Tình hình biển Đông: Lợi dụng thời tiết xấu, tàu Trung Quốc liên tục gây hấn
Sáng 31/5, trời Hoàng Sa có mưa lớn, gió mạnh, lợi dụng thời tiết xấu và tàu to hơn, các tàu Trung Quốc đã lao vào các tàu Việt Nam hòng đâm va, đe dọa suốt buổi sáng.
Lợi dụng thời tiết xấu, tàu Trung Quốc liên tục gây hấn
Các tàu chấp pháp Việt Nam tiến gần vào khu vực giàn khoan để thực thi nhiệm vụ thì bị các tàu Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển của chúng ta lao ra ngăn cản.
Tàu Việt Nam hỗ trợ nhau
Khoảng 9h, khi biên đội tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam đang ở cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 8 hải lý, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu ra kè sát truy cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.
Cụ thể, tàu hải cảnh 31 và tàu đầu kéo truy cản tàu kiểm ngư HP 951, tàu hải cảnh 44103 truy cản tàu cảnh sát biển 2015, tàu hải cảnh 45014 truy cản tàu cảnh sát biển 2016 và tàu hải cảnh 46001 truy cản tàu kiểm ngư 769.
Ngay sau khi bị tàu Trung Quốc truy cản, các tàu Việt Nam đã nhanh chóng liên lạc để hỗ trợ nhau. Các tàu cảnh sát biển với tốc độ và độ giãn nước lớn hơn đã tìm cách chạy cắt mặt các tàu Trung Quốc nhằm phá đội hình, tạo điều kiện cho các tàu kiểm ngư thoát ra khỏi vòng nguy hiểm.
Video đang HOT
Sau đó, tàu Trung Quốc đã tập trung tấn công hai tàu kiểm ngư HP 951 và 769. Tuy nhiên, nhờ sự khôn khéo của các thuyền trưởng nên hai tàu đã tránh được các đợt tấn công này của các tàu hải cảnh Trung Quốc.
Có mặt trên tàu cảnh sát biển 2015, phóng viên Tuổi Trẻ đã chứng kiến suốt buổi sáng tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục đeo bám với tốc độ cao và quặt lái để đâm va vào tàu kiểm ngư HP 951.
Dừng tấn công khi thấy quay phim
Sau khi đâm va bất thành, các tàu hải cảnh và tàu đầu kéo của Trung Quốc đã dàn hàng ngang tiếp tục truy ép và phun vòi rồng vào tàu HP 951.
Phải sau 30 ‘ bị phun vòi rồng, tàu HP 951 mới thoát được sự bao vây của các tàu Trung Quốc. Dù không có kiểm ngư nào bị thương nhưng tàu HP 951 bị hư hỏng thêm một số thiết bị.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc ngăn cản tàu Việt Nam bằng vòi rồng trong khoảng ba ngày gần đây.
Ngay sau đó, Trung Quốc đưa tàu hải cảnh 45014 theo sát khoảng 30m và sẵn sàng đâm va vào tàu cảnh sát biển 2016, nhưng thuyền trưởng Quản Ngọc Dương đã bình tĩnh chỉ huy tàu luồn lách, kéo giãn đội hình để các tàu kiểm ngư thoát ra khỏi vòng nguy hiểm.
Cùng thời điểm, tàu hải cảnh Trung Quốc cũng uy hiếp tàu cảnh sát biển 2015. Tuy nhiên, khi còn cách tàu 2015 khoảng 10m thì tàu hải cảnh của Trung Quốc phát hiện nhiều phóng viên trên tàu 2015 đang quay phim, chụp ảnh nên đã dừng việc tấn công.
Sau đó tàu hải cảnh của Trung Quốc đã giữ cự ly khoảng 15m cạnh tàu 2015 và chạy song song theo hơn 1 hải lý mới rời đi.
Trong chiều 31/5, các tàu Trung Quốc vẫn lợi dụng sóng lớn tiếp tục bám theo các tàu Việt Nam nhưng các tàu Việt Nam đều cơ động tránh được.
Theo đại úy Đặng Lê Sơn – thuyền trưởng tàu cảnh sát biển 2015, với thời tiết xấu như hiện nay, trong vài ngày tới việc tránh né các đợt tấn công đâm va của tàu Trung Quốc sẽ còn rất gian nan.
Bởi các tàu Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục lợi dụng tình hình sóng lớn và tàu to hơn để tiến hành đâm va gây sự cố lớn cho tàu Việt Nam.
Trong buổi sáng 31/5, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan có 117 tàu các loại, trong đó có hai tàu quét mìn cách giàn khoan khoảng 18 hải lý.
Các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc bố trí ở phía tây nam giàn khoan, cách giàn khoan 28 hải lý. Thông tin từ cảnh sát biển Việt Nam cho hay sáng 31-5, tại khu vực biển Hoàng Sa đã xuất hiện một tốp máy bay Trung Quốc ở phía nam tây nam đảo Tri Tôn.
Bình luận của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm
Các tàu Việt Nam rất khôn khéo
Theo ghi nhận của các phóng viên, các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam đã rất dũng cảm trong chấp pháp, khôn khéo trong chiến thuật, đeo bám tàu Trung Quốc và bọc lót, giải vây cho nhau, hạn chế thiệt hại.
Các tàu Trung Quốc hôm nay có thái độ hung hăng hơn hôm qua, vẫn thể hiện thái độ “lấy thịt đè người”, sự nôn nóng, tức tối và thêm lợi dụng thời tiết xấu. Không có gì đáng ngạc nhiên với Trung Quốc, kể cả khi họ liều lĩnh hơn và có hành động vô nhân đạo hơn. Các tàu Việt Nam cần cảnh giác cao độ hơn nữa để tránh thiệt hại, bên cạnh nhiệm vụ là phải vào càng gần giàn khoan càng tốt.
Theo Xahoi
Dồn sức cho ngư dân
Trên nghị trường Quốc hội, nhiều đại biểu nhất trí khẳng định, đã đến lúc phải dồn sức đầu tư đội tàu lớn cho ngư dân mua, thuê để có thể bám biển dài ngày. Một số đại biểu kiến nghị Quốc hội kỳ họp này ra một nghị quyết riêng cho ngư dân. Đồng thuận với tiếng nói của Quốc hội, của lòng dân, Chính phủ vừa thông qua những nguyên tắc cơ bản dự thảo Nghị định về một số chính sách đột phá với những ưu đãi đặc biệt giúp ngư dân vươn khơi. Đây không phải là chính sách đầu tiên, song trước những hành động ngày càng hung hãn, liều lĩnh của Trung Quốc ở Biển Đông, cần ngay sự hỗ trợ hiệu quả tiếp sức cho ngư dân dũng cảm bám biển đánh bắt hải sản, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Sự có mặt thường xuyên của ngư dân trên vùng biển kinh tế, trên ngư trường truyền thống cả nghìn năm nay, không chỉ để kiếm sống như người nông dân trên đồng ruộng, mà quan trọng hơn còn là bằng chứng sống hùng hồn khẳng định chủ quyền bất di bất dịch của Việt Nam. Phát biểu trong một buổi thảo luận tổ, một số đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, ngư dân có thừa tinh thần quả cảm, tinh thần bám biển rất cao, song bà con vẫn còn đang nghèo và thiếu thốn. Thiếu vốn để hoán cải, đóng mới tàu cá; thiếu cơ sở hạ tầng như cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, tàu dịch vụ hậu cần. Đặc biệt là thiếu nhiều tàu vỏ thép để vươn khơi. "Sóng gió" Biển Đông do phía Trung Quốc khuấy động với hàng loạt hành động chèn ép, xua đuổi, đâm húc, không chỉ thiệt hại tàu thuyền, ngư cụ mà còn gây thương vong, chìm tàu.
Chính trong tình thế ngặt nghèo này, các đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần có ngay chính sách hỗ trợ lãi suất để tiếp sức cho ngư dân đóng tàu công suất lớn bám biển dài ngày. Đây cũng chính là giải pháp thiết thực khẳng định chủ quyền lãnh hải quốc gia. Một đại biểu "hiến kế", ngành giao thông đã tiết kiệm được 35.000 tỷ đồng từ rà soát, điều chỉnh mức đầu tư các dự án. Nguồn tiền này nên ưu tiên hỗ trợ đầu tư đội tàu cho ngư dân. Nhà nước nên tập trung đóng tàu cho ngư dân thuê, không đợi bà con có đủ tiền vay ngân hàng đóng mới. Lúc này, theo ý kiến một số chuyên gia cũng như đại biểu Quốc hội, cần xem lại việc phân bổ ngân sách cho các công trình đầu tư trong thời gian tới theo hướng trước mắt cần đầu tư đội tàu có mã lực cao, có tàu dịch vụ hậu cần tốt đi kèm. Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội là rất cần thiết, lo cho người lao động nơi ăn chốn ở để "an cư lạc nghiệp". Gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp mà hệ thống ngân hàng đang tích cực tham gia, liệu có đủ để giúp bà con ngư dân vươn khơi, bám biển vừa khai thác hải sản, góp phần không nhỏ bảo vệ chủ quyền, lại vừa phải đương đầu với lực lượng hùng hổ của Trung Quốc giữa mênh mông sóng to, gió lớn?
"Phải dốc sức cho ngư dân", đó là tiếng nói đồng lòng, đồng thuận của Quốc hội, Chính phủ cũng như cử tri và người dân cả nước. Đây không chỉ là công việc trước mắt, mà còn là chiến lược kinh tế biển lâu dài. Làm sao đảm bảo được cuộc sống vững chắc của ngư dân, những người đem tính mạng của mình ra để mưu sinh, để giữ yên bờ cõi.
Theo ANTD
90 triệu người hướng về biển đảo Trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ bên lề Quốc hội, đại biểu Trịnh Thế Khiết - Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội đã khẳng định như vậy. - Ông cảm nhận như thế nào về tinh thần quả cảm, kiên trì của lực lượng chấp pháp đang hàng ngày, hàng giờ đấu tranh để bảo vệ chủ quyền? - Thái...