Tình hình Biển Đông: Trung Quốc ép Nhật Bản
Trung Quôc ep Nhât Ban không nhăc tơi tranh châp giưa Băc Kinh vơi cac nươc trên Biên Đông tai hôi nghi G7 tô chưc vào thang 5 tới.
Theo Kyodo New ngay 20/3, lý do Trung Quốc đưa ra là no se “can trơ” nô lưc cai thiên quan hê song phương.
Cac nguôn tin ngoai giao noi răng Trung Quôc gây sưc ep lên Tokyo nhưng nôi dung nay trong cuôc găp giữa Không Huyên Hưu, Trơ ly Ngoai trương Trung Quôc với Thư trương Ngoai giao Nhât Ban Shinsuke Sugiyama vao cuôi thang 2/2016. Không Huyên Hưu to ra bât man trươc nhưng lên an tư Tokyo nhăm vao hanh vi cua Băc Kinh trên Biên Đông.
Tàu Trung Quốc tại Biển Đông. Ảnh: Thedailystar
Không Huyên Hưu noi răng Nhât Ban “không liên quan đên tranh châp nhưng lai đang hanh đông như môt bên liên quan”. Ông Hưu noi Băc Kinh nghi ngơ vê “thanh y” cua Tokyo, không biêt Nhât Ban co thưc sư muôn cai thiên quan hê vơi Trung Quôc không.
Thư trương Sugiyama tra lơi răng, nhưng cô găng thay đôi hiên trang ơ Biên Đông ma Trung Quôc tiên hanh dưa vao sưc manh quân sư la điêu không thê châp nhân. Viêc thiêt lâp cac quy tăc phap ly trên Biên Đông la nhăm phuc vu lơi ich chung cua công đông quôc tê.
Phía Nhât Ban đa tư chôi thăng yêu câu phi ly của Trung Quốc về việc không đưa vấn đề Biên Đông ra hôi nghi thương đinh G7. Tokyo nhân manh, công đông quôc tê không châp nhân cac hanh vi banh trương leo thang xây đao nhân tao trai phep va quân sư hoa cua Trung Quôc.
Ngươc lai, Thu tương Shinzo Abe đang rât mong muôn lam ro tâm quan trong cua phap luât quôc tê tai diên đan G7 nhăm đam bao sư thông nhât cua khôi trong vân đê Biên Đông tai cuôc hop câp Ngoai trương G7 ơ Hiroshima thang 4 nay.
Video đang HOT
Còn nhớ vào tháng 6 năm ngoái, Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Đức đã ra tuyên bố chung trong đó có đề cập đến vấn đề an ninh hàng hải. Trong tuyên bố chung, G7 nhấn mạnh cần duy trì trật tự hàng hải theo luật pháp quốc tế cũng như bảo đảm an ninh hàng hải quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Các nhà lãnh đạo G7 bày tỏ quan ngại trước những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột một cách hòa bình cũng như bảo đảm tự do hàng hải và khai thác kinh tế biển một cách hợp pháp.
G7 cũng cương quyết phản đối việc sử dụng các biện pháp đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng biển, như việc mở rộng các đảo nhân tạo quy mô lớn thời gian qua ở Biển Đông.
Ở một diễn biến khác cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) trực thuộc tập đoàn The Economist (Anh) cho biết khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang ở Biển Đông vì sự bành trướng của Trung Quốc đang gây ra một mối đe dọa lớn.
Bảng đánh giá những rủi ro toàn cầu mới nhất của EIU xếp nguy cơ chiến tranh tại Biển Đông ở vị trí thứ tám trong danh sách các mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới, trong đó “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Quốc đứng ở vị trí 20.
Trong phần đánh giá về nguy cơ ở Biển Đông, EIU nêu ra một loạt các hành động gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua, trong đó có việc mới triển khai tên lửa đất đối không tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam, phản đối.
Cơ quan này viết: “Hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua quân sự trong khu vực và tạo ra nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự tính toán sai lầm dẫn tới sự leo thang căng thẳng”.
EIU cho rằng “bất kỳ sự tranh cãi xấu đi nào (ở Biển Đông) cũng có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ kinh tế trong khu vực và có nguy cơ gây trở ngại dòng chảy thương mại toàn cầu và xét ở phạm vi rộng hơn, làm suy giảm niềm tin vào kinh tế toàn cầu”.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang 'tự cô lập mình' trên Biển Đông
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Trung Quốc đang tự cô lập mình với các nước khác trên khu vực Biển Đông.
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, mới đây người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định chính Trung Quốc tự cô lập mình với các nước. Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Washington không tìm kiếm hay muốn gây ra xung đột với Bắc Kinh ở Biển Đông mà chính Trung Quốc tự cô lập mình bằng những hành động đơn phương ở đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Trung Quốc đang tự cô lập mình trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh Reuters
"Tôi không nằm trong nhóm người tin rằng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Chắc chắn đó không phải là điều chúng ta đang mong đợi và tôi không nghĩ nó sẽ xảy ra", Bộ trưởng Carter nói tại WEF ngày 23/1 (giờ Việt Nam), theo Reuters.
Theo lời ông Carter, thời gian qua Bắc Kinh đã cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp cùng các công trình quân sự trên các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mới đây, Bắc Kinh đã thử nghiệm đường băng ở đá Chữ Thập và tăng tốc xây dựng 2 đường băng tương tự trên đảo nhân tạo phi pháp khác, phục vụ cho mục đích quân sự hóa Biển Đông.
Rõ ràng là, Bắc Kinh đang ngày càng lộ rõ tham vọng muốn độc chiếm toàn bộ Biển Đông bất chấp sự phản đối của các nước trong và ngoài khu vực. Trước tình hình này, trong diễn đàn kinh tế có chủ đề về An ninh thế giới, ông Carter cho rằng chính những hành động "tự cô lập mình" này của Trung Quốc khiến nhiều nước trong vùng phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Washington. Đồng thời, ông Carter khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hành động theo cách của mình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế , đó là tự do bay, đưa tàu chiến vào hoạt động trong vùng Biển Đông, theo PTI.
Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động gây hấn trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Ảnh Reuters
Theo nhận định của giới quan sát quốc tế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra phát biểu này nhằm giải thích cho sự hiện diện của Washington ở Biển Đông và để đáp trả lại việc Trung Quốc luôn cáo buộc chính Mỹ đã khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp khi can thiệp vào khu vực này.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm qua 22/1 khẳng định Tokyo sẽ tăng cường nỗ lực nhằm đảm bảo thượng tôn pháp luật trên "những vùng biển mở và ổn định". "Nhiều quốc gia đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng và leo thang căng thẳng", Kyodo dẫn lời ông Kishida phát biểu về chính sách đối ngoại trước quốc hội.
Theo đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã đề cập đến hoạt động cải tạo đất quy mô lớn với tốc độ cao và xây dựng phi pháp các cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông. "Chúng ta không thể chấp nhận những hành động như vậy là sự đã rồi", Ngoại trưởng Kishida nói. "Tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng nghiêm trọng. Trong thời gian qua, an ninh hàng hải là vấn đề quan trọng", ông Kishida cho biết thêm.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố không chấp nhận việc Trung Quốc đưa Biển Đông vào thế &'sự đã rồi'. Ảnh AP
Song song với những diễn biến của tình hình Biển Đông, ông Kishida cũng khẳng định Nhật Bản sẽ phản ứng bằng cách "phù hợp và bình tĩnh" nếu tàu Trung Quốc đi vào gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, khu vực hai nước đang có tranh chấp. Theo Ngoại trưởng Kishida, quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc là "một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất" và "về tổng thể đang được cải thiện".
Nguyễn Yên (T/h)
Theo VietQ
Australia quyết không dừng bay do thám trên Biển Đông Bộ Quốc phòng Australia ngày 17/12 tuyên bố nước này sẽ không nhượng bộ trước áp lực từ Trung Quốc và sẽ tiếp tục các chuyến tuần tra trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Australia, bà Marise Payne, cho hay, nước này không có kế hoạch ngừng các chuyến tuần tra trên Biển Đông. "Australia...