Tình hình Biển Đông: Trung Quốc cố tình vu cáo Việt Nam
Phía Trung Quốc cố tình vu cáo, đổ lỗi cho Việt Nam cũng như nhắc lại lập trường cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông.
Trung Quốc không giải thích được lý do đưa 80 tàu ra giàn khoan
Chiều 8/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo nhằm biện minh cho việc đưa giàn khoan HD981 hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cùng với việc nhắc lại lập trường về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ tin tưởng Việt Nam và Trung Quốc sẽ giải quyết được vấn đề hiện nay thông qua “đối thoại”.
Phía Trung Quốc cố tình vu cáo, đổ lỗi cho Việt Nam cũng như nhắc lại lập trường cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông. Đây là nội dung chiếm thời lượng lớn của buổi họp báo, nhưng lại không phải là nội dung mà phóng viên báo giới quan tâm. Những vấn đề mà phóng viên quan tâm và đặt câu hỏi nhiều nhất thì phía Trung Quốc lại không thể trả lời, hoặc trả lời không thỏa đáng.
Cụ thể, phía Trung Quốc không đưa ra được hình ảnh nào làm bằng chứng chứng minh cho chỉ trích của nước này về việc “tàu Việt Nam quấy nhiễu tàu Trung Quốc”.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công các tàu của Việt Nam gần vùng biển hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981.
Mặc dù được các phóng viên hỏi đi hỏi lại nhiều lần, nhưng đại diện Bộ Ngoại giao cũng như đại diện Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) không giải thích được tại sao nước này phải điều đến hơn 80 tàu các loại để hộ tống một giàn khoan, trong khi bình thường chỉ cần 3 đến 4 tàu phục vụ là đủ.
Trước câu hỏi việc lực lượng chức năng của nước này dùng vòi rồng và cho tàu công vụ tấn công tàu Việt Nam có phải là hành vi ức hiếp thô bạo hay không và Trung Quốc đã điều bao nhiêu tàu đến khu vực giàn khoan HD981, trong đó có bao nhiêu tàu hải quân, Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra lúng túng, cố tình né tránh câu trả lời.
Trung Quốc ngang ngược đòi Việt Nam rút tàu mới đàm phán
Ngày 8/5, Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay tuyên bố Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút tàu khỏi khu vực đặt giàn khoan HD-981.
Video đang HOT
Theo Dịch, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề với Việt Nam thông qua đàm phán nhưng vơi điêu kiên Hà Nội phải cho rút cac tàu về. “Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này một cách thích hợp. Chúng tôi có khả năng, tự tin và sự khôn ngoan để làm điều đó”, Reuters dẫn lời quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc.
Du đang xâm pham trăng trơn chu quyên cua Viêt Nam, Băc Kinh lai cho rằng hoạt động đặt giàn khoan HD-981 được tiến hành trên khu vực nằm trong lãnh thổ Trung Quốc và đã “kiềm chế tối đa” trong việc sử dụng vòi rồng để phản ứng lại các cuộc đụng độ mà họ cho là xuất phát từ phía Việt Nam.
Dịch Tiên Lương con biên bach răng cac tau cua Trung Quốc hoat đông ơ vung thuôc quyền chủ quyền của Trung Quốc, bât châp thưc tê ro rang răng vị trí hạ đặt của giàn khoan nay nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan HD 981
Trong khi đó , sáng 8/5, tin từ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, tiếp tục phát hiện thêm hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD 981 đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam.
Cụ thể, vào lúc 7h37, Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện cách giàn khoan của Trung Quốc 11 hải lý có tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 của Trung Quốc và vào lúc 11h45 cách giàn khoan HD 981 10 hải lý, ngay trước mũi tàu CBS 8003 2,2 hải lý, cảnh sát biển tiếp tục phát hiện thêm tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc.
Hai tàu này thường xuyên cản trở hoạt động thực hiện nhiệm vụ của tàu CBS 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam.
Trước đó, theo ông Ngô Ngọc Thu (phó tư lệnh/tham mưu trưởng Cảnh sát biển), lực lượng tham gia bảo vệ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong các ngày 2 và 3/5 khoảng 40 tàu các loại.
Đến 12h ngày 7/5, Trung Quốc đã huy động lúc cao nhất 80 tàu các loại, trong đó có bảy tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh số hiệu 753, cùng 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính và các tàu vận tải, tàu cá.
Ngoài ra hằng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn 50-60 hải lý.
Trong cuộc họp báo dành riêng cho các phóng viên nước ngoài diễn ra sáng 9/5, (theo giờ Việt Nam) tại thủ đô Washington DC, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã kêu gọi Trung Quốc dừng các hành vi khiêu khích và gây căng thẳng tại Biển Đông với việc đưa giàn khoan nước sâu và hàng loạt tàu hộ vệ vào khu vực tranh chấp. Mỹ tiếp tục cứng rắn lên án hành vi khiêu khích của Trung Quốc
“Hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang xúc tiến đòi hỏi chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp theo một cách nguy hiểm, đe doạ đến hoà bình và ổn định của khu vực”, bà Harf nói.
“Mỹ rất quan tâm đến vấn đề này vì chúng tôi tin rằng hoà bình và ổn định trong khu vực là đặc biệt quan trọng, và các đòi hỏi chủ quyền phải được giải quyết một cách hoà bình. Những nỗ lực trái với luật pháp quốc tế nhằm thay đổi thực trạng là hành động đe doạ hoà bình và an ninh khu vực”, theo bà Harf.
Khi một phóng viên Trung Quốc quy kết rằng Việt Nam đã đưa tàu ra với ý định đâm vào giàn khoan của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan tại đây là một hành vi khiêu khích. Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ bên nào có các hành động khiêu khích và trả đũa tại khu vực. Đó cũng là lý do chúng tôi cho rằng bước đi này của Trung Quốc là rất nguy hiểm.”
Báo Hong Kong: Trung Quốc nên xét lại đường lưỡi bò
Tờ báo South China Morning Post cuối tháng 4 đăng bài bình luận của Phó giáo sư Mike Rowse thuộc đại học Trung văn Hong Kong cho rằng, lập trường của Trung Quốc không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế. Thậm chí ngay cả những nước mà Trung Quốc coi là bạn cũng kiên quyết phản đối tuyên bố chủ quyền trên.
Theo ông, cái gọi là đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền hầu hết Biển Đông không thể đứng vững trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Ngoài ra về mặt địa lý, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần với Việt Nam hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục.
Trong một bài phỏng vấn với Hoàn cầu Thời báo, học giả Lý Lệnh Hoa cũng thẳng thắn chia sẻ quan điểm rằng Bắc Kinh cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển.
Theo Báo Đất Việt
Vụ giàn khoan: Có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế
Đại diện Hội Luật gia VN nói rằng: "Chúng ta có thể kiện lên Tòa án Quốc tế việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Việt Nam".
Tại cuộc họp báo của Hội Luật gia VN chiều 9/5, ông Lê Minh Tâm - Phó Chủ tịch Hội đã lên tiếng phản đối hành động đưa giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ông Lê Minh Tâm nhấn mạnh, việc làm của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên.
Theo quy định tại Công ước, không ai có quyền tiến hành thăm dò thềm lục địa hay khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển.
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của PV về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, luật sư Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng, Việt Nam có thể đưa vấn đề này đến cơ quan tài phán quốc tế.
Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu công vụ Việt Nam
Ông nhắc lại, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói Việt Nam sẵn sàng áp dụng tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Một trong những biện pháp đó, không thể không sử dụng đến cơ quan tài phán.
Trong lúc này, chúng ta có thể kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào Việt Nam, vi phạm Công ước về luật biển 1982.
"Cá nhân tôi nghĩ rằng, hiện nay thế mạnh của Việt Nam là lẽ phải và pháp lý, chúng ta phải khai thác điều đó cho lợi ích của mình", ông Trục nói.
"Để giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay, chắc không chỉ cần Công ước Luật biển, mà cần nhiều căn cứ pháp lý khác. Chúng tôi tham gia rất tích cực. Thế mạnh nhất của Hội Luật gia là phân tích, lý giải các vấn đề pháp lý. Tôi nghĩ chúng ta cần những ý kiến về vấn đề này. Chúng ta cũng cần sự tham mưu, tư vấn của nhiều tổ chức khác nữa", ông Lê Minh Tâm - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội luật gia VN.
Theo luật sự Trục, chúng ta không nên sốt ruột, bởi việc này không thể nói là làm ngay. Kiện lên cơ quan tài phán có cả một quá trình với các thủ tục của nó.
Ông phân tích, dù Việt Nam có đủ chứng cứ cần thiết, nhưng muốn làm việc này phải chuẩn bị chu đáo, đã làm phải nắm được phần thắng, đề phòng tất cả khả năng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để làm hồ sơ kiện đòi hỏi có tính toán kỹ lượng, có lực lượng chuyên môn về luật pháp, tính tương quan lực lượng... để khi nộp hồ sơ lên chắc thắng. Đó là điều phải thông cảm chia sẻ với những người có chức năng, không phải nói là làm ngay được.
Với tư cách người nghiên cứu nhiều năm, ông Trục cho rằng nếu đưa vụ kiện lên trọng tài quốc tế, các cơ quan tài phán quốc tế, chắc chắn Việt Nam sẽ thắng lợi. Vì Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, cơ sở để kiện. Nếu làm đúng thủ tục, Việt Nam có nhiều thuận lợi để thu đươc thành công.
Ông Trần Công Trục dẫn chứng lại, Philipines đã làm điều này. Họ đã có hồ sơ rất đầy đủ kiện lên Hội đồng trọng tài về Luật Biển quốc tế. Hội đồng đã được thành lập với 5 thành viên, đang thụ lý hồ sơ. Việc làm trên đã nhận được sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng nhận định, mục đích chính của Trung Quốc trong vụ giàn khoan chính là thăm dò dư luận, "nắn gân" các nước lớn trên thế giới và trong khu vực xem thái độ ra sao. Ông nói: "Có thể Trung Quốc đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không loại trừ khả năng xâm phạm biển đảo của Việt Nam". Nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, chúng ta phải đấu tranh để phía Trung Quốc rút giàn khoan về nước. Cụ thể, đấu tranh bằng hình thức đàm phán với Trung Quốc, vận động sự ủng hộ của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, các nước ASEAN... "Nếu cần thiết, đưa vấn đề này ra Liên hiệp quốc. Hoặc không loại trừ khả năng phải kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế".
Theo Xahoi
Đàm phán vụ giàn khoan: Hãy nhớ vụ bội ước ở Scarborough! Quan chức ngoại giao Trung Quốc vu cáo tàu Việt Nam cố tình đâm húc tàu Trung Quốc, đồng thời tuyên bố Trung Quốc có thể đàm phán nếu Việt Nam rút tàu. Giàn khoan HD-981 trên thềm lục địa Việt Nam Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các hành động ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của...