Tình hình biển Đông sáng 13/6: Trung Quốc ‘thay đổi giọng điệu’
Philippines tuyên bố sẽ không thỏa hiệp trong vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế, bất chấp quan hệ thương mại, đầu tư giữa Philippines và Trung Quốc đang ở mức cao.
Tình hình biển Đông sáng 13/6: Trung Quốc ‘thay đổi giọng điệu’ với Philippines
Phát ngôn viên Edwin Lacierda của Tổng thống Philippines nói rằng, những dự án đầu tư của Trung Quốc sẽ không ngăn cản được Manila theo đuổi vụ kiện Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước này. “Đối với biển Đông, chúng tôi đã xác định quan điểm. Hãy sử dụng tòa án trọng tài. Việc này không thể giải quyết bằng cách khác”, ông Lacierda nói. Ông cũng nói rằng, Philippines có thể phát triển các mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, ngoại trừ vụ kiện.
Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines nói rằng, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines chỉ là “tạm thời”. Văn phòng Tổng thống Philippines nói, họ hoan nghênh Trung Quốc “thay đổi giọng điệu” và mong muốn Bắc Kinh “xuống thang”.
Trung Quốc: Nói một đằng, làm một nẻo
Trong khi có nhiều hành động hung hăng và bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn trong khu vực, Trung Quốc vẫn nói nước này “tôn trọng quyền hàng hải của các nước khác và ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vừa tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, chính phủ Trung Quốc ủng hộ chính sách ngoại giao hòa bình và tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). “Trung Quốc rất coi trọng sự phát triển của hàng hải, đóng vai trò tích cực trong các công việc hàng hải quốc tế, ủng hộ thành lập và duy trì một trật tự hàng hải hài hòa”, bà Hoa nói. “Một trật tự hàng hải hài hòa nghĩa là chúng ta phải tôn trọng không chỉ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của tất cả các quốc gia ven biển, mà còn tôn trọng quyền tự do sử dụng biển một cách hợp pháp và hòa bình”, người phát ngôn Trung Quốc nói.
Trong khi Trung Quốc đang bị Philippines kiện ra tòa án trọng tài quốc tế về những hoạt động trái luật quốc tế ở biển Đông, bà Hoa vẫn nói rằng, tất cả các nước phải tôn trọng UNCLOS. “Trung Quốc bảo đảm chắc chắn và tôn trọng các nguyên tắc của luật hàng hải quốc tế và giải quyết hòa bình những tranh chấp lãnh thổ”, bà Hoa tuyên bố.
Không đề cập vụ kiện do Philippnies khởi xướng, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, Trung Quốc tôn trọng quyền lợi hợp pháp của tất cả các quốc gia trong việc tự do lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp.
Video đang HOT
Trên thực tế, Trung Quốc gần đây tuyên bố không tham gia vụ kiện tại tòa án trọng tài quốc tế để giải quyết bất đồng với Philippines. Trung Quốc tuyên bố nước này có “chủ quyền không thể chối cãi” trên hầu như toàn bộ biển Đông. Bà Hoa cũng nhắc lại quan điểm của Trung Quốc là giải quyết tranh chấp qua đối thoại song phương.
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông chiều 13/6: 'Trung Quốc cải tạo tới 5 khu vực trên Biển Đông'
Một báo của Philippines khẳng định hoạt động cải tạo của Trung Quốc đang diễn ra tại 5 khu vực ở quần đảo Trường Sa.
Tình hình biển Đông chiều 13/6: Tàu TQ gắn máy xúc hoạt động gần bãi Én Đất (thuộc quần đảo Trường Sa) để khai thác tài nguyên
Báo PhilStar dẫn một thông báo của Dinh tổng thống Philippines cho hay, Trung Quốc cải tạo đất trái phép tới 5 khu vực trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam - gồm Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Én Đất.
Báo cáo của Dinh tổng thống Philippines cũng cho biết Manila chưa phát hiện hoạt động cải tạo tại các vùng khác mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp và xây đồn quân sự như Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn.
Tuy nhiên, báo cáo không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ triển khai những hoạt động cải tạo tại ba khu vực này sau khi họ hoàn thành các công trình ở 5 đảo đá đầu tiên.
Giới chức Philippines cũng lưu ý khả năng Trung Quốc không tiến hành hoạt động nào trên đá Vành Khăn do vị trí gần với các nước láng giềng. Có thể Bắc Kinh dự đoán họ sẽ vấp phải phản ứng ngoại giao mạnh mẽ từ những quốc gia lân cận, đồng thời quốc tế sẽ chú ý nhiều hơn nếu hoạt động cải tạo xảy ra trên đá Vành Khăn.
Trên đảo đá Chữ Thập, Trung Quốc điều động 200 binh sĩ đồn trú trái phép, lắp đặt các radar tìm kiếm trên không và mặt đất, các thiết bị truyền dữ liệu vệ tinh. Khoảng 200 lính cùng bãi đáp cho trực thăng đang hiện diện trên bãi Đá Xu Bi. Trên đảo Vành Khăn, Trung Quốc xây ít nhất 4 khu phức hợp và hơn 100 binh sĩ canh gác các cơ sở truyền thông, bến cảng và nơi đáp trực thăng.
Ảnh tóm tắt quá trình mở rộng cơ sở của Trung Quốc trên đá Gạc Ma từ năm 2012 đến nay. Ảnh: PhilStar
Trước đó, vào tháng 3/2014, chính quyền Philippines cho biết Trung Quốc đang cải tạo đất tại đá Gạc Ma mà Bắc Kinh chiếm bất hợp pháp của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Philippines cũng công bố hình ảnh về quá trình các đồn quân sự nhỏ của Trung Quốc tại đây mở rộng đến gần 9 hecta chỉ trong hai năm.
Các quan chức chính phủ Philippines nêu rõ các máy bay trinh sát của nước này xác nhận sự hiện diện của tàu nạo vét và tàu chở vật liệu Trung Quốc liên tục xuất hiện trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Pasi Abdulpata, một người chuyên cung cấp cá của Philippines, cho Bloombergbiết các tàu Trung Quốc chở rất nhiều bao xi măng, gỗ và thép đến gần đảo Gạc Ma từ giữa tháng 5.
"Dường như họ đang chuẩn bị xây các tòa nhà lớn. Hành động của họ đang làm biến dạng đại dương", ông Abdulpata nhận định.
Các nhà quan sát quốc tế nhận định tham vọng mở rộng các căn cứ quân sự của Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa nhằm áp đặt uy quyền của Bắc Kinh trong Biển Đông. Nhiều báo cho biết Trung Quốc dự định xây một đường băng tại đá Gạc Ma. Một khi đường băng này hoạt động thì Bắc Kinh có thể thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tương tự như vùng phòng không trên biển Hoa Đông.
Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, cho rằng việc Trung Quốc xây cơ sở quân sự, đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á vào tình thế bấp bênh.
"Căn cứ mà Trung Quốc dự tính xây bao gồm cả bến tàu để họ có thể tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khu trục. Ngoài ra, bạn có thể thấy đường băng có chiều dài hơn 1,6 km, nghĩa là nó cho phép các máy bay chiến đấu, như chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc (có phạm vi hoạt động hơn 3.200 km) hiện diện tại căn cứ. Đảo Gạc Ma giống như một chấm ở giữa vòng tròn với bán kính khoảng hơn 1.600 km. Khu vực ấy bao gồm rất nhiều phần lãnh thổ của các nước trong khu vực. Do vậy, căn cứ của Trung Quốc có thể đe dọa tất cả căn cứ của chúng ta", Golez nhấn mạnh.
Chuyên gia Mỹ: Bắc Kinh sai lầm nếu nghĩ Washington không dám động binh
Ông Ernest Bower, một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS - trụ sở thủ đô Washington), lên án hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, theo trang tin Đài Loan Want China Times (Đài Loan) ngày 13/6.
"Rõ ràng hành động của Trung Quốc khiến các nước làng giềng phải quan ngại", ông Bower nhận định trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức Deutsche Welle, được Want China Times dẫn lại.
Trên tờ The Washington Times (Mỹ), ông Bower có viết: "Bắc Kinh đã cho rằng Washington bị xao lãng và không có gan can thiệp sâu vào vấn đề biển Đông và vì thế Trung Quốc có động thái địa chính trị là đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam".
Mỹ luôn tuyên bố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Tuy vậy, Washington vẫn thường xuyên lên án những hành động của Bắc Kinh trên biển Đông gần đây - cụ thể là vụ giàn khoan - gọi đó là những hành vi "khiêu khích".
Đa số các nhà phân tích cho rằng Mỹ không sẽ không bảo vệ Việt Nam nếu Việt Nam-Trung Quốc có xảy ra xung đột trên biển Đông.
Nhưng ông Bower không đồng tình với nhận định này, cho rằng việc Mỹ có hỗ trợ quân sự cho Việt Nam hay không là tùy thuộc vào tình hình.
Ông Bower không nói cụ thể với hình hình nào thì Mỹ mới can thiệp quân sự, nhưng tin rằng nhận định "Mỹ sẽ không động binh dù cho Trung Quốc có làm gì với Việt Nam" của Bắc Kinh là sai lầm.
Vào ngày 28.5, Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo Mỹ có thể sẽ điều quân đến biển Đông nếu đồng minh của mình tại đó bị ảnh hưởng bởi "sự hung hăng mất kiểm soát".
"Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp", ông Obama nói.
Mặc dù không nêu đích danh quốc gia nào nhưng theo AFP, ông Obama đang ám chỉ những hành động của Trung Quốctrên biển Đông mà Washington lên án là "khiêu khích".
Trang tin chuyên về Trung Quốc China Topix của Mỹ hồi tháng 5/2014 dẫn lời các nguồn tin chính phủ Philippines cho rằng Mỹ đang trong tiến trình xây dựng một khối đồng minh an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương - bao gồm Philippines, Việt Nam, Úc và Nhật Bản - để đáp trả lại những hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.
Theo Xhaoi
Tình hình biển Đông tối 13/6: Việt Nam nhận thêm nhiều ủng hộ từ các nước về vấn đề Biển Đông Những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông tiếp tục khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Tình hình biển Đông tối 13/6: Tàu Trung Quốc (trái) phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam (Ảnh AP) Trong khi đó, công cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải...