Tình hình Biển Đông: Uốn lưỡi bò trên đất Mỹ
Khi Mỹ và Nhật Bản đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác với ASEAN thì Trung Quốc cũng có chuyến thăm tới Mỹ với nhiều mục đích.
Ngoại trưởng Trung Quốc quảng cáo đường lưỡi bò
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa có chuyến công du 2 ngày tới Mỹ nhân chuyến đi dự phiên họp đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tại chuyến công du này, Ngoại trưởng Trung Quốc đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và Hoa Đông. Chuyến thăm này của ông Vương Nghị trong bối cảnh Mỹ và Nhật Bản đang có những động thái ngoại giao mạnh mẽ với các quốc gia ASEAN.
Mỹ và Philippines đang triển khai cuộc tập trận chung thường niên Phiblex tại vùng biển cách bãi cạn Scarborough 200km. Hiện tại Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát bãi cạn này với dàn hải giám cỡ lớn. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã đóng xuống 75 cọc bê tông nhằm và phía Philippines cho rằng nước này đang chuẩn bị xây dựng công sự tại đây.
Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang trong tình trạng căng thẳng leo thang sau khi UAV của Trung Quốc xâm nhập vùng biển của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật đã tuyên bố sẽ bắn hạ nếu hành động này tái diễn. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cũng đã có chuyến thăm một số nước Đông Nam Á và đặt vấn đề về quan hệ đối tác chiến lược
Vương Nghị phát biểu và trả lời chất vấn tại viện Brookings
Hai Ngoại trưởng Mỹ – Trung không thông cáo họ đã nói chuyện gì trong cuộc hội đàm, tuy nhiên, ông Vương Nghị cũng tiết lộ họ đã nói về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên vùng Biển Đông, Hoa Đông.
Trong ngày 20/9, Vương Nghị đã có cuộc trao đổi với các cựu quan chức cấp cao và học giả Mỹ về đường lưỡi bò tại viện Brooking.
Tại đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ W.S.Cohen đã thắc mắc và bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc thể hiện đường chín đoạn (đường lưỡi bò) trên Biển Đông trên các bản đồ mới phát hành và những động thái của Trung Quốc thời gian gần đây.
Vương Nghị phủ nhận và cho rằng chưa nghe thấy thông tin vẽ bản đồ mới.
Nhân đó, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng tranh thủ tuyên truyền về tính hợp pháp (phi lý) của đường lưỡi bò và Vương Nghị cũng khẳng định đường này do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ từ năm 1948, và Bác Kinh tiếp tục duy trì lập trường về đường lưỡi bò (phi pháp).
Thế giới có tin vào tính hợp pháp của đường lưỡi bò?
Đây không phải lần đầu một quan chức cấp cao Trung Quốc lên tiếng quảng cáo cho tính hợp pháp của đường lưỡi bò (theo quan điểm của Trung Quốc). Đã không ít lần, các vị học giả hay tướng tá, thậm chí cả quan chức cấp cao lên tiếng về đường phi pháp này.
Video đang HOT
Và sau những vị đó luôn luôn là dàn hỏa lực truyền thông mạnh mẽ. Mỗi một động thái của Trung Quốc đều được dàn hỏa lực này bênh vực. Khi Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc vi phạm Công ước luật biển LHQ (UNCLOS), dàn hỏa lực này lập tức phát đi những bài viết chỉ trích Philippines là kẻ gây rối ở Biển Đông.
Gần đây nhất, khi Philippines tuyên bố sẽ nhổ cọc mà Trung Quốc cắm xuống Scarborough, ngay lập tức, truyền thông Trung Quốc rêu rao về chủ quyền (phi lý, phi pháp) trên những vùng biển tranh chấp.
Các tướng tá của nước này cũng được dịp lên báo đài để kêu gọi sự cảm thông của thế giới và chỉ trích Philippines, đồng thời kêu gọi người dân tin tưởng chính quyền, tin tưởng vào lợi ích cốt lõi của mình và đấu tranh cho lợi ích đó.
Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển
Thậm chí, tờ Hoàn Cầu đã bịa ra câu chuyện dựa trên cốt sự việc đã xảy ra vào ngày 4/7, khi cảnh sát biển Trung Quốc và lực lượng Biên phòng Việt Nam cùng hợp tác khám phá ra một vụ cướp tàu cá xảy ra vào cuối tháng 6/2013.
Theo báo Hoàn Cầu, đã bịa ra rằng vào ngày 11/9, có một số người sang vùng biển của Trung Quốc để đột nhập đánh cắp tàu cá. Sau khi bị phát hiện, những người này đã chạy về vùng biển Việt Nam và biến mất.
Tờ Hoàn Cầu còn mô tả trắng trợn ngư dân quanh vùng phát hiện thấy 2 đôi tông vứt lại trên bờ biển có in chữ Việt Nam nên cho là vụ cướp tàu cá Trung Quốc do người Việt Nam gây ra, và nhóm người này đi báo Cảnh sát biển Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng với tờ Hoàn Cầu, một trong những tờ báo nhiệt tình khai hỏa nhất trong đội ngũ hỏa lực miệng của Trung Quốc, một nhóm phóng viên chuyên đi theo các đoàn học giả, quan chức công tác nước ngoài của báo này cho biết: “Trung Quốc đang mất dần tiếng nói trên trường quốc tế, thậm chí khi phóng viên muốn phỏng vấn bên lề các quan chức hay học giả nước ngoài, họ còn không muốn trả lời”.
Trong các hội thảo Quốc tế về Biển Đông, những phóng viên này cho biết các học giả của Trung Quốc đã bị mất tiếng nói ở các cuộc bàn luận thế này. “Mọi quan điểm của người Trung Quốc đều bị phản bác, bài kích một cách thậm tệ, rất ít khi có trường hợp học giả lên tiếng bênh vực quan điểm của Bắc Kinh”
Một chuyên gia của Trung Quốc thừa nhận: “Quyền phát ngôn của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế quá yếu, trong vấn đề Biển Đông lại càng như vậy”. Bản thân người Trung Quốc cũng phải nhìn nhận rằng uy tín của nước họ đã quá giảm sút trong vấn đề Biển Đông vì phi lý, phi pháp.
Qua những lời thú nhận của người Trung Quốc đã thể hiện rõ quan điểm của các học giả nước ngoài. Trung Quốc có thể lớn tiếng quảng cáo cho đường lưỡi bò của họ, nhưng nếu đặt câu hỏi thế giới có tin vào tính hợp pháp của nó không, thì câu trả lời người Trung Quốc đã tự hiểu.
Theo Báo Đất Việt
Tiết lộ thú vị của "sát thủ" cờ bạc bịp Trung Quốc
Với một loạt quân mạt chược úp trên bàn, ông Si Guoqi có thể nói rõ đó là quân gì trước khi nhặt lên. Ông cũng có thể đọc vị những quân bài mà người đối diện đang cầm. Si không phải nhà ảo thuật hay "thần bài" mà là "sát thủ" cờ bạc bịp.
Si Guoqi và vợ
Năm nay 40 tuổi, Si Guoqi hiện dành hầu hết thời gian của mình để "giải thoát" những con nghiện cờ bạc khỏi vòng xoáy của cờ bạc bịp. Tất cả bắt đầu từ năm 2008 khi gia đình ông suýt lâm vào cảnh phá sản, đổ vỡ vì thói nghiện cờ bạc của vợ.
Theo Si, 5 năm qua, ông và vợ đã thành công trong việc giúp hơn 7000 người từ bỏ con đường đam mê bài bạc.
"Tôi nhận thấy rằng số người đánh bạc đang tăng lên. Ngày càng nhiều thanh niên chưa tới 25 tuổi tìm đến tôi", Si, người vừa trở về từ chiến dịch chống cờ bạc tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc chia sẻ với tờ Thời báo hoàn cầu. "Dù vậy, nó sẽ không ảnh hưởng tới niềm tin của tôi vào cuộc chiến bài trừ cờ bạc của mình. Tôi đã quyết định xem đây là sự nghiệp của mình".
Hành trình báo thù
Năm 2002, Si và vợ là Cheng Juan chuyển từ một thị trấn nhỏ tới thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam. Họ nhanh chóng gia nhập ngành làm tóc và mở một tiệm cắt tóc nhỏ. 3 năm sau họ đã là chủ 3 salon làm tóc lớn, với thu nhập khoảng 600.000 nhân dân tệ (98.040 USD) mỗi năm.
Tuy nhiên tiền bạc của gia đình nhanh chóng đội nón ra đi khi Cheng bắt đầu chơi mạt chược. Ban đầu chị chỉ chơi cho vui nhưng dần dần trở thành nghiện và chơi suốt ngày.
"Tôi đã nhiều lần thuyết phục cô ấy dừng lại. Nhưng hết lần này đến lần khác cô ấy hứa rồi lại thất hứa, tiếp tục đánh bạc", Si kể lại.
Năm 2008, trong một lần chơi, sau khi thua 10.000 nhân dân tệ, Cheng đã vay mượn tiền từ bạn bè. Tối đó, chị thua tiếp 300.000 nhân dân tệ và ký giấy nhận nợ thay cho tiền mặt. Hôm sau, một người lạ mặt đem tờ biên nhận nợ đưa cho ông Si. Tức giận, ông tát vợ và đuổi cô ra khỏi nhà.
"Ngày nào chúng tôi cũng tranh cãi. Cô ấy đã thua gần hết tiền tiết kiệm. Thậm chí tôi đã tính đến việc li hôn", Si nói. Để trả nợ và có tiền sinh sống, họ buộc phải bán hết cơ nghiệp.
Khám phá cờ bạc bịp
Vài ngày sau, tình cờ Si xem một cuộc phỏng vấn trên TV với chuyên gia chống cờ bạc Zheng Taishun, người đã công bố nhiều thủ đoạn của giới cờ bạc. Ông nhận ra rằng có thể vợ mình cũng đã bị lừa.
"Tôi thề sẽ cứu vợ mình, nếu không cả gia đình sẽ lụn bại", Si nói. Sau đó ông đưa vợ mình tới gặp Zheng và sắp xếp một cuộc đấu giữa hai người. Bất kể tay Cheng che kỹ đến đâu, ông Zheng vẫn có thể nói chính xác quân mạt chược bà Cheng có trong tay là gì. Sau 2 giờ chơi liên tục, Zheng không thua ván nào.
"Sau đó tôi nhận ra rằng hầu hết các trò cờ bạc đều là cái bẫy. Ông ấy đã giúp tôi tỉnh ngộ", Cheng nói. Chị tuyên bố với chồng rằng sẽ không bao giờ bỏ thêm một xu vào cờ bạc.
Để cảm ơn "ân nhân", hai vợ chồng họ gia nhập CLB chống cờ bạc của ông Zheng và dự tính dành 3 năm để giúp các nạn nhân cờ bạc. Họ rời tới Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên và thuê một căn hộ nhỏ để mở công ty tư vấn. Khách hàng đầu tiên là một nam giới 30 tuổi. Người này nổi cáu, tranh cãi với Si chỉ sau vài câu trao đổi.
"Đó thực sự là một sự khởi đầu khó khăn. Nhiều người không hiểu vì sao chúng tôi lại làm việc này. Trong 4 tháng đầu, chỉ có một vài người đến nghe tư vấn", Si nói.
Nhưng sau đó công việc của họ trở nên thuận lợi hơn hẳn khi một kênh truyền hình tại Thành Đô phát hiện ra công việc của hai vợ chồng và đăng tin. Suốt dịp Tết 2009, điện thoại của họ reo liên tục và rất nhiều người nhờ giúp đỡ.
Nhưng do tỉ lệ thành công thấp khiến họ cũng nghi ngờ kỹ năng của mình, bởi hầu như không nạn nhân nào từ bỏ được cờ bạc. "Tôi nhận ra rằng hiệu quả của việc thuyết phục miệng quá thấp", ông Si thừa nhận.
Sau đó ông bắt đầu tới gặp những người chuyên nghiệp và củng cố kỹ thuật của mình. Sau vài tháng luyện tập, Si trở thành một tay chơi mạt chược có hạng và sử dụng kỹ năng của mình để cho các con bạc thấy những sai lầm trong khi họ chơi. Tỉ lệ thành công nhanh chóng tăng lên 95%.
"Ban đầu tôi chỉ hy vọng có thể giúp vợ vượt qua thói nghiện cờ bạc bằng cách khiến cô ấy tham gia chiến dịch chống cờ bạc. Nhưng dần dần, tôi thấy mình không thể ngừng chiến dịch này khi ngày càng nhiều người tìm đến tôi", Si nói tiếp.
Cặp vợ chồng này đã thành lập các website và chế tạo các công cụ lật tẩy những chiêu bịp bợm. Đến nay họ đã chi tới 600.000 nhân dân tệ cho những nỗ lực này và phải bán nhà, chuyển tới một căn nhỏ hơn để tiết kiệm tiền.
Nguyên tắc làm việc chính của họ là không bao giờ nhận dù chỉ một xu từ các con bạc, thậm chí không nhận lời đi ăn cùng. Đi đến đâu họ cũng mang theo nồi cơm điện và vài đôi đũa.
Thành công của họ đã ảnh hưởng tới doanh thu của giới cờ bạc bịp nên đã có những tin nhắn, cuộc gọi đe dọa họ. Một số thậm chí hoài nghi ý định thực của cặp vợ chồng.
"Các chiến dịch bài trừ cờ bạc của chính quyền là không đủ. Một số trang web cờ bạc phi pháp còn móc nối với cảnh sát", Si khẳng định. "Bài bạc rất có hại. Tôi nhận thấy rằng hầu hết các con bạc trẻ đều dính tới ma túy và phim ảnh khiêu dâm".
Những nạn nhân được giải thoát
Zhang Qianwei từng mất 30 triệu nhân dân tệ vào cờ bạc. Ông chủ tiệm đá quý 36 tuổi tại Bắc Kinh từng sở hữu một công ty bán hạt giống cây trồng và phân bón. Zhang nghiện đánh bài cách đây 4 năm và mất hết sạch tiền, phải bán công ty. Vợ anh cũng đã li hôn và buộc chồng một mình nuôi con trai 4 tuổi.
Mùa đông 2011, mẹ Zhang thấy Si trên một kênh truyền hình, đang trình diễn các thủ thuật với bài và mạt chược. Bà đã gọi điện nhờ Si giúp và đưa con trai mình tới trung tâm trị liệu tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.
"Ban đầu tôi không tin ông ấy", Zhang nói. "Nhưng sau đó tôi sống trong trung tâm 2 tháng. Ngày nào ông ấy cũng tới và chỉ cho chúng tôi các tay cờ bạc lừa chúng tôi ra sao".
Cuối cùng Zhang quyết định làm lại từ đầu. "Si là một người rất tốt bụng. Ông ấy không bỏ quên những người như chúng tôi và giúp chúng tôi hết lần này qua lần khác".
"Tôi không phản đối trò chơi mạt chược hay các trò giải trí khác. Nhưng khi nó ảnh hưởng tới công việc, gia đình và sức khỏe, nó đã trở thành trò cờ bạc. Các con bạc không bao giờ thắng. Bạn có thể thắng một lần nhưng thua nhiều hơn ở lần sau và rồi không còn quan tâm tới sự nghiệp, gia đình. Nó sẽ khiến bạn mất nhiều hơn nữa".
Theo Dantri
Báo Trung Quốc "mách" kế PLA đối đầu Mỹ-Nhật Tờ Asia weekly-Hongkong vừa có bài 'Mẫu hạm 22DDH Nhật Bản đối đầu với PLA'. Asia weekly cho rằng chỉ áp dụng chiến pháp bất đối xứng, Trung Quốc mới có thể chiếm ưu thế trong cuộc đối đầu trên biển Hoa Đông. Mô hình chiếc tàu sân bay 22DDH của Nhật Bản trên tờ Hoàn Cầu. Asia weekly nhận xét ngày 6-8...