Tình hình biển Đông: Công bố clip tàu Trung Quốc khổng lồ đâm chìm tàu cá Việt Nam
Một đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm tàu cá ĐNa 90152 vào 16hngày 26/5 vừa được công bố.
Tàu Trung Quốc khổng lồ đâm chìm tàu cá Việt Nam
Một đoạn clip được quay bằng điện thoại di động dài 2′ 31′ ghi lại toàn bộ cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm hoàn toàn tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vào hồi 16h ngày 26/5 vừa được Đài phát thanh – truyền hình Đà Nẵng và VTV công bố ngày 4/6.
Đây là bằng chứng không thể chối cãi của các tàu Trung Quốc khi thực hiện hành vi gây rối trên biển Đông.
Theo như những gì mà clip (do một ngư dân Đà Nẵng đi trên một tàu cá khác) quay được thì ban đầu tàu cá ĐNa 90152 đang chạy song song với một tàu cá khác của Việt Nam, phía sau là hai chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ của Trung Quốc đuổi theo.
Tiếng một ngư dân được clip ghi lại khá rõ thốt lên: “Ba chiếc tàu nó (Trung Quốc) ép (tàu cá Việt Nam) luôn kìa, xịt khói luôn”.
Hình ảnh ghi lại cho thấy khoảng cách giữa tàu cá ĐNa 90152 với chiếc tàu sắt khổng lồ của Trung Quốc phía sau chừng vài chục mét, nhưng chỉ đúng 30 giây sau mũi của chiếc tàu vỏ sắt đã chạm vào đuôi của tàu cá ĐNa 90152.
Vẫn là giọng nói của một ngư dân Đà Nẵng được clip ghi lại rất rõ: “Tách ra, nó (tàu Trung Quốc) tách hai tàu (Việt Nam) ra”.
Video đang HOT
Ngay sau đó giọng cũng của ngư dân nọ hốt hoảng la lên: “Nó tông luôn rồi kìa”, tiếp sau đó là tiếng la í ới.
Sau cú đâm trí mạng đầu tiên được clip ghi lại cho thấy chiếc tàu cá ĐNa 90152 đang cố rướn máy chạy thoát lên phía trên và chừng 5 giây sau thì chiếc tàu cá ĐNa 90152 đã bứt phá lên phía trước được một đoạn.
Vẫn là giọng nói của ngư dân quay clip: “Chiếc 152 bị húc bể… rồi kìa”. Ngay sau đó giọng một ngư dân khác: “Nó (tàu Trung Quốc) chạy ra ngoài, ra ngoài rồi”.
Đúng lúc đó, tức chỉ một phút sau khi tàu ĐNa 90152 bị đâm lần 1, lần này chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ đã lao thẳng tới và gần như nuốt trọn, nhấn chìm hoàn toàn chiếc tàu cá Việt Nam.
Tàu cá ĐNa 90152 sau cú đâm quá mạnh chỉ còn kịp xoay một vòng trước mũi tàu vỏ sắt Trung Quốc trước khi lật úp hoàn toàn. Ngay khi đó giọng của các ngư dân Việt Nam ở gần đó hốt hoảng la lớn: “Nó đâm chìm rồi kìa”.
Chỉ chưa đầy 10 giây sau tàu cá ĐNa 90152 gần như chìm hẳn, một lúc sau mới nổi phần mũi tàu lên. Trước đó, Trung Quốc trắng trợn dựng chuyện rằng tàu cá Việt Nam đã tự lật sau khi cố đâm vào tàu Trung Quốc ở khu vực đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
* Sáng 4/6, lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã đến HTX trục vớt và đóng sửa tàu Bắc Mỹ An (Thọ Quang, Đà Nẵng) để khảo sát tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa bị Trung Quốc đâm chìm.
Ông Lê Phú Nguyện – chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Sa – cho biết sau khi khảo sát toàn bộ hiện trạng tàu cá ĐNa 90152, UBND huyện Hoàng Sa đề nghị chủ tàu là bà Huỳnh Thị Như Hoa trước mắt để nguyên hiện trạng con tàu. UBND huyện Hoàng Sa có ý tưởng sẽ mua lại con tàu này để đưa vào nhà trưng bày của huyện Hoàng Sa.
“Con tàu sẽ là chứng cứ xác đáng thể hiện hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc và là bằng chứng về sự vô nhân đạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam” – ông Nguyện khẳng định.
Theo ông Nguyện, UBND huyện Hoàng Sa sẽ có văn bản kiến nghị UBND TP Đà Nẵng để xin chủ trương mua lại tàu cá ĐNa 90152.
Hiện nay bà Hoa và Hội Nghề cá TP Đà Nẵng đang trong quá trình làm thủ tục khởi kiện Trung Quốc. Vì thế, tàu cá ĐNa 90152 sẽ được bảo quản nguyên trạng để làm chứng cứ pháp lý.
Theo Xahoi
Thách thức và cơ hội cho Việt Nam
Những thách thức từ các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông mang lại cơ hội để Việt Nam vươn lên mạnh mẽ hơn.
Đã hơn một tháng kể từ ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam, đồng thời ngang ngược cho tàu đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu của các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. Sự kiềm chế từ phía Việt Nam đã giúp ngăn ngừa đẩy căng thẳng leo thang. Và chính trong bối cảnh này, Việt Nam cũng đang có những cơ hội trong nhiều lĩnh vực để chứng minh lẽ phải của mình với cộng đồng quốc tế. Xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), dành riêng cho Thanh Niên. Tựa bài viết và các tiêu đề phụ do Thanh Niên đặt.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) cản đường một tàu cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: AFP
Việt Nam rõ ràng đang gặp rất nhiều thách thức từ một loạt các hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ trên biển Đông. Căng thẳng vẫn chưa nguôi khi Trung Quốc vẫn không dừng các hoạt động quấy phá tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam xung quanh khu vực Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981. Sự kiềm chế từ phía Việt Nam không những giúp ngăn căng thẳng leo thang mà chính phương thức giải quyết hòa bình nhất quán này cũng mang đến nhiều cơ hội khác về mặt ngoại giao, quân sự và kinh tế.
Ngoại giao hòa bình, phòng vệ chính đáng
Về mặt ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến khả năng cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây là một điểm quan trọng vì bốn lý do. Thứ nhất, bằng cách khởi kiện, Việt Nam sẽ cho thế giới thấy thiện ý muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình và con đường pháp lý. Thứ hai, Việt Nam sẽ đồng hành với Philippines. Mặc dù khó có khả năng sẽ tìm được nhiều sự đồng thuận hơn từ các thành viên khác của ASEAN, vốn có quan hệ kinh tế lệ thuộc vào Bắc Kinh, nhưng ít ra việc cùng Philippines tham gia khởi kiện cũng sẽ hình thành một liên minh mạnh mẽ giữa các quốc gia có cùng quyền lợi liên quan. Nếu các quốc gia có tranh chấp khác nhìn vào Việt Nam, Philippines và cũng tham gia khởi kiện Trung Quốc, vấn đề biển Đông sẽ tất yếu được quốc tế hóa. Đây là điều Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra. Thứ ba, mặc dù khó có khả năng Bắc Kinh chấp nhận bị ràng buộc bởi phán quyết trọng tài theo Công ước LHQ về luật Biển nếu nó chống lại họ, song điều đó sẽ càng cô lập Bắc Kinh và đặt ra nghi ngờ về lời khẳng định "trỗi dậy hòa bình" và sự cam kết của họ đối với luật pháp và chuẩn mực quốc tế.
Cuối cùng, những chứng cứ pháp lý của Trung Quốc tại biển Đông vừa mập mờ, không thuyết phục, lại mang tính hai mặt. Ví dụ, Bắc Kinh phủ nhận lập luận của Việt Nam là giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - một điều hết sức rõ ràng. Trong khi đó, cũng chính Trung Quốc lại dùng chính lập luận thềm lục địa đó ra trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật ở Hoa Đông. Thật mỉa mai và đạo đức giả. Với yêu sách đường 9 đoạn, Bắc Kinh không thể bảo vệ cái không thể nào bảo vệ được. Vì lẽ đó, Trung Quốc đang ngày cố tình tạo ra những "chuyện đã rồi" ở biển Đông để củng cố cái gọi là chủ quyền của mình.
Trong bối cảnh đó, việc theo đuổi phương thức ngoại giao hòa bình để giải quyết vấn đề đã mang đến cho Việt Nam rất nhiều hậu thuẫn từ các nước trên thế giới, như Mỹ và Nhật, vốn ngày càng quan ngại vì những hành động khiêu khích của Trung Quốc. Không ai khác ngoài Việt Nam chính là nước đang nắm vai trò lãnh đạo trong khối ASEAN.
Những mối nguy từ biển Đông đã buộc Việt Nam phải chọn con đường hiện đại hóa quân đội vì mục đích tự phòng vệ. Các cuộc diễn tập song phương và đa phương với các đối tác truyền thống như Ấn Độ đã diễn ra, cũng như tăng cường hợp tác quân sự với ASEAN và Mỹ. Quốc hội Việt Nam tuần này cân nhắc duyệt chi ngân sách 16.000 tỉ đồng hỗ trợ các lực lượng cảnh sát biển bảo vệ chủ quyền biển Đông; Nhật cũng cam kết sẽ cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam vào năm 2015. Đây là những động thái hoàn toàn chính đáng vì ba lý do. Thứ nhất, Việt Nam hoàn toàn có quyền trang bị tàu lớn để tàu Trung Quốc không thể tiếp tục tự tung tự tác. Thứ hai, sự hiện diện của tàu dân sự sẽ giúp ngăn ngừa căng thẳng leo thang. Thứ ba, phương pháp phòng vệ chính đáng này sẽ xác tín phương thức ngoại giao hòa bình nhất quán Việt Nam đang theo đuổi.
Giảm tác động về kinh tế
Căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương-981 và những hệ lụy của nó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Đây là điều tất yếu. Tuy nhiên, đó cũng chính là cơ hội để Việt Nam tránh tác động về kinh tế của Trung Quốc. Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn còn phải chịu nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc - 40 tỉ USD chỉ trong năm 2013. Đã đến lúc Việt Nam đa dạng hóa các đối tác thương mại của mình.
Đây cũng là dịp để tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, duy trì thế mạnh cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước cơ hội tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, khi chi phí sản xuất ngày một gia tăng trong khu vực. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư nước ngoài đang quay lưng lại với Thái Lan vì bất ổn chính trị tại đây. Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều nếu tiến hành cải cách kinh tế triệt để và nghiêm túc vào lúc này.
Với những quyết định kịp thời và đúng đắn, Việt Nam sẽ càng vươn lên mạnh mẽ từ chính thời điểm khó khăn này.
Theo TNO
Các nước G7 'quan ngại sâu sắc' về tình hình căng thẳng biển Đông, Hoa Đông Lãnh đạo nhóm G7 ngày 4.6 bày tỏ "quan ngại sâu sắc "về tình hình căng thẳng ở biển Đông và Hoa Đông, phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực để củng cố các tuyên bố chủ quyền. Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Reuters "Chúng tôi cực kỳ quan...