Tình hình biển Đông chiều 19/6: Giàn khoan 981 rút chân; súng, pháo tàu Trung Quốc bịt bạt
Hôm nay, sóng lừng vẫn tiếp tục gây khó khăn cho các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam.
Tình hình biển Đông: Tàu quét mìn Trung Quốc chạy rất gần tàu CSB Việt Nam 8003
Theo ghi nhận của phóng viên đang có mặt trên tàu CSB 8003, sóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các thủy thủ cảnh sát biển. Cơm đã nấu xong nhưng các cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển không thể ăn được vì sóng lắc liên tục, đánh đổ hết vật dụng trên bàn.
Ở khoảng cách 11 hải lý về phía tây tây nam so với giàn khoan 981, trên màn hình rađa của tàu CSB Việt Nam 8003 lúc 7g30 ngày 18-6 cho thấy có khoảng 70 tàu Trung Quốc các loại. Đặc biệt, các tàu Trung Quốc đã sắp xếp theo đội hình rẻ quạt, tập trung rút về gần giàn khoan. Các tàu chụm lại, nằm xếp xen kẽ nhau ở khoảng cách rất gần và đều nhau chứ không nằm rải rác như trước đây. Theo quan sát qua ống nhòm, các chân của giàn khoan đã thu lên hết. Các tàu Trung Quốc bố trí bảo vệ không chỉ phía trước giàn khoan mà còn cả phía sau giàn khoan để chặn các tốp tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam từ các hướng.
Đại tá Lưu Tiến Thắng, phó chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, sự thay đổi về đội hình và bố trí như thế đều nhằm đảm bảo an toàn chặt chẽ hơn cho giàn khoan và chắc chắn có hoạt động gì đó thay đổi. Chúng tôi đã nghe thông tin họ sẽ dịch chuyển giàn khoan. Tuy nhiên đến 16g15 chúng tôi vẫn chưa ghi nhận việc giàn khoan dịch chuyển”.
Trong ngày 18-6 ghi nhận hai lần xuất hiện của biên đội tàu quét mìn Trung Quốc gồm hai chiếc, đều chạy với tốc độ cao. Lần thứ nhất lúc 10g30, khi tàu đang cách giàn khoan 12 hải lý đã phát hiện hai tàu quân sự Trung Quốc di chuyển phía sau tàu CSB 8003, chạy với tốc độ cao. Đó là hai tàu quét mìn với nước sơn rất mới số hiệu 843 và 840, chạy với tốc độ 17 hải lý/giờ (tương đương 31 km/giờ) từ hướng nam tây nam. Đặc biệt, có lúc gần nhất hai tàu quân sự này cách tàu CSB 8003 chỉ 500m.
Đến 11g50, tại vị trí cách giàn khoan 17 hải lý, gần tàu CSB 8003 tiếp tục xuất hiện hai tàu quét mìn số hiệu 839, 842 di chuyển với tốc độ lớn (khoảng 18 hải lý/giờ, tương đương 33 km/giờ) theo hướng đông nam. Không lâu sau đó, lúc 13g35 một máy bay trinh sát cánh bằng số hiệu VB3586 của Trung Quốc đã xuất hiện, bay trên đầu các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam ở độ cao thấp (300 – 350m). Máy bay này đã bay hai vòng rồi bay về căn cứ.
Trong ngày 18-6, các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đã hai lần tiến vào giàn khoan làm nhiệm vụ. “Tuy nhiên, thái độ của Trung Quốc gần đây đã dịu hẳn. Họ không sử dụng súng phun nước, vòi rồng, chạy với tốc độ cao để đâm va tàu Việt Nam như trước. Quan sát qua ống nhòm, chúng tôi cũng thấy các súng, pháo trên tàu đã bịt bạt, không mở ra đe dọa như trước đây” – thượng tá Trương Đức Tuệ (phó tham mưu trưởng Vùng cảnh sát biển 1) nhận định.
Video đang HOT
Giàn khoan dầu Nam Hải 9 của Trung Quốc. Ảnh: Chinanews.
Thông tin trên website Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan “Nan Hai Jiu Hao” ( Nam Hải 9) sẽ di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên Biển Đông trong thời gian từ ngày 18 đến 20/6.
Giàn khoan “Nan Hai Jiu Hao” có chiều dài tổng thể là 600 m, di chuyển với tốc độ 4 hải lý/giờ.
Giàn khoan này là loại nửa chìm nửa nổi, thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Trang Ifeng đưa tin, giàn khoan được cho là di chuyển khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.
Chấm vàng cao nhất thể hiện vị trí giàn khoan Nam Hải 9 trước khi dịch chuyển, chấm vàng thứ hai là vị trí sau khi di chuyển. Chấm vàng thứ ba là vị trí giàn khoan 981. Đồ họa: Ifeng
Tờ SCMP mới đây cho biết CNOOC đang mở rộng hoạt động khai thác ở vùng biển ngoài khơi phía nam Trung Quốc với mục tiêu tạo ra hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày. CNOOC hiện có 4 khu vực sản xuất khí đốt, gồm vịnh Bột Hải, biển Hoa Đông, phía đông Biển Đông và phía tây Biển Đông.
Công ty này hồi đầu tháng 5 đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngang nhiên thực hiện hoạt động thăm dò. Các chuyên gia đánh giá, Trung Quốc lợi dụng tính chất thương mại của giàn khoan để biện bạch cho mưu đồ bành trướng chủ quyền nhằm hiện thực hóa “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.
Việt Nam đã nỗ lực đối thoại với Trung Quốc ở nhiều cấp và nhiều lần, đồng thời phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh đến các nước và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc không những không chấm dứt hoạt động phi pháp mà còn mở rộng phạm vi hoạt động của giàn khoan 981. Các tàu Trung Quốc tiếp tục chủ động đâm va, sử dụng vòi rồng tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam. Nước này dự kiến duy trì giàn khoan trong vùng biển trên đến giữa tháng 8.
Vị trí giàn khoan Nam Hải 09 mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố. Ảnh chụp màn hình: Google
Theo Xahoi
Báo Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Hoàng Sa và Trường Sa
Tờ Economic Observer (Trung Quốc) tiết lộ chính quyền Trung Quốc sẽ áp dụng một hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông nhìn từ trên không.
Economic Observer dẫn các nguồn tin từ Văn phòng Đăng ký Bất động sản thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc cho biết nước này sẽ công nhận quyền sở hữu và sử dụng "bất động sản" trên biển và đảo thuộc "chủ quyền lãnh thổ" của Trung Quốc, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 18.6.
"Bất động sản" cụ thể ở đây là "đất, vùng biển và đảo, nhà ở, những tòa nhà, rừng cây và các vật thể bất di bất dịch", theo Economic Observer.
Các nguồn tin còn xác nhận bất kỳ người dân hay doanh nghiệp Trung Quốc nào cũng có thể đăng ký quyền sở hữu và sử dụng đất, nhà ở, vùng biển ở những đảo và quần đảo trên biển Đông, bao gồm các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Want China Times cho rằng hệ thống đăng ký quyền sử dụng bất động sản mới này cho thấy Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng trong chiến lược bành trướng lãnh thổ của nước này ở biển Đông.
Economic Observer cho hay hệ thống hệ thống đăng ký quyền sử dụng bất động sản mới sẽ được áp dụng vào năm 2018.
Căng thẳng ở biển Đông leo thang kể từ khi Trung Quốc hồi tháng 5.2014 đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép vào vùng biển Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm, bắn vòi rồng vào tàu lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Thời gian gần đây, Trung Quốc còn tăng cường các hoạt động xây dựng trái phép bao gồm: xây dựng trường học phi pháp tại đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa và xây đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đài Loan cũng chi 100 triệu USD xây dựng cầu cảng trái phép ở đảo Ba Bình thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Trang tin Focus Taiwan News (Đài Loan) dẫn lời nhà làm luật Đài Loan Lin Yu-fang cho rằng một hạm đội 6 tàu Đài Loan đã đem thiết bị, vật liệu đến Ba Bình vào ngày 18.6 để tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp.
Theo Thanh Niên
Defense News: Bắc Kinh tiếp tục bành trướng ở biển Đông Theo truyền thông khu vực, Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một đường băng và cảng biển trên đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở quần đảo Trường Sa trên biển Đông trong một động thái có vẻ là bước tiếp theo trong nỗ lực yêu sách toàn bộ vùng biển có kích thước gần bằng Ấn Độ. Việc mở rộng này...