Tình hình Biển Đông: Tổng thống Indonesia được đề nghị vào cuộc
Liên quan đến vấn đề tranh chấp quyền đánh bắt cá giữa Indonesia và Trung Quốc, Tổng thống Joko Widodo được đề nghị vào cuộc.
The Jakarta Post ngày 22/3 dẫn lời Phó Chủ tịch Hạ viện Indonesia Fahri Hamzah kêu gọi, Tổng thống Joko Widodo nên thể hiện vai trò trong vấn đề tranh chấp quyền đánh bắt cá giữa Indonesia và Trung Quốc.
“Tổng thống Joko Widodo không nên đánh giá thấp sự phức tạp của các tranh chấp và chỉ để cho Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia, bà Susi Pudjiastuti giải quyết, bởi vì bà ấy chỉ chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề kỹ thuật liên quan đến hoạt động quản lý”, ông Hamzad nói.
Hoạt động bồi lấp trái phép của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam, hồi tháng 2/2015. Ảnh: EPA
Bình luận của Phó Chủ tịch Hạ viện Indonesia được đưa ra sau khi Chính phủ nước này đã có những phản ứng chính thức liên quan đến vụ việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Indonesia, thậm chí có cả sự can thiệp của cả một tàu hải cảnh Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo đó, hôm 19/3 các tàu tuần duyên của Indonesia đã tiến hành truy đuổi sau khi phát hiện ra một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia.
Trong quá trình cẩu chiếc tàu cá này lên tàu của Indonesia, một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp cận và tìm cách đâm va vào tàu của Indonesia. Sau đó, một chiếc tàu hải cảnh khác của Trung Quốc có kích thước lớn hơn xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi, nhưng toàn bộ thủy thủ đoàn 8 người của tàu cá bị bắt giữ.
Phía Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu phía Indonesia phải “thả ngay những ngư dân Trung Quốc bị Indonesia bắt và đảm bảo an toàn cho họ”.
Hôm 21/3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia, bà Susi Pudjiastuti khẳng định những nỗ lực của nước này trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông đang bị phá hoại, đồng thời tuyên bố có thể đưa vụ đụng độ với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Ở một diễn biến khác, liên quan đến những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông, Thời báo Công nghệ thông tin Hàn Quốc (Korea IT Times) ngày 21/3 dẫn bài viết của Phó Tổng biên tập Choe Nam-suk chỉ rõ việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa ở Biển Đông là đe dọa mới đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông cho rằng mục đích của Trung Quốc không hề thay đổi đó là từng bước khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông, thông qua Biển Đông để vươn lên tranh giành ngôi vị siêu cường quốc tế của Mỹ.
Tác giả nhấn mạnh nhưng hành động gần đây của Trung Quốc như triển khai trái phép tên lửa HQ-9 tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa và lăp đăt radar cao tân ơ Đa Châu Viên (Trường Sa) của Việt Nam… là bước leo thang quân sự mới cực kỳ nguy hiểm, bộc lộ rõ chủ trương quân sự hóa khu vực Biển Đông mà Bắc Kinh lâu nay cố tình che đậy.
Đây là hành động đe dọa hết sức nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích của các quốc gia xung quanh Biển Đông, trong đó có Việt Nam, coi thường luât phap quôc tê, bao gồm Hiên chương Liên hiệp quốc va Công ươc Liên hợp quốc vê Luât Biên năm 1982 (UNCLOS).
Theo tác giả, nêu đê Trung Quôc tiếp tục lông hanh ở Biên Đông, đe doa cac nươc khac, bât châp luât phap quôc tê vốn được xây dựng để giư gin hoa bình thế giới thi nhưng nguyên tăc cơ ban va gia tri phô quat cua nhân loai, như Hiên chương Liên hợp quốc, co nguy cơ bi Băc Kinh “nem vao sot rac”.
Đa đên luc Liên hợp quốc cân vao cuôc để bao vê Hiên chương Liên hợp quốc va luât phap quôc tê ơ Biên Đông vì chưa bao giơ những giá trị này bị Bắc Kinh ngang nhiên thach thưc, cha đap như hiên nay trên Biên Đông, bât châp phan đôi cua cac bên liên quan.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Dễ nơi này, khó chỗ khác
Hội nghị cấp cao Tổ chức Hợp tác Hồi giáo Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đang diễn ra tại Indonesia được dư luận đặc biệt chú ý bởi có sự tham dự của Tổng thống Sudan Omar al-Bashir, người bị Tòa án quốc tế LHQ (ICC) phát lệnh truy nã.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đón tiếp Tổng thống Sudan Omar al-Bashir tại Jakarta ngày 7.3 đến dự hội nghị cấp cao của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) - Ảnh: Reuters
Chính phủ Indonesia biện luận cho quyết định mời ông Bashir bằng việc nước này không tham gia ICC và vì thế không bị ràng buộc nghĩa vụ thực hiện những gì tòa án yêu cầu. Jakarta không thấy có sự cần thiết phải tranh thủ và hợp tác với ICC, thậm chí chủ ý dùng sự bất chấp ICC để tranh thủ các nước Hồi giáo khi gần như tất cả các nước Hồi giáo ở châu Phi đều đứng về phía ông Bashir.
Ở đây thể hiện mục đích của Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ông đang nỗ lực gây dựng vai trò lãnh đạo cho Indonesia trong thế giới Hồi giáo lẫn OIC. Thế giới Hồi giáo hiện đang gặp phải quá nhiều vấn đề nan giải còn OIC như rắn không đầu. Indonesia là quốc gia có đông người theo đạo Hồi nhất trên thế giới và ở nơi này xã hội tương đối yên hàn, người Hồi giáo tương đối ôn hòa. Như vậy, ông Widodo đã có thiên thời và địa lợi, chỉ cần gây dựng nhân hòa là có thể dựng nên nghiệp lớn.
Bất chấp ICC, Indonesia có được sự dễ dàng và thuận lợi ở hội nghị cấp cao đang diễn ra nhưng sẽ gặp khó ở những nơi khác. Indonesia nói chung và cá nhân Tổng thống Widodo nói riêng sẽ không tránh khỏi bị phê trách từ nhiều phía và từ nhiều đối tác bởi thực chất những cáo buộc ông Bashir liên quan đến pháp lý quốc tế và cả đạo lý.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tổng thống Indonesia yêu cầu các bộ trưởng ngưng đấu khẩu trước công chúng Tổng thống Indonesia yêu cầu các thành viên trong nội các ngưng tranh cãi nhau trước công chúng, vì điều đó đang làm xấu bộ mặt chính phủ của ông. Tổng thống Indonesia Joko Widodo và nội các của mình - Ảnh: Cabinet Secretary Thông qua người phát ngôn của mình, Tổng thống Joko Widodo cho biết ông cảm thấy khó chịu trước...