Tình hình Biển Đông: Trung Quốc vẫn sẽ không để Philippines tới Scarborough
Tình hình Biển Đông ngày 27/9: Chuyến thăm của Tổng thống Duterte tới Trung Quốc là động thái cho thấy Manila đang xích lại gần Bắc Kinh nhưng Trung Quốc sẽ vẫn không cho phép ngư dân Philippines lại gần bãi cạn Scarborough đánh bắt.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc vào cuối tháng 10. Theo giới chuyên gia, trong chuyến thăm lần này, nhà lãnh đạo Philippines sẽ thảo luận với giới chức Trung Quốc về cách thức giải quyết khủng hoảng cũng như quyền lợi đánh bắt ở bãi cạn Scarborough, khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông.
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho hay chi tiết ngày giờ về chuyến thăm tới Trung Quốc của ông Duterte không được công bố nhưng giới quan sát ngoại giao cho biết ông này sẽ ở lại Bắc Kinh trong 2 ngày.
Ngư dân Philippines than phiền bị tàu chính phủ Trung Quốc ngăn cản hoạt động ở bãi cạn Scarborough.
Trong bối cảnh đồng peso của Philippines liên tục rớt giá và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua hôm 26/9, Tổng thống Duterte nhấn mạnh Philippines sẽ “mở rộng liên minh thương mại” với Nga và Trung Quốc. Cũng theo Tổng thống Philippines, ông này đã có buổi nói chuyện riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.
Ông Wu Shicun, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông tại Trung Quốc đồng thời là người đã gặp gỡ phái đoàn đặc biệt của Philippines do cựu Tổng thống Fidel Ramos dẫn đầu hồi tháng Tám, cho hay các cuộc thảo luận sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Philippines sẽ chú trọng vào quyền đánh bắt tại bãi cạn Scarborough đồng thời đề ra giải pháp hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, ngư dân Philippines nhiều lần lên tiếng than phiền về sự xuất hiện của các tàu chính phủ Trung Quốc, ngăn cản và tấn công họ lại gần bãi cạn Scarborough.
“Trung Quốc muốn hợp tác với Manila lên kế hoạch giải quyết khủng hoảng và sẵn sàng mở rộng hợp tác với Philippines trên nhiều lĩnh vực nhưng không liên quan tới bãi cạn Scarborough. Trung Quốc sẽ không nhất thiết phải cho phép ngư dân Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough như Manila đề xuất”, ông Wu nói.
Cũng theo ông Wu, sau chuyến thăm của Tổng thống Duterte, nhiều du khách Trung Quốc sẽ tới Philippines đi du lịch và Trung Quốc cũng sẽ nới lỏng việc hạn chế nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Philippines.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila rơi vào cảnh đóng băng dưới thời Tổng thống Benigno Aquino sau khi Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án quốc tế hồi năm 2013. Tới ngày 12/7, Tòa trọng tài quốc tế đã ra phán quyết phủ nhận tuyên bố “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên Bắc Kinh đã không công nhận phán quyết trên.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Duterte đã nhiều lần có những tuyên bố chỉ trích Mỹ và đỉnh điểm là xúc phạm nghiêm trọng người đồng cấp Tổng thống Barack Obama. Ông Duterte còn có những động thái “chia tay” Mỹ để xích lại gần Nga và Trung Quốc.
Phó Giáo sư Richard Heydarian tại Đại học De La Salle ở Manila cho rằng Trung Quốc và Philippines hiện có thêm động lực để đàm phán về cách thức giải quyết xung đột có lợi cho đôi bên nhằm tránh làm căng thẳng trên Biển Đông leo thang.
“Một hiệp ước cùng chung đánh bắt ở bãi cạn Scarborough và thỏa thuận không xung đột tại các vùng tranh chấp là những chủ đề các nhà lãnh đạo đưa ra thảo luận trong khi vấn đề chủ quyền và phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế sẽ bị gạt sang một bên”, ông Heydarian nhận định.
Còn theo chuyên gia Dai Fan tại Đại học Jinan, Trung Quốc sẽ thận trọng khi ký kết thỏa thuận với Tổng thống Duterte bởi nhà lãnh đạo Philippines nhiều lần có những tuyên bố bất nhất.
Theo Infonet
Tình hình Biển Đông: Philippines thừa nhận không có vũ khí đấu với Trung Quốc
Tình hình Biển Đông ngày 22/9, Tổng thống Duterte nhấn mạnh Manila không tìm cách đuổi quân đội Mỹ bởi Philippines vẫn cần đồng minh để bảo vệ lãnh thổ khỏi các cuộc xâm chiếm trên Biển Đông và thừa nhận Manila không có vũ khí đấu lại Trung Quốc.
"Tôi từng nói là một lúc nào đó trong tương lai tôi sẽ đề nghị các lực lượng đặc nhiệm Mỹ gồm 117 người rút quân. Tốt hơn hết họ nên rời đi để tôi có thể đàm phán hòa bình", tờ Philstar dẫn lời ông Rodrigo Duterte phát biểu trước Sư đoàn bộ binh số 10 tại Mawab, thuộc thung lũng Compostela hôm 20/9.
"Tôi chưa bao giờ nói họ rời khỏi Philippines. Trên hết, chúng tôi cần Mỹ ở Biển Đông", Tổng thống Philippines nói thêm.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Duterte đã cố gắng cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc bất chấp Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết phủ nhận chủ quyền phi lý "đường chín đoạn" của Bắc Kinh trên Biển Đông. Trong khi chính quyền của cựu Tổng thống Benigno Anquino đã gửi đơn kiện Trung Quốc lên tòa quốc tế hồi năm 2013.
Trước đó, hôm 12/9, phát biểu tại Malacaang, ông Duterte nói muốn binh sĩ Mỹ rút lui khỏi đảo Mindanao trước mối quan ngại quân đội Mỹ bị bắt cóc. Sau đó vài ngày, tại Bulacan, ông Duterte một lần nữa nhấn mạnh ông muốn quân đội Mỹ rời khỏi Mindanao để chính phủ Philippines có "chỗ" tổ chức đối thoại hòa bình với phiến quân Moro.
Ông Duterte nhấn mạnh ông này "không phản đối người Mỹ" nhưng phiến quân Moro cho rằng Mỹ đang giật dây các cuộc đàm phán. Tổng thống Duterte cũng khẳng định "Đó là lý do tôi nói họ rời khỏi Mindanao chứ không phải khỏi Philippines".
Cũng theo ông Duterte, Philippines không có đủ trang thiết bị quân sự để tham gia cuộc chiến với Trung Quốc.
"Chúng tôi không có vũ khí. Chúng tôi cũng không sẵn sàng tham chiến với Trung Quốc. Như tôi đã nói, tôi không muốn chiến tranh bởi nó sẽ biến thành một cuộc thảm sát", Tổng thống Philippines chia sẻ.
Nhà lãnh đạo Philippines cho biết dưới thời chính quyền cũ, các lực lượng vũ trang nước này đã mua thêm chiến đấu cơ nhưng chúng vẫn chưa được trang bị hỏa lực như tên lửa.
"Vấn đề là họ không muốn bán tên lửa cho chúng tôi. Chúng tôi đã đề nghị Hàn Quốc nhưng họ cũng không bán nếu như không có sự đồng tình của Mỹ. Máy bay của chúng tôi giờ chỉ để trưng bày. Không có tên lửa, chúng tôi không thể sử dụng chúng", ông Duterte nhấn mạnh.
Thời gian gần đây, Tổng thống Duterte đã nhiều lần có những tuyên bố chỉ trích nước Mỹ và cả Tổng thống Barack Obama liên quan tới chiến dịch chống ma túy tại Philippines. Không chỉ Mỹ, Liên Hợp Quốc và Quốc hội châu Âu cũng đã bày tỏ quan ngại trước hành động sát hại các nghi phạm buôn bán ma túy mà không qua xét xử ở Philippines, cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 người.
Theo Infonet
Trung Quốc xây cảng ở Campuchia nhằm độc chiếm Biển Đông? Báo Anh nhận định, Trung Quốc đang tăng cường viện trợ quân sự đồng thời xây dựng cảng nước sâu ở Campuchia nhằm phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông. Tàu khu trục tên lửa Type 052D Hợp Phì (số hiệu 174) của Trung Quốc Trung Quốc tăng cường viện trợ vũ khí cho Campuchia Theo tờ "Thời báo Tài chính" (Financial...