Tình hình biển Đông chiều 21/7: Tàu do thám TQ xuất hiện gần Hawaii
Trung Quốc đã gửi một tàu do thám đến vùng biển ngoài khơi Hawaii để theo dõi cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới (RIMPAC) do Mỹ khởi xướng.
Tình hình biển Đông chiều 21/7: Tàu do thám TQ xuất hiện gần Hawaii
Trung Quốc cũng tham gia cuộc tập trận này nhưng tàu do thám trên không nằm trong số các tàu tham gia tập trận.
Con tàu do thám này ở ngoài lãnh hải của Mỹ, nhưng ở bên trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ. Thông tin này được Đại úy Darryn James, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương – Mỹ, cho biết với báo giới bằng e-mail cuối tuần qua. Ông khẳng định con tàu này không liên quan đến cuộc tập trận dự định kết thúc vào đầu tháng 8.
“Lực lượng hải quân Mỹ liên tục giám sát tất cả hoạt động hàng hải ở Thái Bình Dương. Chúng tôi hy vọng con tàu này sẽ ở bên ngoài lãnh hải của Mỹ và không hoạt động gây ảnh hưởng đến cuộc tập trận”, ông James nói.
Theo luật tự do hàng hải, con tàu do thám trên có quyền di chuyển ở vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ nhưng không được phép có bất kỳ hoạt động nào khác. Ngoài ra, nó không được đi vào khu vực lãnh hải của Mỹ nếu không có sự cho phép của Mỹ.
Trung Quốc đã gửi một lực lượng đông đảo tham gia cuộc tập trận RIMPAC năm nay (chỉ kém Mỹ), sau khi được Mỹ mời tham gia lần đầu tiên. Họ đã gửi 4 tàu gồm tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, tàu khu trục nhỏ Nhạc Dương, tàu cung cấp hậu cần Thiên đảo hồ và tàu y tế Vòm Hòa Bình với 1.100 binh sĩ tham gia tập trận.
Video đang HOT
Cuộc tập trận này nhằm giúp Trung Quốc thúc đẩy khả năng hợp tác quốc tế. Do vậy, sự hiện diện của tàu do thám Trung Quốc khiến các quốc gia khác tham gia tập trận hết sức hoài nghi về động cơ của Bắc Kinh.
Theo Xahoi
Việt Nam đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ
Việt Nam sẽ sử dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ lợi ích chính đáng. Tùy vào các diễn biến thực tế, Việt Nam sẽ có phản ứng phù hợp.
Việt Nam đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ
Tại cuộc họp báo chiều 15/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, từ ngày 7/5, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên Hợp Quốc công hàm phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định sẽ sử dụng biện pháp hòa bình và biện pháp ngoại giao. Vậy có ranh giới nào cho các biện pháp hòa bình không? Chính phủ có thông điệp gì gửi tới người dân để các cuộc biểu tình không trở nên hỗn loạn?
Ông Lê Hải Bình: Như chúng tôi nhiều lần khẳng định, Việt Nam sẽ sử dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ lợi ích chính đáng. Tùy vào các diễn biến thực tế, Việt Nam sẽ có phản ứng phù hợp.
Chúng tôi cho rằng việc thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền là việc làm hết sức chính đáng và tự nhiên. Tuy nhiên, việc thể hiện tình cảm này phải tuân theo pháp luật và phù hợp với tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới.
Một số người nói rằng Việt Nam cố tình lôi kéo các nước đứng về phía mình. Quan điểm của ông như thế nào?
Đó là những phát biểu không có cơ sở. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra tuyên bố riêng về vấn đề biển Đông. Điều này thể hiện rõ sự đoàn kết, chủ động và trách nhiệm cao cũng như sự quan ngại sâu sắc của các nước ASEAN đối với sự ổn định trong khu vực.
Cho đến lúc này Việt Nam vẫn kiên trì các biện pháp ngoại giao, hòa bình để giải quyết vấn đề. Như các bạn đã biết, việc thông tin kịp thời và thông điệp của Thủ tướng tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar vừa qua đã khiến dư luận quốc tế hiểu rõ và ủng hộ Việt Nam về vấn đề này. Còn về các công việc sắp tới, lãnh đạo Việt Nam sẽ căn cứ và tình hình thực tế để có biện pháp phù hợp.
Có phải vụ ẩu đả ở Bình Dương khiến 2 công dân mang quốc tịch Đài Loan thiệt mạng và vụ phá hoại ở Hà Tĩnh khiến 1 người Trung Quốc chết? Có tin Trung Quốc đã đưa quân gần biên giới Việt Nam, vậy Việt Nam có chuẩn bị gì hay không?
Về câu hỏi thứ nhất, chúng tôi không có thông tin như phóng viên hỏi. Về vụ việc ở Hà Tĩnh, cơ quan chức năng Hà Tĩnh cho biết đây là vụ ẩu đả, mâu thuẫn giữa hai nhóm công nhân, khiến 1 người chết. Các cơ quan chức năng đã khẩn trương bắt các đối tượng gây rối.
Về câu hỏi Quân đội Trung Quốc đưa quân đến gần biên giới Việt Nam, chúng tôi không nhận được thông tin này và các hoạt động giao thương vẫn diễn ra bình thường.
Sau cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, có cuộc tiếp xúc cấp cao nào khác giữa hai nước không? Sự việc ảnh hưởng đến quan hệ khác giữa hai nước không? Việt Nam đã gửi văn bản lên Tổng thư ký LHQ về vụ việc chưa? Việt Nam có gửi thông điệp gì đến Hội nghị ADMM sắp tới không?
Sau cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, Việt Nam đã và đang kiên trì đối thoại, tiến hành giao thiệp nghiêm túc với phía Trung Quốc ở nhiều cấp độ và hình thức khác nhau để lên án hành vi sai trái và nỗ lực giải quyết bất đồng giữa hai bên.
Các hoạt động hợp tác hai bên có bị gián đoạn hay không, tôi xin khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Nhưng chúng tôi cho rằng quan hệ giữa hai bên chỉ có thể phát triển tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, cũng như thực sự thiện chí trong việc giải quyết các bất đồng. Rõ ràng các hành động sai trái từ phía Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sự tin cậy chính trị, hợp tác và tình cảm của nhân dân Việt Nam. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cố gắng duy trì các hoạt động hợp tác để bảo đảm lợi ích của nhân dân hai nước.
Việc xử lý các tranh chấp ở biển Đông vì hòa bình và ổn định ở khu vực là lợi ích của mọi quốc gia ở trong và ngoài khu vực. Trong bối cảnh các biện pháp trong và ngoài khu vực đang nỗ lực tìm các biện pháp hòa bình để giải quyết, trong đó có việc thúc đẩy việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), vụ việc này làm phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực. Tôi xin khẳng định một lần nữa, Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Từ ngày 7/5, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên Hợp Quốc công hàm phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Tôi cũng đã khẳng định tùy vào diễn biến tình hình để có biện pháp thích hợp. Vì vậy, câu hỏi liên quan đến Đại hội đồng LHQ cũng đã được tính đến và sẽ được áp dụng phù hợp với tình hình.
Về câu hỏi liên quan đến ADMM, tôi xin khẳng định ADMM là diễn đàn rất quan trọng của khu vực. Việt Nam sẽ có thông điệp phù hợp với diễn đàn này và phù hợp với tình hình diễn ra ở biển Đông.
Có thông tin nói rằng người Việt ở Trung Quốc đang bị tấn công trả đũa. Xin Người phát ngôn cho biết thực tế tình hình và các biện pháp của Bộ Ngoại giao để cảnh báo và bảo hộ công dân Việt Nam ở Trung Quốc?
Chúng tôi chưa có thông tin như phóng viên hỏi. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thông báo đến các cơ quan đại diện ngoại giao ở Trung Quốc phối hợp với cơ quan chức năng Trung Quốc bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam ở đây. Chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp bảo hộ cần thiết để bảo đảm an toàn về con người, tài sản cho công dân Việt Nam.
Theo Xahoi
Trung Quốc điều gần 100 tàu ra khu vực giàn khoan HD 981 Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư Việt Nam, số tàu của Trung Quốc đã tăng lên 99 tàu. Trung Quốc điều gần 100 tàu ra khu vực giàn khoan HD 981 Tại cuộc họp báo vừa diễn ra vào lúc 16h30 phút chiều ngày hôm nay (15/5), tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc...