Tình hình biển Đông chiều 13/6: ‘Trung Quốc cải tạo tới 5 khu vực trên Biển Đông’
Một báo của Philippines khẳng định hoạt động cải tạo của Trung Quốc đang diễn ra tại 5 khu vực ở quần đảo Trường Sa.
Tình hình biển Đông chiều 13/6: Tàu TQ gắn máy xúc hoạt động gần bãi Én Đất (thuộc quần đảo Trường Sa) để khai thác tài nguyên
Báo PhilStar dẫn một thông báo của Dinh tổng thống Philippines cho hay, Trung Quốc cải tạo đất trái phép tới 5 khu vực trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam – gồm Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Én Đất.
Báo cáo của Dinh tổng thống Philippines cũng cho biết Manila chưa phát hiện hoạt động cải tạo tại các vùng khác mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp và xây đồn quân sự như Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn.
Tuy nhiên, báo cáo không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ triển khai những hoạt động cải tạo tại ba khu vực này sau khi họ hoàn thành các công trình ở 5 đảo đá đầu tiên.
Giới chức Philippines cũng lưu ý khả năng Trung Quốc không tiến hành hoạt động nào trên đá Vành Khăn do vị trí gần với các nước láng giềng. Có thể Bắc Kinh dự đoán họ sẽ vấp phải phản ứng ngoại giao mạnh mẽ từ những quốc gia lân cận, đồng thời quốc tế sẽ chú ý nhiều hơn nếu hoạt động cải tạo xảy ra trên đá Vành Khăn.
Trên đảo đá Chữ Thập, Trung Quốc điều động 200 binh sĩ đồn trú trái phép, lắp đặt các radar tìm kiếm trên không và mặt đất, các thiết bị truyền dữ liệu vệ tinh. Khoảng 200 lính cùng bãi đáp cho trực thăng đang hiện diện trên bãi Đá Xu Bi. Trên đảo Vành Khăn, Trung Quốc xây ít nhất 4 khu phức hợp và hơn 100 binh sĩ canh gác các cơ sở truyền thông, bến cảng và nơi đáp trực thăng.
Ảnh tóm tắt quá trình mở rộng cơ sở của Trung Quốc trên đá Gạc Ma từ năm 2012 đến nay. Ảnh: PhilStar
Trước đó, vào tháng 3/2014, chính quyền Philippines cho biết Trung Quốc đang cải tạo đất tại đá Gạc Ma mà Bắc Kinh chiếm bất hợp pháp của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Philippines cũng công bố hình ảnh về quá trình các đồn quân sự nhỏ của Trung Quốc tại đây mở rộng đến gần 9 hecta chỉ trong hai năm.
Các quan chức chính phủ Philippines nêu rõ các máy bay trinh sát của nước này xác nhận sự hiện diện của tàu nạo vét và tàu chở vật liệu Trung Quốc liên tục xuất hiện trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Video đang HOT
Pasi Abdulpata, một người chuyên cung cấp cá của Philippines, cho Bloombergbiết các tàu Trung Quốc chở rất nhiều bao xi măng, gỗ và thép đến gần đảo Gạc Ma từ giữa tháng 5.
“Dường như họ đang chuẩn bị xây các tòa nhà lớn. Hành động của họ đang làm biến dạng đại dương”, ông Abdulpata nhận định.
Các nhà quan sát quốc tế nhận định tham vọng mở rộng các căn cứ quân sự của Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa nhằm áp đặt uy quyền của Bắc Kinh trong Biển Đông. Nhiều báo cho biết Trung Quốc dự định xây một đường băng tại đá Gạc Ma. Một khi đường băng này hoạt động thì Bắc Kinh có thể thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tương tự như vùng phòng không trên biển Hoa Đông.
Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, cho rằng việc Trung Quốc xây cơ sở quân sự, đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á vào tình thế bấp bênh.
“Căn cứ mà Trung Quốc dự tính xây bao gồm cả bến tàu để họ có thể tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khu trục. Ngoài ra, bạn có thể thấy đường băng có chiều dài hơn 1,6 km, nghĩa là nó cho phép các máy bay chiến đấu, như chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc (có phạm vi hoạt động hơn 3.200 km) hiện diện tại căn cứ. Đảo Gạc Ma giống như một chấm ở giữa vòng tròn với bán kính khoảng hơn 1.600 km. Khu vực ấy bao gồm rất nhiều phần lãnh thổ của các nước trong khu vực. Do vậy, căn cứ của Trung Quốc có thể đe dọa tất cả căn cứ của chúng ta”, Golez nhấn mạnh.
Chuyên gia Mỹ: Bắc Kinh sai lầm nếu nghĩ Washington không dám động binh
Ông Ernest Bower, một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS – trụ sở thủ đô Washington), lên án hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, theo trang tin Đài Loan Want China Times (Đài Loan) ngày 13/6.
“Rõ ràng hành động của Trung Quốc khiến các nước làng giềng phải quan ngại”, ông Bower nhận định trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức Deutsche Welle, được Want China Times dẫn lại.
Trên tờ The Washington Times (Mỹ), ông Bower có viết: “Bắc Kinh đã cho rằng Washington bị xao lãng và không có gan can thiệp sâu vào vấn đề biển Đông và vì thế Trung Quốc có động thái địa chính trị là đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam”.
Mỹ luôn tuyên bố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Tuy vậy, Washington vẫn thường xuyên lên án những hành động của Bắc Kinh trên biển Đông gần đây – cụ thể là vụ giàn khoan – gọi đó là những hành vi “khiêu khích”.
Đa số các nhà phân tích cho rằng Mỹ không sẽ không bảo vệ Việt Nam nếu Việt Nam-Trung Quốc có xảy ra xung đột trên biển Đông.
Nhưng ông Bower không đồng tình với nhận định này, cho rằng việc Mỹ có hỗ trợ quân sự cho Việt Nam hay không là tùy thuộc vào tình hình.
Ông Bower không nói cụ thể với hình hình nào thì Mỹ mới can thiệp quân sự, nhưng tin rằng nhận định “Mỹ sẽ không động binh dù cho Trung Quốc có làm gì với Việt Nam” của Bắc Kinh là sai lầm.
Vào ngày 28.5, Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo Mỹ có thể sẽ điều quân đến biển Đông nếu đồng minh của mình tại đó bị ảnh hưởng bởi “sự hung hăng mất kiểm soát”.
“Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”, ông Obama nói.
Mặc dù không nêu đích danh quốc gia nào nhưng theo AFP, ông Obama đang ám chỉ những hành động của Trung Quốctrên biển Đông mà Washington lên án là “khiêu khích”.
Trang tin chuyên về Trung Quốc China Topix của Mỹ hồi tháng 5/2014 dẫn lời các nguồn tin chính phủ Philippines cho rằng Mỹ đang trong tiến trình xây dựng một khối đồng minh an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương – bao gồm Philippines, Việt Nam, Úc và Nhật Bản – để đáp trả lại những hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.
Theo Xhaoi
Tình hình biển Đông tối 13/6: Việt Nam nhận thêm nhiều ủng hộ từ các nước về vấn đề Biển Đông
Những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông tiếp tục khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Tình hình biển Đông tối 13/6: Tàu Trung Quốc (trái) phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam (Ảnh AP)
Trong khi đó, công cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhận được thêm nhiều sự ủng hộ của các nước.
Ngày 13/6, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đã có công hàm phúc đáp, sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia gửi công hàm thông báo về tình hình trên Biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Công hàm phúc đáp bày tỏ sự "quan ngại sâu sắc về những diễn biến và các sự cố gần đây" trên Biển Đông. Công hàm nêu rõ, với tư cách là nước khởi xướng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Campuchia đề cao tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông.
Công hàm nhấn mạnh, Campuchia ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, bao gồm cả các yếu tố chính trị lẫn pháp lý, nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.
Công hàm đồng thời bày tỏ tin tưởng các bên liên quan sẽ nỗ lực không mệt mỏi để đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng, Việt Nam tiếp tục nhận được thêm nhiều ủng hộ của quốc tế trong việc đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn nhận định của ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích về an ninh ở Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Hawaii (Mỹ), cho rằng, ngoài các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục nhận được thêm sự ủng hộ từ bên ngoài khu vực.
Theo ông, Ấn Độ dù ở cách xa Việt Nam nhưng cũng đã tỏ ý ủng hộ Việt Nam và vì thế, nhìn vào lợi ích cốt lõi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước, ông cho rằng Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ của nhiều nước, nhất là Philippines, Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ.
Phân tích thêm về lợi thế của Việt Nam trong việc huy động sự ủng hộ của quốc tế trước hành động sai trái của Trung Quốc, Tiến sỹ Edward Miller, giảng viên về lịch sử quan hệ đối ngoại của Mỹ và lịch sử Việt Nam tại Đại học Dartmouth, bang New Hamshire của Mỹ cho biết, ở Mỹ, ở châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới, nhiều người theo dõi hành động của Trung Quốc, không chỉ ở Biển Đông, mà cả trong cách họ xử lý vấn đề tranh chấp với Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông.
Ông Miller nói rằng, dư luận nhận thấy Trung Quốc đang theo đuổi chính sách bành trướng trên biển, và chính điều này khiến nhiều người nghi ngờ về Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế. Đó có thể là lợi thế cho Việt Nam khi tìm cách huy động sự ủng hộ của quốc tế, đối phó với cuộc khủng hoảng này.
Ông Miller cũng nhận định hiện ASEAN đang tìm cách khuyến khích Trung Quốc ký kết Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông và cho rằng những nỗ lực này cần được tiếp tục.
Đánh giá về cuộc giao lưu mới đây ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam giữa hải quân Philippines và Việt Nam, tờ Phil Star dẫn lời các quan chức Philippines cho rằng, cuộc giao lưu cho thấy những tranh chấp hàng hải có thể được hóa giải theo cách hòa bình. Sự kiện này là một thành công lớn vì cả hai bên gác lại mọi bất đồng, hợp tác với nhau trong tất cả các hoạt động.
Còn theo hãng tin Pháp AFP, người phát ngôn Hải quân Philippines Edgard Arevalo cho biết, sự kiện sắp tới sẽ do Manila chủ trì vào đầu năm 2015.
Hải quân hai nước có thể duy trì các hoạt động tương tự nhằm thúc đẩy quan hệ tốt đẹp, thân thiện với các nước láng giềng. Các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, có thể tham gia vào những hoạt động giao lưu này, ông Arevalo nói thêm.
Theo Xahoi
Ngư dân kể lại phút kinh hoàng ở điểm nóng Hoàng Sa "Không kể ngày hay đêm, cứ thấy chúng tôi là những tàu sắt khổng lồ của Trung Quốc lại hung hăng lao tới như những "con sói khát mồi". Ít nhất mỗi ngày, chúng tấn công tàu cá của chúng tôi từ 2 đến 3 lần". Tàu Trung Quốc hung hăng tấn công tàu cá Việt Nam khiến nhiều tàu Việt Nam hư...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa

5 trụ bê tông 'mọc' trước chung cư ở Hà Nội, chính quyền phải chỉ đạo khẩn

Nghe đọc lệnh khởi tố qua mạng, cụ bà 77 tuổi suýt mất gần 200 triệu đồng

Vụ bà trùm Q7 PR dầu gội 'dỏm': Cục Quản lý Dược chưa kịp 'trở tay' ở kênh này?

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ có Phú Quốc, Kiên Giang còn 'viên ngọc thô' đẹp mê mẩn, giá rẻ bất ngờ
Du lịch
09:46:37 09/05/2025
Long Đẹp Trai tuổi thơ khốn khó, trắng tay ăn mì gói, suýt bỏ nghề vì 1 lý do!
Sao việt
09:45:59 09/05/2025
"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ
Netizen
09:19:27 09/05/2025
MV mới của tlinh có gì gây sốc đến mức dán nhãn 16+?
Nhạc việt
09:18:00 09/05/2025
Chuyện gì đây: Jisoo (BLACKPINK) cũng xuất hiện ở Met Gala?
Sao châu á
09:09:45 09/05/2025
KIA Soluto bị cắt bớt phiên bản tại Việt Nam
Ôtô
09:00:19 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 23: Hậu không muốn nhận bố đẻ, ông Nhân đau lòng chôn kỷ vật tặng con trai
Phim việt
09:00:16 09/05/2025
Sau phút cuồng ghen là những mạng người
Pháp luật
09:00:02 09/05/2025
3 lý do khiến cà phê là đồ uống số 1 hỗ trợ giảm mỡ bụng
Làm đẹp
08:49:21 09/05/2025
8 bài thuốc chữa bệnh từ lá xương sông
Sức khỏe
08:46:41 09/05/2025