Tình hình Biển Đông: Mỹ xoay trục rồi xem hổ đấu?
Tình hình Biển Đông: Quốc hội Mỹ thêm một lần cảnh báo thế giới về những tuyên bố chủ quyền mập mờ của TQ. Trong khi trước đó, EU, Nhật Bản cũng không im lặng.
Vừa qua, Quốc hội Mỹ đã có một cuộc điều trần trước Tiểu ban Đối ngoại về những đe dọa của các tuyên bố hàng hải do Trung Quốc đưa ra có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực và an ninh hàng hải.
Chủ tịch Tiểu ban Dana Rohrabacher khẳng định, những hành động này của Bắc Kinh là có chủ ý, đã được chuẩn bị từ lâu nhằm mục đích mở rộng sự kiểm soát đối với những vùng biển ở Đông Á và Đông Nam Á thông qua các “chiêu bài” khiêu khích, thách thức và cuối cùng là thống trị khu vực
Chính sách “Trục châu Á” sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu Mỹ không xóa bỏ được những mối đe dọa ở khu vực này, ông Rohrabacher khẳng định.
Ông Dana Rohrabacher , Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ
Một tuyên bố khác, Richard Fisher, thành viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế của Mỹ, cũng cho rằng việc sử dụng sức mạnh và áp lực bằng quân sự trong việc theo đuổi yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đang gia tăng nguy cơ dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự, đặc biệt là với Nhật Bản và Philippines.
Chuyên gia Richard Fisher nhận định, nhìn vào công nghệ vũ khí của Trung Quốc nhiều năm nay, rõ ràng để phục cho mục đích tấn công, viễn chinh và ngày càng hiện đại.
Sự tăng cường quân sự của Bắc Kinh và hành vi đe dọa các đồng minh của Mỹ là nhằm thách thức khả năng của Washington trong việc bảo vệ những lợi ích của mình và do đó làm giảm độ tin cậy của các cam kết liên minh của Mỹ trong khu vực, vị chuyên gia này nói.
“Nếu các đồng minh của Mỹ bị suy yếu, nếu họ mất tự tin vào liên minh với Mỹ, họ có lựa chọn thay thế”, Fisher nói, “theo quan điểm của tôi họ sẽ phát triển tên lửa hạt nhân của mình.”
Fisher cho rằng cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Úc đều có thể phát triển sức mạnh hạt nhân, nhưng không phải một cách nhanh chóng. Nếu điều đó xảy ra, khả năng Mỹ bị lôi kéo vào mộc cuộc chiến tranh là thực sự.
Theo ông, Washington phải cho thấy một thái độ rõ ràng với Bắc Kinh về những hành vi “không thể chấp nhận”, đồng thời phải thể hiện rõ việc Mỹ đang bảo vệ các liên minh của mình, nếu không làm được điều này thì Mỹ đang chào đón xung đột.
Video đang HOT
Biên đội tàu ngầm tấn công của Trung Quốc bày trận
Thêm môt lần nữa, Quốc hội Mỹ lên tiếng cảnh báo với không chỉ Nhà Trắng mà cả thế giới về tham vọng và mưu đồ của Trung Quốc. “Nếu thế giới không lên tiếng phản đối mạnh mẽ và tìm cách ngăn chặn những tuyên bố đầy mập mờ và nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông thì hòa bình và ổn định trong khu vực khó có thể được bảo đảm”, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Dana Rohrabacher cảnh báo.
Vai trò của Mỹ chỉ mang tính “cầm chân”
Steven Mosher, một chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nhân khẩu học ở châu Á cho rằng, Bắc Kinh đang áp dụng biện pháp cai trị bằng sức mạnh vào việc đối xử với các nước láng giềng nhỏ và yếu của họ.
Điều này phần nào lý giải cho thái độ rất ngạo mạn và xem nhẹ các bên có liên quan trong tranh chấp Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, đặc biệt là trong quá trình Trung Quốc đang nhắm đến mưu đồ thôn tính các quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông Mosher cho biết.
Đến nay, chỉ duy nhất có sự hiện diện liên tục của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản dựa trên sự bảo lãnh của Hạm đội 7 của Mỹ là còn giữ được thế ngang ngửa với Trung Quốc.
“Nếu không Hạm đội 7, rất có thể Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm các đảo còn lại trong Biển Đông và Biển Tây Philippines” ông Steven Mosher nói.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác nhận định, hiện tại, với Hạm đội 7, ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực chỉ mang tính cầm chân những hành động của Trung Quốc và không có nhiều ý nghĩa trong việc bảo vệ đồng minh cũng như lợi ích quốc gia
Cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc trong tương lai (mô phỏng)
Cả thế giới có thấy mưu đồ Trung Quốc?
Còn Nhật Bản, họ đã quá hiểu về mưu đồ và tham vọng của Trung Quốc. Trong thời gian qua, Nhật Bản đã liên tục kiềm chế để không sử dụng bạo lực với các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc nhăm nhe giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, nhưng khả năng của một biến cố quân sự ngày càng tăng,
Gần đây nhất, vào tháng 9/2013, Trung Quốc đã cho UAV của mình xâm phạm vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, buộc Nhật Bản phải phái máy bay chiến đấu để xua đuổi.
Thủ tướng Shinzo Abe đã rất nhiều lần tuyên bố, Nhật Bản sẽ thẳng tay trừng phạt mọi hành động xâm phạm chủ quyền. Và không ít lần, Nhật đã cảnh báo thế giới về mưu đồ Trung Quốc và kêu gọi Liên Hợp Quốc có những hành động cụ thể.
Phía Liên minh châu Âu cũng đã lên tiếng cảnh báo thế giới về mưu đồ của Trung Quốc và những ảnh hưởng tất yếu đến vấn đề an ninh khu vực và an ninh hàng hải quốc tế.
Trong Diễn đàn EU – ASEAN về hội nhập khu vực diễn ra hồi giữa tháng 10/2013 tại Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders tại lễ khai mạc đã phát biểu: “EU nên góp phần bảo vệ quyền của các bên sử dụng lâu dài, hợp pháp, công bằng và hòa bình nguồn tài nguyên ở biển Đông”
Ngoại trưởng Anh William Hague và Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders trong khuôn khổ Diễn đàn hồi tháng 10/2013
Đồng thời, EU đã tuyên bố liên minh châu Âu rất lo ngại về tình trạng căng thẳng tại Biển Đông, và khẳng định, liên minh này có lợi ích sống còn trong những tuyến đường hàng hải lưu thông qua đây.
Hồi giữa tháng 5/2013, một cuộc họp giữa các quan chức cấp cao của ASEAN và EU đã điễn ra tại TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) để thảo luận về những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Tại đây, EU tái khẳng định ủng hộ “cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đồng phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).”.
Đối với Nga, một quốc gia được cho có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc, tuy nhiên bản thân họ cũng đã tổ chức hội thảo quốc tế để bàn luận về những “nguy cơ Trung Quốc”.
Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ngày 18/10 đã tổ chức Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Moscow. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Quốc hội và chính phủ Nga, cùng các chuyên gia quân sự, chính trị, luật biển từ nhiều nước.
Viện Đông phương học cho biết để đảm bảo tính khách quan, viện không mời các chuyên gia của các nước có tranh chấp ở Biển Đông. Trong Hội thảo này, có rất nhiều ý kiến đóng góp, nhưng tinh thần chung, các quốc gia có mặt đều khẳng định cần phải tuân thủ Luật Biển UNCLOS và kêu gọi Trung Quốc thay đổi quan điểm.
Theo Báo Đất Việt
Lãnh đạo Quốc hội Mỹ: "Phải chặn đứng âm mưu chiếm đoạt Biển Đông"
Nếu thế giới không lên tiếng phản đối mạnh mẽ và tìm cách ngăn chặn những tuyên bố đầy mập mờ và nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông thì hòa bình và ổn định trong khu vực khó có thể được bảo đảm, Dana Rohrabacher, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ tuyên bố.
Ông Dana Rohrabacher , Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ
Trong một cuộc điều trần trước Tiểu ban Đối ngoại về những đe dọa của các tuyên bố hàng hải do Trung Quốc đưa ra có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực và an ninh hàng hải, Chủ tịch Rohrabacher khẳng định, những hành động này của Bắc Kinh là có chủ ý, đã được chuẩn bị từ lâu nhằm mục đích mở rộng sự kiểm soát đối với những vùng biển ở Đông Á và Đông Nam Á thông qua các "chiêu bài" khiêu khích, thách thức và cuối cùng là thống trị khu vực.
Chính sách "Trục châu Á" sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu Mỹ không xóa bỏ được những mối đe dọa ở khu vực này, ông Chủ tịch tiểu ban nói.
Richard Fisher, thành viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế, cũng cho rằng việc sử dụng sức mạnh và áp lực bằng quân sự trong việc theo đuổi yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đang gia tăng nguy cơ dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự, đặc biệt là với Nhật Bản và Philippines.
Sự tăng cường quân sự của Bắc Kinh và hành vi đe dọa các đồng minh của Mỹ là nhằm thách thức khả năng của Washington trong việc bảo vệ những lợi ích của mình và do đó làm giảm độ tin cậy của các cam kết liên minh của Mỹ trong khu vực, vị chuyên gia này nói.
Trong thời gian qua, Nhật Bản đã liên tục kiềm chế để không sử dụng bạo lực với các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc nhăm nhe giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, nhưng khả năng của một biến cố quân sự ngày càng tăng, ông nói.
Các lực lượng của Philippines cũng đang bị Trung Quốc đánh bật khỏi những vùng biển truyền thống và thậm chí là bị ép phải từ bỏ cả những vùng biển nằm trong hoặc gần vùng đặc quyền kinh tế của mình (EEZ).
Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Steven Mosher, một chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nhân khẩu học ở châu Á cho rằng, Bắc Kinh đang áp dụng biện pháp cai trị bằng sức mạnh đối với người dân của họ vào việc đối xử với các nước láng giềng nhỏ và yếu của họ.
Điều này phần nào lý giải cho thái độ rất ngạo mạn và xem nhẹ các bên có liên quan trong tranh chấp Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, đặc biệt là trong quá trình Trung Quốc đang nhắm đến mưu đồ thôn tính các quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông Mosher cho biết.
Đến nay, chỉ duy nhất có sự hiện diện liên tục của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản dựa trên sự bảo lãnh của Hạm đội 7 của Mỹ là còn giữ được thế ngang ngửa với Trung Quốc. "Nếu không Hạm đội 7, rất có thể Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm các đảo còn lại trong Biển Đông và Biển Tây Philippines" ông Steven Mosher nói.
Theo Infonet
Bên trong tàu ngầm hơn 1,6 tỷ USD của hải quân Anh Artful là tàu ngầm mới nhất trong hạm đội 7 tàu ngầm mới hải quân hoàng gia Anh đang được cung cấp. Tàu ngầm lớp Astute, trị giá hơn 1,6 tỷ USD này có khả năng lặn sâu dưới lòng biển trong nhiều tháng. Tàu ngầm Artful của Anh. Theo Bộ Quốc phòng Anh, tàu ngầm Artful có hỏa lực mạng hơn, thiết...