Tình hình biển Đông sáng 5/7: Trung Quốc xác nhận bắt 6 ngư dân Việt Nam
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua xác nhận lực lượng hải cảnh đang giữ một tàu cá cùng 6 ngư dân của Việt Nam.
Tình hình biển Đông sáng 5/7: Trung Quốc xác nhận bắt 6 ngư dân Việt Nam
Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay tàu cá Việt Nam bị bắt vào sáng 3/7 ở ngoài khơi đảo Hải Nam.
Giới chức Trung Quốc cho rằng ngư dân Việt Nam đánh bắt ở vùng nước của họ, ông Hồng nói, và thêm rằng các cơ quan chức năng của Trung Quốc đang điều tra kỹ hơn về vụ việc.
Trước đó, trao đổi với pv, chính quyền xã Phổ Thạnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, thông báo 6 ngư dân địa phương cùng một tàu cá đang bị phía Trung Quốc bắt giữ vô cớ. Những người này nằm trong nhóm 8 ngư dân đi trên hai tàu cá công suất lớn ra vùng biển Hoàng Sa để hành nghề kéo đôi từ hôm 28/6.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bắt tàu cá và ngư dân Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời cử hàng trăm tàu hộ tống gây hấn và tấn công các tàu của Việt Nam. Ngày 26/5, phía Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, khiến 10 người rơi xuống biển.
Theo Xahoi
Video đang HOT
Trung Quốc toan tính gì với bản đồ "nuốt" biển Đông?
TQ đang phủ nhận mọi nỗ lực ngoại giao trong khu vực bằng cách xuất bản tấm bản đồ mới "nuốt chửng" Biển Đông, gồm 10 đoạn bao trọn các ranh giới lượn sát bờ biển của hầu hết quốc gia Đông Nam Á.
Tấm bản đồ này củng cố yêu sách chủ quyền của TQ với các đảo mà họ đang tranh chấp hoặc ngang nhiên khẳng định chủ quyền bất chấp sự chồng lấn với VN, Philippines, Malaysia và Brunei.
Mục tiêu kép
Trong khi nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam tuyên bố, tấm bản đồ mô tả rõ ràng hơn các khu vực tranh chấp thuộc chủ quyền TQ thì GS Lee Yunglung thuộc Đại học Hạ Môn (TQ) nhận định bản đồ đã đưa vấn đề Biển Đông lên ngang tầm với Hoa Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
GS này cho hay bản đồ "nâng tầm hiểu biết của người dân về chủ quyền TQ" với Biển Đông. Còn ở phạm vi quốc tế, bản đồ mang lại "nhìn nhận toàn diện hơn về biện minh lịch sử cho yêu sách chủ quyền TQ" với khu vực tranh chấp.
TQ vẽ bản đồ dọc, với đường 10 đoạn &'nuốt' hết Biển Đông. Ảnh: Xinhua
Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc
Bản đồ mới được gọi là bản đồ "dọc", mang tên "bản đồ nước CHND Trung Hoa". Nó khác với các bản đồ ngang truyền thống, vốn tập trung vào vùng đất liền rộng lớn và thể hiện Biển Đông bằng một ô riêng biệt tỉ lệ nhỏ hơn.
Bản đồ mới nêu bật các tính năng trong vùng biển với tỉ lệ tương đương như các khu vực đất liền, đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là "chủ quyền" mà Bắc Kinh yêu sách; xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển Biển Đông, trong đó có VN.
Theo ông Lee, bằng cách cho phép một nhà xuất bản cấp tỉnh xuất bản bản đồ mới, Bắc Kinh đang tiến hành một "phép thử trên biển".
Như thế, họ có cơ hội đánh giá phản ứng của các nước khác, và nếu cần thiết, có thể thay đổi để giảm thiểu hậu quả từ hành động của mình. Nhưng GS này nhận định, với căng thẳng leo thang gần đây ở Biển Đông, việc xuất bản bản đồ trực tiếp của chính quyền trung ương có thể dẫn tới xung đột.
Bản đồ đường 10 đoạn: Chiêu thử lửa của Trung Quốc ở Biển Đông
Gây bão ngoại giao
Một số người coi xuất bản những bản đồ kiểu dạng như vậy thật "lố bịch", chỉ gây thêm căng thẳng. Như 2 năm trước, một tấm bản đồ cũng thể hiện trong hộ chiếu mới của TQ đã gây ra "bão ngoại giao" trong khu vực.
Cư dân mạng Philippines đăng tải hình ảnh một tấm bản đồ có tên gọi "bản đồ lãnh thổ mới của Philippines" với lời nhắn: &'TQ vẽ được thì chúng tôi cũng vẽ được".
Tấm bản đồ tự chế đã mở rộng phần lãnh thổ thực tế của Philippines bao trùm toàn bộ phần đất liền TQ cũng như Hong Kong. Bản đồ này gọi phần diện tích đất liền là "tỉnh hành chính đặc biệt" của Philippines; Bắc Kinh được đánh dấu là "thành phố thủ đô", nhưng với tên mới là Rizal.
Roilo Golez, một cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines cảnh báo, TQ có thể chuẩn bị cho việc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines với bản đồ 10 đoạn mới.
Ông cũng hy vọng Malaysia và Indonesia sẽ phản đối bản đồ mới của TQ, khi đường 10 đoạn có cả ranh giới lượn sát đảo Borneo (Malaysia) và lấn sâu vào quần đảo Natuna (Indonesia).
Trong khi đó, quan chức Bắc Kinh lại cố gắng làm dịu chỉ trích khi nói rằng bản đồ "chỉ phục vụ người dân TQ".
Việc xuất bản bản đồ mới diễn ra sau hàng loạt hành động khiêu khích của TQ nhằm củng cố yêu sách chủ quyền tại Biển Đông và với các đảo tranh chấp.
Tháng trước, TQ đã đơn phương triển khai một giàn khoan lớn ngay ở vùng đặc quyền kinh tế của VN và gần đây công bố tiếp tục đưa thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông.
Philippines còn cáo buộc kể từ tháng 1 năm nay, TQ đã vận chuyển vật liệu xây dựng và khối lượng cát khổng lồ ra một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhằm cải tạo các đảo này hoặc lập đảo nhân tạo.
Động thái này được cho là một nỗ lực thay đổi hiện trạng và các tính năng trong vùng biển thiên về phía có lợi cho TQ.
Theo VietNamNet
6 ngư dân bị TQ bắt giữ ở Hoàng Sa: Lời kể người trở về từ 'điểm nóng' Sau hành trình hơn 48 tiếng đồng hồ trên biển, tàu cá QNg 94913 TS, một trong 2 tàu bị TQ đuổi bắt hôm 3/7 đã trở về Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Đúng 7h30 sáng 5/7, chiếc tàu cá mang số hiệu QNg 94913 TS, do ngư dân Trần Xi (trú Thôn Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm...