Tình hình biển Đông: Không lùi bước trước sự đe dọa, lấn chiếm lãnh thổ
Ngày 2/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê
Tham dự buổi tiếp xúc cử tri này còn có Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri huyện Hương Khê đã lắng nghe và thẳng thắn trao đổi nhiều ý kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng đoàn công tác về các vấn đề phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là chú trọng các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Liên quan đến vấn đề biển Đông, nhiều cử tri bày tỏ bức xúc trước hành động của Trung Quốc khi bất chấp luật pháp quốc tế, ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đông đảo cử tri cũng bày tỏ sự đồng tình, tin tưởng đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về giải quyết vấn đề biển đảo của Tổ quốc theo hướng hòa bình, hữu nghị, tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ.
Về vấn đề biển đảo mà cử tri quan tâm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Mối quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc đã trải qua nhiều bước tiến, thăng trầm của lịch sử. Việt Nam luôn muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc như nhiều nước láng giềng khác, dựa trên tinh thần độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân hai nước. Và không bao giờ Việt Nam xem nhẹ hoặc lùi bước trước sự đe dọa, lấn chiếm lãnh thổ…
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông chiều 3/7: Hoa Kỳ chính thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
Vừa qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố yêu cầu TQ rút giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của VN.
Video đang HOT
Tình hình biển Đông chiều 3/7: Hoa Kỳ chính thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
Chiều 1/7/2014, tại Hà Nội, trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp thiếu tướng Gari Her, Phó tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nhân dịp thiếu tướng sang Việt Nam dự tham vấn Lục quân song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 3.
Tại buổi tiếp, thiếu tướng Gari Her bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được sang thăm và làm việc tại Việt Nam, chúc mừng Việt Nam vừa thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình và cử sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc. Thiếu tướng Gari Her thông báo với trung tướng Võ Văn Tuấn kết quả tham vấn Lục quân song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 3 và mong muốn những đề xuất hợp tác trong tham vấn sẽ được Bộ Quốc phòng Việt Nam chấp thuận.
Thiếu tướng Gari Her bày tỏ quan ngại trước hành động Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trên vùng biển Việt Nam và thông báo, vừa qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi, ủng hộ Việt Nam đấu tranh với hành động sai trái của Trung Quốc bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Hành vi của Trung Quốc là 'khủng bố quốc gia'
Việc tàu Trung Quốc liên tục có hành động sử dụng vũ lực đâm va, phá hủy tàu lực lượng thực thi pháp luật, tàu cá của ngư dân Việt Nam, đánh chìm, bắt hải sản ở ngư trường truyền thống không chỉ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế mà còn là hành động vô nhân đạo.
Nhiều chuyên gia luật pháp cho rằng, đây là hành động khủng bố và chúng ta nên có hành động tiếp theo như thế nào để bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Thanh Sơn, Văn phòng Luật sư AIC, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội về vấn đề này.
PV: Thưa ông, kể từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc liên tục có các hành động dùng vũ lực, đâm va, phá hủy tàu của lực lượng thực thi pháp luật và tàu cá của Việt Nam. Gần đây nhất là vụ đâm chìm tàu kiểm ngư 951 vào sáng 23/6 khiến cho tàu kiểm ngư 951 bị hư hỏng nặng. Những hành động này của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế như thế nào?
Luật sư Lê Thanh Sơn: Theo quan điểm của chúng tôi, tất cả các hành vi của Trung Quốc đã sử dụng trong thời gian qua là vô nhân đạo.
Nếu xem xét các hành vi nằm trong khuôn khổ pháp luật thì tất cả hành vi này của Trung Quốc đã vi phạm Khoản 4 Điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trong quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc, "các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc không được phép sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế". Trung Quốc đã sử dụng các hành vi nêu trên là vi phạm quy định này.
Thứ 2, việc họ lắp đặt giàn khoan trái phép, đưa các tàu ra bảo vệ... là vi phạm Công ước của Luật Biển LHQ năm 1982, cụ thể là vi phạm các quy định tại Điều 55, 56, 57, 58, 76,77, 81 và một số điều khác nữa.
Thứ 3, trong Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC), trong đó Trung Quốc cũng là thành viên ký kết vào bản tuyên bố này, điểm 4 và điểm 5 nêu: các quốc gia không được sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và Trung Quốc đã vi phạm chính những điều đã ký kết. Họ đã chà đạp lên luật pháp quốc tế.
ĐNa-90152 với vết thương trên thân mình.
PV: Theo ông chúng ta nên giải thích như thế nào về bản chất dùng vũ lực chà đạp lên luật pháp quốc tế của phía Trung Quốc?
Luật sư Lê Thanh Sơn: Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng, hành động của Trung Quốc là hành vi xâm lược (cách gọi chính xác hơn là "Hành vi xâm lược về chủ quyền quốc gia", tức là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông).
Việc họ liên tục sử dụng vũ lực, dùng các tàu đâm va, đặc biệt là đâm va tàu cá của Việt Nam, làm 10 ngư dân Việt Nam bị rơi xuống biển mà vẫn thản nhiên bỏ đi, đấy là một hành vi hết sức vô nhân đạo.
Pháp luật quốc tế chỉ rõ: Bất kỳ trường hợp nào trong các hành trình trên biển, khi có người bị nạn thì bắt buộc phải cứu. Ở đây, tôi chưa nói về khía cạnh luật pháp mà chỉ nói về vấn đề đạo đức, là hành vi vô nhân đạo.
Khi xem xét lại cả tiến trình, chúng tôi thấy rằng, các hành vi đó không phải là tự phát mà có sự chỉ đạo rất rõ ràng. Có nghĩa Nhà nước Trung Quốc đã có sự chỉ đạo chính trị cho các lực lượng này nên họ mới có các hành vi đó.
Phía Trung Quốc thấy người bị nạn mà không ứng cứu, theo chúng tôi, ngoài hành vi xâm lược như đã nêu ở trên, có lẽ chúng ta cũng phải xem xét một khía cạnh nữa là "Hành vi khủng bố".
LHQ đã từng có Nghị quyết nói về chống khủng bố và Nghị quyết này đã được các nước thành viên LHQ ủng hộ, đặc biệt là Hoa Kỳ. Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ nói đến khủng bố của các cá nhân hay các tổ chức mà chưa bao giờ nói về khủng bố quốc gia. Ở đây, chúng tôi muốn nói rằng, hành vi của Trung Quốc xứng đáng được gọi là khủng bố quốc gia.
Vậy thế nào là khủng bố quốc gia và trong các trường hợp khủng bố quốc gia thì pháp luật quốc tế đối xử với nó như thế nào?
Chúng ta có thể hiểu: Các nước lớn sử dụng hành vi như: dùng sức ép, đe dọa rồi sử dụng vũ lực để gây chiến đối với các nước nhỏ. Hành vi đó tạm gọi là hành vi khủng bố. Và chúng ta phải có một quy định nào đó để ngăn cản các hành vi của các quốc gia lớn bắt nạt các quốc gia nhỏ.
PV: Về vấn đề này, theo ông chúng ta nên đưa ra những đề xuất như thế nào với LHQ để tránh tình trạng nước lớn ép nước nhỏ?
Luật sư Lê Thanh Sơn: Theo tôi, chúng ta cần đề xuất với LHQ về vấn đề xem xét các hành vi nào thì được gọi là "Hành vi khủng bố quốc gia" và trách nhiệm của các nước trong LHQ như thế nào với hành vi gọi là "Khủng bố quốc gia".
Chúng tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta đưa khái niệm này cùng các đề xuất ra quốc tế, chắc chắn rất nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ.
Bởi lẽ, trước đây, LHQ đã nói về hành vi khủng bố rồi nhưng cũng chưa phân định rõ về vấn đề khủng bố quốc gia và coi khủng bố quốc gia là như thế nào thì nay đã có chế tài áp dụng với nó và trách nhiệm cho thế giới biết điều đó. Và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cần thiết phải có chế tài để áp dụng đối với nó.
PV: Vâng xin cảm ơn ông!
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông tối 3/7: Xác minh việc máy bay Mỹ xuất hiện ở khu vực giàn khoan 981 Việc máy bay Mỹ xuất hiện tại khu vực giàn khoan 981 mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam đang gây xôn xao dư luận. Tình hình biển Đông tối 3/7: Xác minh việc máy bay Mỹ xuất hiện ở khu vực giàn khoan 981 Chiều 3/7, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại...