Tình hình Biển Đông thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế
Ngày 6/7, đoàn đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva do Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Nguyễn Trung Thành dẫn đầu đã tham dự Lễ hội các Dân tộc và Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập của Đảng Lao động Bang Geneva (Thụy Sĩ) với tư cách là khách mời danh dự.
Đông đảo bạn bè quốc tế rất quan tâm đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Đông đảo thành viên Đảng Lao động tại Bang Geneva, cùng đại diện Đảng Cộng sản Thụy Sĩ, Đảng Lao động Tây Ban Nha, Hiệp hội Thụy Sĩ-Việt Nam và quần chúng địa phương đã tham dự Lễ hội.
Trong phát biểu chào mừng đoàn Việt Nam, ông René Ecuyer, Chủ tịch Đảng Lao động Geneva ca ngợi Việt Nam là một đất nước, dân tộc anh hùng, đã kiên cường đấu tranh vì độc lập, tự do và ngày nay tiếp tục đấu tranh cho sự phát triển kinh tế, hướng đến một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Phát biểu đáp từ, Đại sứ Nguyễn Trung Thành đã chia sẻ về tình hình chung trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Trước quan tâm của đông đảo bạn bè, Đại sứ Nguyễn Trung Thành đã thông báo về căng thẳng gần đây ở Biển Đông xuất phát từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; làm rõ quá trình hình thành tranh chấp đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tại Biển Đông; và đồng thời khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là sử dụng mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp, góp phần duy trì hòa bình, ổn định của khu vực cũng như thế giới.
Các thành viên Đảng Lao động, bạn bè quốc tế và quần chúng tham dự đánh giá cao nội dung chia sẻ của Việt Nam, giúp hiểu rõ hơn về tình hình phát triển và các vấn đề thời sự đang diễn ra nhất là tình hình trên Biển Đông.
Thời gian gần đây, Hội hữu nghị với Việt Nam của nhiều nước gồm Thụy Sĩ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan… đã phối hợp cùng ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ hành động của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, kiên quyết đòi Trung Quốc chấm dứt ngay mọi hoạt động đe dọa đối với Việt Nam cũng như đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.
Cũng tại lễ hội, với sự trợ giúp của Ban tổ chức, Hiệp hội Thụy Sĩ-Việt Nam đã tổ chức gian thông tin và trưng bày các văn hóa phẩm giới thiệu về đất nước và nhân dân Việt Nam.
Video đang HOT
Tại gian thông tin, nhiều ấn phẩm văn hóa, báo cáo kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam chu kỳ hai cũng như Tài liệu lập trường cơ bản của Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông và lập trường của Việt Nam đối với tranh chấp ở Biển Đông đã được trưng bày và phân phát cho các đại biểu tham dự.
Theo Vietnam
Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh
Những bức ảnh trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng phần nào phác họa chân dung nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.
Đây là những hình ảnh lựa chọn trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" do Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đại tướng.
Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, Võ Nguyên Giáp sớm đến với con đường cách mạng. Trong ảnh, ông chụp với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946
Vợ chồng Võ Nguyên Giáp - Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963)
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Sau khi lấy bằng cử nhân luật, ông dạy học ở trường
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950)
Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950)
(Theo Người lao động)
Những bức ảnh lịch sử về Tướng Giáp Cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được phác họa chân thực, sống động qua những bức ảnh lịch sử. Những bức ảnh dưới đây phần nào phác họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc. Đại tướng Võ...