Tình hình biển Đông chiều 30/5: Tàu Trung Quốc rượt đuổi, ném đá tàu Việt Nam
Trưa nay 30/5, tàu cá QNg 90045 của chủ tàu kiêm thuyền trưởng Võ Bá Nha (29 tuổi), Bình Châu, Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã cập cảng cá Tịnh Kỳ.
Tình hình biển Đông chiều 30/5: Ngư dân dùng tấm nhựa che phần cabin bị ném đá bể.
Vào 8h10 sáng nay 30/5, tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam tiến sâu vào khu vực Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép. Khi ta cách giàn khoan khoảng 7 hải lý thì các tàu Trung Quốc hung hăng chặn lại, điều thêm tàu ra hỗ trợ ngăn cản.
Đến 8h50, phía Trung Quốc đã điều khoảng 15 tàu Hải giám, Hải tuần… ra ngăn cản lực lượng chấp pháp của ta làm nhiệm vụ trên vùng biển Việt Nam.
Điều đáng nói, khi các tàu của ta dùng loa kêu gọi Trung Quốc tuân theo luật biển, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam thì phía Trung Quốc đáp trả bằng những luận điệu xảo trá: đây là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
Từ ngày 2/5, các tàu Việt Nam đã đi vào vùng biển Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan và nếu Việt Nam không tuân thủ sẽ phải chịu hậu quả.
Trong một diễn biến khác, tàu QNg 90045 về cảng trong tình trạng toàn bộ cửa kính cabin phía trước và hai bên bể toác, một số ngư cụ bị tàu Trung Quốc phun nước trôi xuống biển.
Thuyền trưởng Nha thuật lại, tàu QNg 90045 hành nghề lặn, ra biển từ ngày 4/5, trên tàu có 9 ngư dân.
Khoảng 21h tối 16/5, khi tàu đang ở gần đảo Cây, cách đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 4 hải lý thì bị tàu kiểm ngư Trung Quốc số hiệu 306 truy đuổi.
Lúc đó có 5 ngư dân đang lặn ở dưới nước buộc phải lên tàu gấp để tránh chạy. Tàu QNg 90045 phải tắt đèn và tăng tốc chạy tránh tàu Trung Quốc.
Video đang HOT
Phần cabin tàu QNg 90045 bị đá từ tàu Trung Quốc ném vỡ toang.
Một ngư dân lượm được đá xây dựng từ tàu Trung Quốc ném sang tàu cá.
Thuyền trưởng Nha chưa hết bức xúc kể tiếp tàu 306 của Trung Quốc đuổi gần một giờ thì áp sát tàu cá và lực lượng trên tàu 306 bắt đầu lấy đá ném vào phần cabin làm bể kính, đồng thời dùng vòi rồng xịt nước lên trước thân tàu, thổi bay một số ngư cụ xuống biển và phun nước vào cabin nhằm làm hư hỏng thiết bị.
Tàu cá QNg 90045 phải vừa tăng hết tốc lực, vừa chạy hình chữ chi trên biển để tránh tàu Trung Quốc húc vào và áp sát. Các ngư dân trên tàu vừa núp để tránh đá, vừa sử dụng các vật liệu trên tàu để che phần cabin nhằm hạn chế nước vào gây hư hỏng thiết bị.
Ngư dân Nha bức xúc trước việc tàu cá bị tàu Trung Quốc truy đuổi.
“Nhờ anh em trên tàu dũng cảm và may mắn nên tàu QNg 90045 thoát được sự truy đuổi, áp sát của tàu Trung Quốc sau ba giờ đồng hồ trong đêm khuya”, anh Nha nói.
Sau đó, ngày 17/5 tàu cá QNg 90045 đã trình báo sự việc cho UBND xã, Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình châu. Đồng thời ngư dân trên tàu phải lấy tấm nhựa che chắn phần cabin, sử dụng ít ngư cụ còn lại để tiếp tục đi biển cho đến nay.
Tình hình biển Đông tiếp tục gây chú ý cho các chuyên gia quân sự trên toàn thế giới. Tờ The Philippines Star dẫn lời Giáo sư Alan Dupont, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc), bình luận:
Trung Quốc có thể sẽ sẵn sàng chịu rủi ro về mặt tài chính vì nước này đang cố gắng thống trị vùng biển đang có tranh chấp với các nước láng giềng và thách thức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
“Đừng quên rằng ngay cả quan hệ giao thương chặt chẽ giữa Anh và Đức hồi đầu thế kỷ 20 đã không ngăn được họ đánh nhau vào năm 1914″, Giáo sư Dupont nhận định, hàm ý muốn đề cập đến Thế chiến thứ nhất.
Ông cũng dẫn nghiên cứu mới đây của Georgetown, một trong những trường đại học uy tín nhất nước Mỹ, cho rằng các quốc gia Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản sẽ chấp nhận chịu thiệt hại về kinh tế, chứ không để mất cái họ gọi là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
“Sẽ là sai lầm nếu cho rằng mức độ sâu đậm của các mối quan hệ thương mại là một sự đảm bảo hay là biểu hiện của hòa bình”, giáo sư Dupont nói.
Chẳng hạn, đối với Philippines, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của đảo quốc này, lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật, theo ông Dupont. Trung Quốc cũng là nước đứng thứ 9 về nguồn đầu tư nước ngoài và thứ 4 về lượng du khách đến Philippines.
Ông Micah Zenko, một nhà phân tích tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), được tạp chí Foreign Policy (Mỹ) trích dẫn nhận định rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không là điều “được tính toán từ trước”, nhưng có thể đến từ nhiều căng thẳng chồng chất.
“Mỹ có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến giành chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang góp mặt, đặc biệt là kể từ khi Washington ký hiệp ước phòng thủ song phương với Nhật và Philippines”, chuyên gia này cảnh báo.
Zenko nói các nước liên quan chỉ có thể tránh chiến tranh nếu họ đưa ra được những giải thích về hành động của mình tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
“Tình trạng thiếu hụt tài nguyên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc”, giáo sư Dupoint nói.
“Trong khoảng hơn 2 thập niên qua, Trung Quốc đã biến đổi từ một nước xuất khẩu sang nhập khẩu hơn 55% lượng dầu trong nước. Ngay cả trữ lượng than khổng lồ của Trung Quốc cũng không đáp ứng nổi nhu cầu nội địa”, ông Dupont cho biết thêm.
Hạm đội 7 của Mỹ hiện đang có mặt ở Eo biển Malacca và tại phần lớn khu vực phía tây Thái Bình Dương, cũng là vùng mà Bắc Kinh đang nhòm ngó, theo ông Dupont.
Ông cho rằng tranh chấp giữa Trung Quốc và đồng minh lâu năm Philippines của Mỹ sẽ cho Washington một cơ hội để “tái củng cố mạng lưới đồng minh” trong khu vực.
Theo Xahoi
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ: Đừng đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ quyền của người Việt
Ông Nguyễn Quốc Cường, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ khẳng định với CNN: 'Khi gặp vấn đề liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn quốc gia, nhân dân Việt Nam sẽ quyết tâm để bảo vệ'.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ: Đừng đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ quyền của người Việt Nam
"Đối với người Việt Nam, không có gì quý giá hơn độc lập và tự do", Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nói với biên tập viên kỳ cựu của CNN Christiane Amanpour trong cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 7 phút.
Liên quan đến tình hình biển Đông, ông Cường cho rằng Trung Quốc đang muốn tạo ra "chuyện đã rồi" ở biển Đông.
"Trung Quốc đang cố gắng biến một khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp. Điều đó không thể chấp nhận được", ông Cường nói.
Trả lời câu hỏi của bà Amanpour về việc Trung Quốc cáo buộc Việt Nam có đến 30 giàn khoan trong khi Bắc Kinh chỉ có một, ông đại sứ một lần nữa khẳng định: giàn khoan Hải Dương - 981 đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Về hoạt động khai thác dầu của mình, chúng tôi đã tiến hành hàng thập kỷ qua, và mọi hoạt động đều diễn ra trong vùng biển của chúng tôi. Rất nhiều công ty nước ngoài đã hợp tác với chúng tôi. Bạn có tin là các công ty trên sẽ làm ăn với chúng tôi nếu như họ biết là chúng tôi đang khai thác dầu trong khu vực tranh chấp? Tôi không tin là như vậy", ông Cường nói.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông Cường đã nêu ra những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian qua: tàu Trung Quốc tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam; đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đang hành nghề hợp pháp tại ngư trường truyền thống gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
"Chúng tôi không có cách nào khác ngoài việc đáp trả một cách hòa bình nhưng kiên quyết", ông Cường cho biết.
CNN cũng dẫn lại thông tin trên tờ Washington Post, trích nguyên văn về thái độ của Trung Quốc qua phát biểu của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì năm 2010 nói với đối tác Singapore: "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ. Đó là một thực tế ".
Bình luận về phát biểu nói trên của ông Dương Khiết Trì, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh: "Đó là một lập luận vô lý... Chúng tôi không thể chấp nhận việc bị cưỡng bức. Chúng tôi không thể chấp nhận mối đe dọa".
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông: Sẽ kiện nếu Trung Quốc không thay đổi Lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đình Nhã cho biết, nhiều tình huống đối phó đã được dự liệu. Ủy ban Quốc phòng An ninh: Sẽ kiện nếu Trung Quốc không thay đổi Nếu Trung Quốc "khăng khăng như thời gian qua thì Việt Nam phải kiện ra tòa án quốc tế". Bên hành lang Quốc hội chiều 28/5,...