Tình hình Biển Đông: Trung Quốc hung hăng, ngư dân vẫn bám biển
Ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết ngay trong ngày 27/5, Hội Nghề cá Việt Nam đã liên tiếp ra hai văn bản phản đối hành động của tàu cá TQ.
Trung Quốc hung hăng, ngư dân vẫn bám biển
Văn bản cũng kiến nghị các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nhiều vụ tàu ngư dân Việt Nam bị đâm chìm trong thời gian qua, cũng như có biện pháp bảo vệ ngư dân khi sản xuất trên biển.
Đâm chìm tàu cá là hành động không thể chấp nhận
Đó là tiếng nói mạnh mẽ của ông Nguyễn Mạnh Hùng – chủ tịch UBMTTQVN TP Đà Nẵng – sáng 27/5 khi đến thăm gia đình bà Huỳnh Thị Như Hoa (trú P.Xuân Hà, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng), chủ tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam). Còn Hội Nghề cá TP Đà Nẵng cho rằng bà Hoa là người bị hại và hoàn toàn có thể khởi kiện Trung Quốc ra tòa.
Ông Trần Văn Lĩnh (quyền chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng) cũng cho rằng: “Hành động đâm chìm tàu cá của Việt Nam có thể ví như hành vi ăn cướp. Bởi đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, tàu Trung Quốc lao vào húc cho chìm rồi bỏ chạy, để mặc ngư dân trôi trên biển”.
Gương mặt vẫn còn phờ phạc, bà Hoa cho biết may mắn nhất chính là khi tàu cá ĐNa 90152 chìm thì con tàu thứ hai của bà là tàu cá ĐNa 90508 do anh Nguyễn Đình Xin (Đà Nẵng) làm thuyền trưởng đã kịp có mặt ứng cứu 10 người trên tàu bị nạn.
Bà Hoa cho biết tàu của Trung Quốc khi thấy tàu cá ĐNa 90508 đang hành nghề lưới vây trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam) thì liền áp sát. Do tàu này có công suất 615CV nên chúng không đuổi kịp và quay sang húc vào giữa tàu cá ĐNa 90152 (công suất 450CV).
Năm trước, cũng vào thời điểm này, tàu cá của bà Hoa cũng bị Trung Quốc áp sát khi đang trên đường vào bờ. “Chúng không đuổi kịp nhưng làm tàu của tôi chạy đường vòng tốn mấy phuy dầu” – bà Hoa nói thêm.
Tàu cá ĐNa 90152 bị chìm khiến bà Hoa thiệt hại 2,5 tỉ đồng, ngoài số tiền nợ ngân hàng hơn 1 tỉ đồng, gia đình bà còn nợ bên ngoài gần 1 tỉ đồng vay mượn đóng tàu ĐNa 90508.
“Tôi sẽ tiếp tục ra khơi trên con tàu còn lại. Cũng mong ngân hàng, thành phố khoanh nợ, giãn nợ để chúng tôi tiếp tục bám biển” – bà Hoa cho hay.
Tổ đội đi Hoàng Sa của Nghiệp đoàn nghề cá Bình Châu (Quảng Ngãi) xuất bến ra khơi
Video đang HOT
Trốn vợ đi biển
Cách nhà bà Hoa không xa là một đại gia đình của làng biển với những người phụ nữ đang ngóng về biển cả nơi có chồng, có anh em đang ở đó.
Đó là gia đình thuyền trưởng Nguyễn Đình Xin của tàu cá ĐNa 90508. Chị Đặng Thị Sương (vợ anh Xin) cho biết đi trên tàu cá ĐNa 90508 toàn là anh em trong nhà: em trai là Đặng Văn Quang, em rể Trần Văn Dũng, Trần Quốc Anh. Còn thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90152 Đặng Văn Nhân cũng là em ruột chị Sương.
Theo chị Sương, anh Xin là thuyền trưởng lão luyện, trước đây cũng cầm lái con tàu riêng của gia đình. Anh từng sống sót kỳ diệu khi đương đầu với cơn bão Chanchu.
Tuy nhiên đến cơn bão Xangsane, con tàu bị đánh chìm, từ đó anh Xin đi cầm lái thuê cho những con tàu ở Đà Nẵng dọc ngang Hoàng Sa, Trường Sa.
“Tối hôm qua ảnh điện về nói cách giàn khoan Trung Quốc chừng hơn chục hải lý. Sau khi cứu 10 ngư dân và chuyển cho cảnh sát biển, tàu còn đánh bắt hải sản nữa mới về. Ở nhà cứ yên tâm” – chị Sương tâm sự.
Ngồi cạnh chị Sương là chị Nguyễn Thị Thành, vợ ngư dân Trần Quốc Anh. Có lẽ trường hợp anh Anh đi biển là hi hữu nhất.
Chị Thành cho biết: “Hai tuần trước khi tàu xuất bến, tôi nói ảnh là không đi chuyến ni nữa, tình hình ngoài biển phức tạp quá. Ảnh chẳng nói chi. Đến 5h sáng, ảnh lặng lẽ lấy đồ đoàn, tắt điện thoại, trốn tôi đi ra đến tàu cá nổ máy mới gọi điện nói: Tôi đi có anh em, má nó cứ yên tâm ở nhà”. Sở dĩ anh Anh giấu vợ vì sợ chị can ngăn rồi lên cơn đau tim thì khổ.
Chiều cùng ngày, chị Sương vui mừng thông báo: “Anh Xin mới điện về, 10 ngư dân trên tàu ĐNa 90152 đã được chuyển sang tàu cảnh sát biển để đưa vào bờ. Sức khỏe mọi người đều tốt”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều tối 27/5, ông Hà Lê – phó cục trưởng Cục Kiểm ngư – cho biết tàu cá ĐNa 90152 đã được các tàu của lực lượng kiểm ngư trục vớt thành công và hiện đang được lai dắt vào bờ làm bằng chứng, tư liệu đấu tranh.
Cần những trợ lực cho ngư dân vươn khơi
Ngày 27/5, vừa trở về sau chuyến đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, ngư dân Võ Ngọc Thạch (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) sở hữu hai tàu cá QNg 94876 và QNg 94760 cho biết hiện vùng biển Hoàng Sa truyền thống của mình khai thác, tàu bè Trung Quốc nhiều lắm. Anh em hành nghề giã cào đôi vừa làm vừa tránh.
Anh Thạch nói tiếp: “Họ cứ tưởng thu tàu là tôi hết vốn, bỏ biển. Đâu phải vậy, biển Hoàng Sa là nơi mưu sinh bao đời nay thì cớ sao phải bỏ. Hai chiếc tàu về bán hải sản xong, cho bạn chài xả hơi vài ngày rồi tiếp tục ra Hoàng Sa”.
Anh Thạch từng bị thương, bị Trung Quốc lấy tàu cá hồi tháng 7/2012 ở vùng biển Hoàng Sa, thiệt hại 1,5 tỉ đồng. Nhưng nghề biển ăn vào máu, anh Thạch vay mượn, được hỗ trợ đóng mới tàu tiếp tục ra Hoàng Sa.
Anh Phan Văn Nông vừa sửa xong tàu cá bộc bạch: “Với tôi, biển là nhà, không đi là nhớ. Dù Trung Quốc có hung hăng thế nào, ngư dân chúng tôi nhất quyết bám biển”.
Ông Phùng Đình Toàn, phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT Quảng Ngãi), nhìn nhận việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển đánh bắt truyền thống làm ngư dân bị thiệt hại nặng nề.
Đã có tàu bị đập phá, thu giữ tài sản, người bị thương, rồi tàu ngư dân giờ đây phải tốn thêm nhiên liệu để đi vòng, đánh bắt xa hơn, chạy tránh trú tàu Trung Quốc.
Quảng Ngãi hiện có trên 5.400 tàu thuyền thì có hơn 2.500 tàu đánh bắt xa bờ, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đời sống ngư dân.
Ông nói thêm hiện Nhà nước chỉ có hai chính sách là hỗ trợ nhiên liệu tàu xa bờ và khi gặp thiên tai, còn các tổ chức xã hội cũng hỗ trợ thêm động viên ngư dân bám biển. “Cần thiết nhất lúc này là chính sách vay vốn ưu đãi để hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn yên tâm bám biển” – ông Toàn nói.
Còn ông Trần Cao Mưu cho biết hiện Bộ NN&PTNT đang gấp rút hoàn thiện dự thảo nghị định, lấy ý kiến các bộ ngành để sớm trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ.
Ông Mưu cho biết Hội Nghề cá cũng đã góp ý vào dự thảo nghị định này. Nếu được phê duyệt (như dự thảo) thì tới đây sẽ có rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ ngư dân bám biển, đánh bắt xa bờ.
Sẽ có chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá vỏ sắt, như ngư dân đóng loại tàu này sẽ được vay vốn ưu đãi bằng 80-90% giá trị con tàu, được vay vốn lưu động để mua sắm ngư cụ, được hỗ trợ, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm ngư dân…
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc dời giàn khoan tạo thêm khó khăn cho Việt Nam
Nhà nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) nhận định, Trung Quốc đang chuẩn bị hạ tầng cơ sở cho vùng phòng không trên Biển Đông.
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc dời giàn khoan tạo thêm khó khăn cho Việt Nam
Theo bản tin VTC tối 27/5, việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan là bước đi tạo thêm khó khăn cho Việt Nam. Hải Dương 981 được lai dắt tới gần đảo Tri Tôn thì một quy chế pháp luật khác sẽ được áp dụng trong việc xác định vùng lãnh hải và các vùng biển khác.
Giáo sư Hà Hoàng Hợp (Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore) cho rằng, động thái mới của Trung Quốc nhằm dồn Việt Nam vào chỗ khó xử vì "họ đang mất mặt và cũng ở thế khó xử, nên họ sẽ tạo ra nhiều cái khó cho Việt Nam hơn".
Vấn đề khó xử của Việt Nam là Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép đảo Tri Tôn và họ có quyền suy luận để bảo vệ việc chiếm giữ trái phép này theo cách của họ. "Trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng Trung Quốc vẫn mang tàu chiến, tàu hộ vệ, máy bay thám sát, tàu dò mìn... tức là nước này đã triển khai lực lượng quân sự gồm hải quân và không quân để dồn Việt Nam", giáo sư Hợp nói.
Vị giáo sư bày tỏ lo ngại, khi rút giàn khoan 981 vào tháng 8, Trung Quốc có thể đặt giàn khoan nhỏ hơn thay thế. Bản chất việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không phải để khai thác dầu mỏ mà nhằm mục đích chính trị, khẳng định chủ quyền một cách trái phép. Xét về mặt kỹ thuật hay quân sự, đây sẽ là bước để Trung Quốc chuẩn bị tạo hạ tầng cơ sở cho vùng phòng không trên Biển Đông.
"Từ tháng 8 sẽ có bão lớn trên vùng biển, nên việc duy trì giàn khoan lớn rất tốn kém. Mỗi ngày Trung Quốc bỏ ra 10 triệu USD cho giàn khoan đang hạ đặt trái phép và cho các phương tiện tham gia bảo vệ. Nếu rút giàn khoan hiện tại, khả năng Trung Quốc tính chuyện mang giàn khoan nhỏ ra thay thế gần như là chắc chắn", giáo sư Hợp nhận định.
Vị trí mới của giàn khoan Haiyang 981vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Trên phương diện kỹ thuật, trả lời báo Tuổi trẻ, ông Hoàng Bá Cường, giám đốc Công ty điều hành thăm dò khai thác dầu khí trong nước (PVEP-POC, thuộc Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí VN - PVEP) cho rằng, việc dịch chuyển giàn khoan trong phạm vi 23 hải lý chưa nói lên điều gì. Đó là hoạt động bình thường của công đoạn khoan, thăm dò dầu khí, khi vị trí ban đầu của giàn khoan không phù hợp.
"Nếu vị trí ban đầu nhiều bùn, độ bùn ngập sâu quá, đáy biển chưa phù hợp hoặc có dấu hiệu của khí nông thì họ không dám làm, không thể đặt được thiết bị đầu giếng", ông Cường phân tích.
Tờ báo này cũng dẫn lời ông Lê Trí Thành, giám đốc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ và khảo sát công trình ngầm PTSC (PTSC G&S, thuộc Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC) cho rằng, trong vấn đề khoan và thăm dò dầu khí, việc dịch chuyển như Trung Quốc đang làm là bình thường xét về mặt kỹ thuật.
Trong khi đó, Cục Hải sự Trung Quốc hôm 27/5 thông báo, giàn khoan Hải Dương 981 đã "hoàn thành giai đoạn khoan thăm dò đầu tiên và chuyển sang giai đoạn tiếp theo".
Tính đến chiều 27/5, Trung Quốc đã neo giàn khoan tại vị trí có tọa độ cách đảo Tri Tôn về hướng đông đông nam 25 hải lý; cách vị trí cũ 23 hải lý theo hướng đông đông bắc, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý, nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam. Đến trưa 28/5, giàn khoan Hải Dương 981 đã ngừng di chuyển.
Tại thực địa, VTV đưa tin, tàu cảnh sát biển 8003 của Việt Nam đã phát hiện ba tàu Trung Quốc vây ép, sử dụng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam ở vị trí cách giàn khoan khoảng 11 hải lý, lúc 5h50 sáng nay.
Đến khoảng 11h35, khu vực giàn khoan 981 xuất hiện một tàu hộ vệ tên lửa di chuyển cách tàu cảnh sát biển Việt Nam khoảng 4 hải lý.
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông: Tàu quân sự Trung Quốc tắt đèn, thả trôi 'bẫy' tàu Việt Nam Cục Kiểm ngư cho hay, sau khi giàn khoan 981 di chuyển và neo tại vị trí mới, tàu quân sự của Trung Quốc đã chia làm 2 nhóm để bảo vệ giàn khoan. Tình hình Biển Đông: Tàu quân sự Trung Quốc tắt đèn, thả trôi 'bẫy' tàu Việt Nam Chiều 28/5, thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết,...