Tình hình biển Đông tối 12/6: ‘Chính nghĩa sẽ thắng, đó là kinh nghiệm xương máu’
Trong phiên chất vấn PTT Nguyễn Xuân Phúc chiều 12/6, ba đại biểu đã dồn dập nêu vẩn đề chính phủ có giải pháp gì để kinh tế Việt Nam tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các tàu Trung Quốc vây hãm và phun nước vào tàu kiểm ngư Việt Nam.
Là đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi, ông Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu: Để đề phòng những kẻ xấu, Chính phủ có những giải pháp gì để xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ, gắn với an ninh quốc phòng và không lệ thuộc vào các nước?
Vấn đề thứ hai, đại biểu Thuyền nêu: trước diễn biến phức tạp ở biển Đông, Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, một số phần tử xấu đã lợi dụng biểu tình đập phá, cướp tài sản làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam, Chính phủ đã và đang có những biện pháp gì khắc phục hậu quả từ những sự cố đã xảy ra?
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) nêu, hành động ngang ngược của Trung Quốc khiến thế giới bất bình. “Trong họa có phúc, trong thách thức có cơ hội”, Chính phủ đã làm gì để nắm bắt cơ hội này, để thế giới tiếp tục ủng hộ Việt Nam, và các nhà đầu tư vẫn chọn Việt Nam là điểm đến?
Đại biểu Trần Du Lịch chất vấn: trong các giải pháp liên quan đến kinh tế để chúng ta chuyển từ lệ thuộc sang tự chủ, hiện nay bên cạnh những biện pháp tái cấu trúc bình thường như đã làm, chính phủ có những biện pháp gì đột phá hơn để thoát dần ảnh hưởng đặc biệt từ thị trường Trung Quốc về vấn đề nguyên vật liệu với một loạt các ngành?
Nhiều đại biểu quốc hội và chuyên gia cho rằng chúng ta không chỉ đối mặt thách thức mà đây là cơ hội để có quyết tâm hơn trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, Phó thủ tướng cho biết chính phủ chuẩn bị quyết tâm như thế nào?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Hoàng Ngân, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, có một điều chúng ta rất vui mừng là vừa rồi Trung Quốc xâm phạm biển của chúng ta, cả thế giới, kể các các tổ chức, chính phủ đã rất ủng hộ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
Ông nói thêm: Đó là chính nghĩa mà chúng ta được ủng hộ và bao giờ chính nghĩa cũng sẽ thắng, đó là kinh nghiệm xương máu, truyền thống của chúng ta.
Chúng ta đã đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, từ chính trị, ngoại giao, hiện trường đến dư luận xã hội và có thể xem xét tiến hành các biện pháp có liên quan. Việt Nam sẽ làm hết sực mình để giữ mối quan hệ hòa bình, cùng nhau phát triển, tôn trọng nhau để phát triển trong thế giới hội nhập.
“Cùng với những việc trên, chúng ta cũng chủ động xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Tôi nghĩ việc này rất quan trọng và đại biểu Ngân đã đặt vấn đề rất lớn” – ông Phúc nói.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chủ động những việc sau để giữ lại niềm tin cả về đầu tư và du lịch, đó là: quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thứ hai là chuyển đổi mô hình tăng trưởng; thứ ba là phải có cơ cấu, đặc biệt là mở rộng thị trường kể cả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra và đặc biệt là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và nền kinh tế mang tính thị trường hơn.
Phải quyết liệt bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, coi lợi ích của nhà đầu tư như chính lợi ích của chúng ta trên cơ sở pháp luật quy định.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên chất vấn chiều 12/6. Ảnh chụp qua màn hình.
Kinh tế chúng ta hoàn toàn độc lập
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền về việc kinh tế của chúng ta có phụ thuộc vào láng giếng xấu, Phó Thủ tướng khẳng định kinh tế của chúng ta hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào nước nào.
Dù vậy, để đảm bảo tình hình chủ động hơn, đối phó với tình hình mới thì giải pháp đặt ra hiện nay là vẫn cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam vẫn có nhiều thế mạnh về thu hút đầu tư và sẽ tập trung vào các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để phát huy thế mạnh này, chọn lọc nhà đầu tư để phát triển kinh tế bên cạnh các giải pháp toàn diện khác.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về việc làm sao lấy lại niềm tin của nhà đầu tư qua sự kiện kẻ xấu lợi dụng việc người dân, công nhân tuần hành phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, Phó thủ tướng nói vụ việc trên đã được Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo xử lý nhanh, kiên quyết ngay khi vụ việc xảy ra.
Theo số liệu từ các cơ quan chức năng thì tổng cộng trong vụ việc này, cơ quan pháp luật đã bắt giữ khoảng 2.000 đối tượng, đã khởi tố 244 vụ án với hơn 560 bị can về các tội trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ…
Bên cạnh hàng loạt các chính sách đã triển khai để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại trong vụ gây rối (miễn thuế, cho mượn mặt bằng xây nhà xưởng…) thì các địa phương đã hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu các thủ tục hành chính.
Phó thủ tướng cũng nhìn nhận chất vấn của đại biểu Lê Như Tiến là đúng: vấn nạn tham nhũng chưa được ngăn chặn dù nhiều năm qua Đảng, nhà nước và các cơ quan đã đồng loạt triển khai nhiều giải pháp, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, lập nhiều đoàn kiểm tra…
Phó Thủ tướng tiếp tục đề cập đến các quy định có liên quan như việc xử lý nghiêm người đứng đầu, kê khai, công khai tài sản…
Về chất vấn của đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú yên) liên quan khoản hỗ trợ 10.000 tỉ đồng cho ngư dân đến bao giờ ngư dân mới nhận được, ông Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ đẩy nhanh các thủ tục cần thiết, cải cách hành chính, giao cho 28 tỉnh có biển khẩn trương chỉ đạo triển khai các thủ tục hỗ trợ ngư dân.
Theo Phó thủ tướng, chậm nhất là đầu tháng 7 Chính phủ sẽ có nghị định hướng dẫn việc giải ngân gói hỗ trợ 10.000 tỉ đồng cho ngư dân cũng như 16.000 tỉ đồng cho lực lượng chấp pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.
Đã giao thiệp bằng nhiều hình thức với Trung Quốc
Trong báo cáo của mình, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết từ đầu tháng 5-2014, Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan và triển khai lực lượng hộ tống bảo vệ, có cả máy bay, tàu chiến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông, chúng ta đã tiến hành giao thiệp bằng nhiều hình thức với Trung Quốc, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
Các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển và ngư dân ta đã dũng cảm kiên cường bám biển, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các cơ quan thông tin truyền thông trong nước và nhiều hãng truyền thông quốc tế lớn đã thông tin kịp thời, trung thực về những hành động phi pháp, vô nhân đạo của Trung Quốc.
Nhiều chính phủ, tổ chức, diễn đàn, cá nhân, học giả nước ngoài đã lên tiếng ủng hộ chính nghĩa và những biện pháp đấu tranh của Việt Nam; bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và phê phán mạnh mẽ các hành vi sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Vừa qua, tại một số địa phương, người dân đã biểu tình phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, trong đó kẻ xấu và một số người bị kích động đã có hành vi manh động, vi phạm pháp luật, chống người thi hành công vụ, phá hoại tài sản của Nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương kiên quyết ngăn chặn, nhanh chóng ổn định tình hình, xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm và bảo đảm vững chắc an ninh trật tự.
16 nghìn tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ
Báo cáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phát triển thủy sản, đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ không những có ý nghĩa quan trọng về kinh tế mà còn là hiện diện dân sự, khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đến nay, hoạt động khai thác hải sản đã tạo việc làm cho khoảng 1 triệu ngư dân tại 28 tỉnh ven biển, trong đó có hàng trăm nghìn ngư dân hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Xây dựng được đội tàu khai thác hải sản với 120 nghìn tàu, trong đó có gần 30 nghìn tàu đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, ngành thủy sản và ngư dân còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, hạn chế về nguồn lực tài chính, các dịch vụ hậu cần, hỗ trợ và thị trường tiêu thụ.
Hỗ trợ tín dụng đối với ngư dân để hiện đại hóa tàu cá, đóng mới tàu vỏ thép, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá và trang bị ngư cụ, phương tiện thông tin cho tàu cá trên biển. Có chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Triển khai cho vay ưu đãi với thời hạn phù hợp, lãi suất thấp, phương thức, thủ tục cho vay thuận tiện, kịp thời. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước dành khoảng 10 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với ngư dân.
Chính phủ chỉ đạo khẩn trương triển khai có hiệu quả việc sử dụng 16 nghìn tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu trang thiết bị cho lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư theo Nghị quyết Quốc hội vừa thông qua.
Theo Xahoi
Vụ đâm tàu: Phát hiện thêm 2 thi thể
Sáng nay (18/9), các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu khám nghiệm tàu Sima Sapphire (quốc tịch Singapore).
Tối 17/9, sau khi có lệnh của Cảng vụ Vũng Tàu, tàu hàng Sima Sapphire đã di chuyển vào khu vực Bãi Trước, thành phố Vũng Tàu neo đậu, phục vụ công tác điều tra. Ngay trong sáng nay, tổ công tác gồm: Cảng vụ Vũng Tàu, Cục Hàng hải Việt Nam, Cơ quan điều tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra vị trí neo đậu của tàu Sima Sapphire (cách đất liền khoảng 1 giờ đi tàu) để bắt đầu công tác khám nghiệm.
Theo thông tin từ tổ công tác, hộp đen trên tàu Sima Sapphire cũng sẽ được tạm giữ để trích xuất thông tin, phục vụ công tác điều tra.
0h30 ngày 18/9, 4 ngư dân còn lại trong tổng số 8 ngư dân được cứu sống trên tàu cá TG 92819TS đã được tàu SAR 413 đưa về Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III (Vũng Tàu)
Trước đó, lúc 0h30 ngày 18/9, tàu Sar 413 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III đã đưa thi thể nạn nhân tử vong đầu tiên và 4 ngư dân được cứu sống còn lại vào bờ. Nạn nhân tử vong được xác nhận là ông Chung Đức Hùng (45 tuổi, quê Bình Phước). Các ngư dân được cứu sống là: ông Huỳnh Văn Hải (46 tuổi, quê tỉnh Bến Tre), anh Võ Văn Tiền (33 tuổi, quê Tiền Giang), anh Đặng Thành Được (19 tuổi, quê Bạc Liêu) và anh Nguyễn Văn Chiến (31 tuổi, quê Cà Mau). Cả 4 ngư dân này được bàn giao cho Bộ đội biên phòng tỉnh BR-VT đưa về khách sạn để chăm sóc.
Bốn ngư dân trở về đất liền có sức khỏe tốt. Hai ngày qua, họ đã ở lại hỗ trợ lực lượng cứu hộ cứu nạn tìm những người bị mất tích
Vợ ông Hùng, bà Nguyễn Thị Bé (SN 1957, ngụ thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) cho biết, bà và họ hàng đã thuê xe đi từ Tiền Giang lên Vũng Tàu từ 18h chiều ngày 17/9 để nhận dạng thi thể ông Hùng. Đi cùng bà Bé còn có chú ruột, em ruột và nhiều họ hàng thân thích. Thi thể ông Hùng được đưa về tỉnh Bình Phước để an táng.
Thi thể ngư dân Chung Đức Hùng (45 tuổi, quê Bình Phước) được đưa về đất liền
Ngư dân Huỳnh Văn vừa được đưa vào bờ rạng sáng nay (18/9) nghẹn ngào nói về những bạn thuyền còn đang mất tích ngoài khơi biển Vũng Tàu: "Nếu không may họ chết, hy vọng sẽ tìm được thấy xác để gia đình đưa về quê lo hậu sự. Chứ nằm giữa biển khơi lạnh lắm...".
Bà Nguyễn Thị Bé, vợ ông Hùng (người đứng giữa) gào khóc khi nhận thi thể chồng
Sáng 18/9, tổ điều tra vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu hàng Sima Sapphire (quốc tịch Singapore) và tàu cá TG 92819 TS do Cục Hàng hải VN lập đã phối hợp cùng Cảng vụ Hàng hải, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp xúc, ghi lời khai thủy thủ đoàn tàu Sima Sapphire.
Cơ quan chức năng cũng đã thu giữ hộp đen tàu, hải đồ và ghi nhận những vết trầy xước trên mũi tàu Sima Sapphire khi va chạm với tàu cá TG 92819 TS.
10 giờ 30 phút cùng ngày, ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3, cho biết đã phát hiện được 2 thi thể gần vị trí tàu cá TG 92819 TS bị chìm. Tuy nhiên chưa xác định được danh tính nạn nhân.
Hiện Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III vẫn đang phối hợp với các tàu cá và tàu hàng khác mở rộng phạm vi tìm kiếm những nạn nhân mất tích còn lại.
Theo thông tin từ những thợ lặn từng tiếp cận với tàu cá TG 92819 TS mô tả, tàu bị xé toạc, không còn nguyên vẹn.
Theo Hải Âu - Lê Mai (Khampha.vn)
Cháy TTTM: Hệ thống báo cháy đã tê liệt từ 2004 Từ năm 2004, hệ thống báo cháy tự động đã hoàn toàn bị tê liệt. 2/4 bể nước ngầm cứu hỏa thường xuyên khô ráo do bị hư hỏng, 2/4 máy bơm chữa cháy hỏng động cơ... Ngày 17/9, Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự, Bộ Công an đã phối hợp với cơ quan điều tra Công an tỉnh Hải Dương tiến...