 12 hải lý tính từ các thực thể tranh chấp ở Biển Đông. Tuy vậy, động thái của Berlin vẫn được phía Mỹ ca ngợi, còn Trung Quốc lên tiếng cảnh báo.
Trong một cuộc họp báo một ngày sau đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nhấn mạnh mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên biển và bay qua không phận ở Biển Đông, nhưng điều này không nên được dùng như cái cớ đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia của các nước ven biển.
Năm nay, Đức chỉ là một trong số nhiều nước châu Âu quyết định đưa tàu chiến tới Biển Đông.
Đơn cử vào tháng 3, tàu hộ vệ trinh sát Prairial (Pháp) đã có chuyến thăm cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho biết chuyến thăm ở cảng Cam Ranh "là sự kiện rất quan trọng của Pháp tại Việt Nam trong năm nay", cũng là thông điệp ủng hộ tự do hàng hải và hàng không của Pháp ở Biển Đông cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trước Prairial, Pháp cũng đã điều tàu đổ bộ Tonnere và tàu hộ tống Surcouf để bắt đầu nhiệm vụ ba tháng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi họ hai lần đi qua Biển Đông và tham gia tập trận với Mỹ và Nhật Bản trong tháng 5.
Trước đó, tàu ngầm tấn công hạt nhân SNA Emeraude và tàu hỗ trợ BSAM Seine của Pháp đã thực hiện cuộc tuần tra ở Biển Đông.
Cuối tháng 2, Bộ Quốc phòng Anh cho biết tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân nước này sẽ tới Đông Nam Á trong thời gian từ tháng 4 tới tháng 6 năm nay. Tờ Financial Review của Úc tiết lộ nước này sẽ tham gia cuộc tập trận với HMS Queen Elizabeth, cùng hải quân các nước như Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan.
Hồi tháng 1 năm nay, khu trục hạm Winnipeg của Canada cũng đi qua eo biển Đài Loan nhằm nhấn mạnh "khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do - rộng mở".
Phóng viên Philippines nói bị tàu tên lửa Trung Quốc bám theo ở Biển Đông Phóng viên đài ABS-CBN cho biết một tàu hải cảnh và hai tàu tên lửa Type-022 của Trung Quốc bám theo tàu của họ ở Biển Đông hôm nay. Một nhóm nhân viên của đài ABS-CBN, gồm phóng viên Chiara Zambrano, hôm nay đi tàu ra bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để phỏng vấn ngư dân Philippines...
![Trung Quốc tung chatbot đấu ChatGPT, cổ phiếu Phố Wall chao đảo bốc hơi 1.000 tỉ](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/10/trung-quoc-tung-chatbot-dau-chatgpt-co-phieu-pho-wall-chao-dao-boc-hoi-1000-ti-600x432-0a6-7368245-250x180.webp)
![Ý tưởng gây sốc của Tổng thống Trump về Dải Gaza](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/y-tuong-gay-soc-cua-tong-thong-trump-ve-dai-gaza-600x432-f7b-7372962-250x180.webp)
![Tàu vận tải Nga cập cảng Syria, chuẩn bị cho cuộc rút quân](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/tau-van-tai-nga-cap-cang-syria-chuan-bi-cho-cuoc-rut-quan-600x432-062-7366207-250x180.webp)
![Hé lộ kế hoạch mới của ông Trump về xung đột Nga-Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/he-lo-ke-hoach-moi-cua-ong-trump-ve-xung-dot-nga-ukraine-600x432-ff5-7370647-250x180.webp)
![Ông Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tức](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/ong-trump-noi-muon-gap-ong-putin-ngay-lap-tuc-600x432-3d1-7366202-250x180.webp)
![Tổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DC](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/11/tong-thong-trump-len-tieng-ve-tham-kich-hang-khong-o-thu-do-washington-dc-600x432-fe8-7369318-250x180.webp)
![Iran công bố tên lửa đạn đạo mới nhất](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nghien-cuu-chien-ham-trung-quoc-cung-luoi-tieu-diet-co-the-danh-bai-ham-doi-my-600x432-026-7371520-250x180.webp)
![Ông Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/ong-trump-cam-nguoi-chuyen-gioi-tham-gia-cac-mon-the-thao-danh-cho-nu-600x432-a49-7373039-250x180.webp)
![Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/phuong-tay-dang-hoc-hoi-tu-chien-su-ukraine-600x432-1ff-7366132-250x180.webp)
![Hamas vừa thả 4 nữ binh sĩ Israel, sẽ nhận lại được gì?](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/9/hamas-vua-tha-4-nu-binh-si-israel-se-nhan-lai-duoc-gi-600x432-255-7366774-250x180.webp)
![CIA có đánh giá mới về nguồn gốc Covid-19](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/9/cia-co-danh-gia-moi-ve-nguon-goc-covid-19-600x432-68a-7367289-250x180.webp)
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/diem-ten-nhung-quoc-gia-da-cam-ung-dung-ai-deepseek-cua-trung-quoc-600x432-827-7373606-250x180.webp)
Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc
![Nga và Mỹ hợp tác vũ trụ: Phi hành gia Nga sẽ bay trên Crew Dragon tới ISS](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nga-va-my-hop-tac-vu-tru-phi-hanh-gia-nga-se-bay-tren-crew-dragon-toi-iss-600x432-b56-7373603-250x180.webp)
Nga và Mỹ hợp tác vũ trụ: Phi hành gia Nga sẽ bay trên Crew Dragon tới ISS
![Cơ quan Cảnh sát Mỹ có lãnh đạo mới](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/roi-may-bay-quan-su-cua-my-tai-philippines-4-nguoi-thiet-mang-600x432-c30-7373601-250x180.webp)
Cơ quan Cảnh sát Mỹ có lãnh đạo mới
![Mỹ tìm kiếm máy bay mất tích chở 10 người tại bang Alaska](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/my-tim-kiem-may-bay-mat-tich-cho-10-nguoi-tai-bang-alaska-600x432-592-7373598-250x180.webp)
Mỹ tìm kiếm máy bay mất tích chở 10 người tại bang Alaska
![Ai Cập, Jordan rơi vào thế khó xử vì kế hoạch Gaza của Tổng thống Trump](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ai-cap-jordan-roi-vao-the-kho-xu-vi-ke-hoach-gaza-cua-tong-thong-trump-600x432-0a2-7373595-250x180.webp)
Ai Cập, Jordan rơi vào thế khó xử vì kế hoạch Gaza của Tổng thống Trump
![Panama bác thông tin về thỏa thuận cho tàu Mỹ đi qua kênh đào miễn phí](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/panama-bac-thong-tin-ve-thoa-thuan-cho-tau-my-di-qua-kenh-dao-mien-phi-600x432-7f3-7373593-250x180.webp)
Panama bác thông tin về thỏa thuận cho tàu Mỹ đi qua kênh đào miễn phí
![Ruồi có thể lây lan vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ruoi-co-the-lay-lan-vi-khuan-khang-thuoc-khang-sinh-trong-benh-vien-600x432-745-7373591-250x180.webp)
Ruồi có thể lây lan vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện
![Vụ nổ súng tại Thụy Điển: Các nạn nhân mang nhiều quốc tịch khác nhau](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/vu-no-sung-tai-thuy-dien-cac-nan-nhan-mang-nhieu-quoc-tich-khac-nhau-600x432-0e9-7373589-250x180.webp)
Vụ nổ súng tại Thụy Điển: Các nạn nhân mang nhiều quốc tịch khác nhau
![Amazon lãi 'khủng' nhờ mùa mua sắm cuối năm ngoái](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/amazon-lai-khung-nho-mua-mua-sam-cuoi-nam-ngoai-600x432-8e6-7373587-250x180.webp)
Amazon lãi 'khủng' nhờ mùa mua sắm cuối năm ngoái
![Chính phủ Mỹ 'đóng băng' hàng loạt dự án trên toàn quốc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/chinh-phu-my-dong-bang-hang-loat-du-an-tren-toan-quoc-600x432-ea1-7373585-250x180.webp)
Chính phủ Mỹ 'đóng băng' hàng loạt dự án trên toàn quốc
![Mỹ cắt đứt tài trợ làm tê liệt cuộc chiến chống nạn đói và sốt rét](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/my-cat-dut-tai-tro-lam-te-liet-cuoc-chien-chong-nan-doi-va-sot-ret-600x432-f71-7373583-250x180.webp)
Mỹ cắt đứt tài trợ làm tê liệt cuộc chiến chống nạn đói và sốt rét
![Temu và Shein điều chỉnh chiến lược thế nào sau biện pháp thuế quan của Mỹ?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/temu-va-shein-dieu-chinh-chien-luoc-the-nao-sau-bien-phap-thue-quan-cua-my-600x432-9e4-7373581-250x180.webp)
Temu và Shein điều chỉnh chiến lược thế nào sau biện pháp thuế quan của Mỹ?
Có thể bạn quan tâm
![Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/mung-tho-bo-xong-con-trai-dua-yeu-cau-khien-ca-nha-sung-so-600x432-8de-7373610-250x180.webp)
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
Góc tâm tình
17:12:44 07/02/2025![Maroc chặn khoảng 79.000 người di cư tìm cách đến châu Âu năm 2024](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/maroc-chan-khoang-79000-nguoi-di-cu-tim-cach-den-chau-au-nam-2024-600x432-2b3-7373578-250x180.webp)
Maroc chặn khoảng 79.000 người di cư tìm cách đến châu Âu năm 2024
![Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nam-moi-dung-quen-cam-ngay-loai-hoa-tuong-trung-cho-su-vuong-gia-thanh-cong-va-hanh-phuc-tron-day-nay-trong-nha-600x432-0df-7373565-250x180.webp)
Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà
Trắc nghiệm
16:14:14 07/02/2025![7 mẹo vặt của mẹ khiến tôi "ngả mũ" toàn tập: Rất thiết thực lại còn tiết kiệm ngân sách](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/7-meo-vat-cua-me-khien-toi-nga-mu-toan-tap-rat-thiet-thuc-lai-con-tiet-kiem-ngan-sach-600x432-329-7373541-250x180.webp)
7 mẹo vặt của mẹ khiến tôi "ngả mũ" toàn tập: Rất thiết thực lại còn tiết kiệm ngân sách
Sáng tạo
15:41:25 07/02/2025![Bức ảnh của cô gái chi 12,6 triệu/năm gội đầu ngoài tiệm khiến hàng ngàn người kinh ngạc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/buc-anh-cua-co-gai-chi-126-trieunam-goi-dau-ngoai-tiem-khien-hang-ngan-nguoi-kinh-ngac-600x432-878-7373536-250x180.webp)
Bức ảnh của cô gái chi 12,6 triệu/năm gội đầu ngoài tiệm khiến hàng ngàn người kinh ngạc
Netizen
15:39:33 07/02/2025![Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham, thay vì MU](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tel-tiet-lo-ly-do-chuyen-den-tottenham-thay-vi-mu-600x432-e38-7373516-250x180.webp)
Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham, thay vì MU
Sao thể thao
15:11:31 07/02/2025![Dậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thai](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/day-song-mxh-hyun-bin-lo-sot-vo-1-chuyen-khi-son-ye-jin-mang-thai-600x432-5f3-7373507-250x180.webp)
Dậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thai
Sao châu á
15:00:04 07/02/2025![Đi về miền có nắng - Tập 19: Ông Phan đồng ý cho mẹ con Dương về nhà mình ở](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/di-ve-mien-co-nang-tap-19-ong-phan-dong-y-cho-me-con-duong-ve-nha-minh-o-600x432-d8f-7373504-250x180.webp)