Tình hình biển Đông: Campuchia lên tiếng khi Trung Quốc huy động tàu cao tốc
Tình hình Biển Đông: Ngày 13/6, TQ huy động tàu cao tốc tiếp tục áp sát tàu Việt Nam. Campuchia bày tỏ quan ngại sâu sắc.
Tình hình biển Đông: Campuchia lên tiếng khi Trung Quốc huy động tàu cao tốc
Trung Quốc dùng tàu cao tốc áp sát tàu Việt Nam
Chiều hôm 13/6, tại Hà Nội, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết tàu Trung Quốc sử dụng tốc độ cao nhằm áp sát các tàu Kiểm ngư Việt Nam, sẵn sàng húc ủi, đâm va và ngăn chặn các tàu của ta trong quá trình tiếp cận thực hiện nhiệm vụ tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép.
Các tàu Hải cảnh, tàu kéo của Trung Quốc bám sát các tàu Kiểm ngư ở khoảng cách từ 50-100m trong quá trình tiếp cận giàn khoan và chủ động ngăn cản tàu Kiểm ngư từ xa, cách giàn khoan khoảng 8-10 hải lý.
Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, tàu cá Trung Quốc tiến hành dàn thành hàng ngang cách giàn khoan 35 hải lý để vây, chặn hướng đi của tàu cá Việt Nam trong quá trình di chuyển vào gần giàn khoan để khai thác thủy sản.
Chiến sỹ tàu Cảnh sát biển 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam.
Về lực lượng, phía Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 116 tàu gồm: 42 tàu Hải cảnh, 14 tàu vận tải, 18 tàu kéo, 36 tàu cá và 6 tàu quân sự.
Đáng chú ý, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết ngày 13/6, thời tiết ở khu vực giàn khoan có gió Tây Nam mạnh cấp 6, trời có mưa giông, mù và tầm nhìn hạn chế.
Tuy vậy, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam và tàu cá của ngư dân ta vẫn kiên trì, khắc phục khó khăn, đấu tranh với các hành vi hung hãn, manh động của tàu Trung Quốc, yêu cầu nước này rút giàn khoan và tàu ra khởi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã khẩn trương tập trung gia cố các trang thiết bị, phương tiện, trên bong cũng như khu vực làm nhiệm vụ, đảm bảo ứng phó tốt nhất với những diễn biến bất thường của thời tiết, cũng như hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả thiệt hại từ các hành động chủ ý, cố tình đâm, húc, phun vòi rồng của các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan trái phép Hải Dương 981.
Đến 15h ngày 13/6, biên đội tàu Kiểm ngư Việt Nam đã hoàn thiện vị trí tập kết, cách 13 hải lý so với vị trí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Campuchia lo ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Trong một diễn biến khác, ngày 13/6, phát ngôn Đai sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Tham tán chính trị Trần Văn Thông cho biết Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đa co công ham phuc đap, sau khi Đại sứ quán Viêt Nam tai Campuchia gưi công ham thông báo về tình hình trên Biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đăc quyên kinh tê va thêm luc đia cua Việt Nam.
Video đang HOT
Công ham phúc đáp của Bô Ngoai giao va Hơp tac quôc tê Campuchia đa bày tỏ sự “lo ngại sâu sắc về những diễn biến và các sự cố gần đây” trên Biển Đông.
Công hàm của Camphuchia cũgg nêu rõ với tư cách là nước khởi xướng Tuyên bô vê ưng xư cua cac bên ở Biên Đông (DOC), Campuchia đề cao tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông.
Công hàm nhấn mạnh Campuchia ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC, bao gôm cả các yếu tố chính trị lẫn pháp lý, nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.
Công hàm đông thơi bày tỏ tin tưởng các bên liên quan sẽ nỗ lực không mệt mỏi để đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Cùng ngày, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia cũng đã gửi công hàm phúc đáp công văn của Đại sứ quán Viêt Nam tai Campuchia với nội dung tương tự như trên.
Trướcđó, ngày 12/6, tại thủ đô Pretoria, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã tổ chức Hội thảo về tình hình Biển Đông trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Lê Huy Hoàng giới thiệu thông tin cập nhật về tình hình Biển Đông.
Ông Hiroaki Fujiwara, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Nam Phi nhắc lại quan điểm của Chính phủ Nhật Bản đã được Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu gần đây tại Hội nghị Shangri-La ở Singapore, nhấn mạnh Nhật Bản ủng hộ các nước ASEAN, đề cao luật pháp quốc tế, yêu cầu các bên kiềm chế không sử dụng vũ lực, mong rằng Hội nghị Cấp cao Đông Á năm tới sẽ mở rộng chương trình nghị sự để trao đổi về công ước Luật Biển.
Đại biện sứ quán Philippines, ông Chad Jacinto nhấn mạnh Philippines phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đồng thời chia sẻ những nỗ lực gần đây của Philippines trong việc triển khai vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
Nhiều học giả cũng đã tranh luận sôi nổi về các biện pháp xử lý tranh chấp với Trung Quốc trong thời gian tới, cho rằng Việt Nam có thể tận dụng hơn nữa các cơ chế, diễn đàn liên quan như tại Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Nhóm G-77… để tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Sau hội thảo, trả lời phỏng vấn của phóng viên, ông Thomas Wheeler và ông Victor Zazeraj, hai cựu Đại sứ của Nam Phi, đều có chung quan điểm bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, cho rằng những hành động của Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bắc Kinh sai lầm nếu nghĩ Washington không dám động binh!
Trong một diễn biến liên quan, ông Ernest Bower, một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS – trụ sở thủ đô Washington) đã lên án hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, theo trang tin Đài Loan Want China Times (Đài Loan) ngày 13/6.
“Rõ ràng hành động của Trung Quốc khiến các nước làng giềng phải quan ngại”, ông Bower nhận định trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức Deutsche Welle, được Want China Times dẫn lại.
Tờ The Washington Times (Mỹ) dẫn lời ông Bower: “Bắc Kinh đã cho rằng Washington bị xao lãng và không có gan can thiệp sâu vào vấn đề Biển Đông và vì thế Trung Quốc có động thái địa chính trị là đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam”.
Mỹ luôn tuyên bố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy vậy, Washington vẫn thường xuyên lên án những hành động của Bắc Kinh trên biển Đông gần đây – cụ thể là vụ giàn khoan – gọi đó là những hành vi “khiêu khích”.
Đa số các nhà phân tích cho rằng Mỹ không sẽ không bảo vệ Việt Nam nếu Việt Nam-Trung Quốc có xảy ra xung đột trên Biển Đông. Nhưng ông Bower không đồng tình với nhận định này, cho rằng việc Mỹ có hỗ trợ quân sự cho Việt Nam hay không là tùy thuộc vào tình hình, theo Want China Times.
Ông Bower không nói cụ thể với hình hình nào thì Mỹ mới can thiệp quân sự, nhưng tin rằng nhận định “Mỹ sẽ không động binh dù cho Trung Quốc có làm gì với Việt Nam” của Bắc Kinh là sai lầm, cũng theo Want China Times.
Trước đó, ngày 28/5, Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo Mỹ có thể sẽ điều quân đến biển Đông nếu đồng minh của mình tại đó bị ảnh hưởng bởi “sự hung hăng mất kiểm soát”.
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông: Việt Nam sẽ có đội tàu cá vỏ sắt hùng mạnh vươn khơi
Phó thủ tướng vừa giao Bộ NN&PTNT tìm hiểu, tham khảo mẫu thiết kế của các nước trên thế giới rồi mới chọn mẫu thiết kế cho phù hợp với ngư dân Việt Nam.
Tình hình biển Đông: Những chiếc tàu gỗ sẽ được thay thế bằng tàu vỏ sắt công suất lớn
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa để ngư dân được vay vốn, đóng những con tàu vỏ sắt hùng mạnh để vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền. Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tại "Hội nghị Bàn về dự thảo Nghị định một số chính sách phát triển Thủy sản" chiều 13/6 tại Đà Nẵng.
Sẽ có đội tàu vỏ sắt hùng mạnh vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền
Phó thủ tướng một lần nữa khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn luôn có những cơ chế chính sách để hỗ trợ ngư dân bám biển, nhưng một số cơ chế chính sách chưa đến được với ngư dân.
"Do đó, ngư dân nước ta vẫn còn sở hữu những con tàu vỏ gỗ công suất nhỏ. Nên khi bị tàu nước ngoài chèn ép, chúng ta gặp nhiều bất lợi", Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói và chỉ đạo Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan ghi nhận những ý kiến đóng góp tại hội nghị để bổ sung hoàn thiện dự thảo để trình Thủ tướng phê duyệt trong thời gian sớm nhất.
Phó thủ tướng cũng cho biết, hiện tình hình biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, nhất là từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép vào thềm lục địa của nước ta.
"Do đó, chúng ta phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách (được quy định trong dự thảo Nghị định) để ngư dân tiếp cận nguồn vốn đóng mới, nâng cấp tàu thuyền để ra khơi bám biển, cùng với các lực lượng chấp pháp giữ vững chủ quyền", ông Ninh nhấn mạnh và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trong 1-2 năm gói tín dụng phải đến tay ngư dân.
Liên quan đến vấn đề thiết kế tàu vỏ sắt, Phó thủ tướng cũng giao Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ ngành có liên quan tìm hiểu, tham khảo mẫu thiết kế của các nước trên thế giới rồi mới chọn mẫu thiết kế cho phù hợp.
"Nhất định, chúng ta sẽ có đội ngũ tàu sắt hùng mạnh, sẵn sàng vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền. Nhưng tôi lưu ý, tàu gì đi chăng nữa thì vấn đề con người vẫn là then chốt. Ngư dân phải là người quyết định đóng mới tàu như thế nào và phải đào tạo để họ làm chủ công nghệ trên con tàu đó", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Ngư dân được vay đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu vỏ sắt
Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, đã soạn xong dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản, chờ lấy ý kiến rộng rãi và trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng 7 tới.
Theo dự thảo này, đối với tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ, ngư dân sẽ được vay vốn Ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu vỏ sắt (bao gồm cả ngư lưới cụ) với lãi suất 5% năm. Trong đó, chủ tàu chỉ phải trả 1 %/ năm, ngân sách nhà nước cấp bù cho ngân hàng thương mại 4%/năm.
Đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đá 85% tổng giá trị đầu tư đóng mới, bao gồm cả ngư lưới cụ với lãi suất 5%/năm. Trong đó, chủ tàu trả 2%/năm, 3% còn lại do ngân sách nhà nước cấp bù cho ngân hàng.
Đối với tàu khai thác hải sản xa bờ, nếu ngư dân đóng tàu vỏ thép mới sẽ được vay ngân hàng tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 5%/năm. Trong đó, chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù cho ngân hàng 3%/năm. Nếu ngư dân đóng mới tàu vỏ sắt có công suất từ 800 CV trở lên, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư với lãi suất 5%/năm. Trong đó, chủ tàu chỉ phải trả 1%/năm, còn 4% còn lại do ngân sách nhà nước cấp bù cho ngân hàng.
Trường hợp đóng mới tàu gỗ hoặc gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới cho tàu, chủ tàu được vay vốn ngân hàng 85% tổng giá trị gia tăng từ việc đầu tư cải hoán với lãi suất 5%/năm. Trong đó, chủ tàu trả 1%/năm, còn lại do ngân sách nhà nước bù. Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ, chủ tàu được vay vốn ngân hàng tối đa 70% tống giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 5%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù cho ngân hàng 3%/năm.
Theo đại diện Bộ Tài chính, Nghị định này cũng quy định rõ thời hạn cho vay là 11 năm, trong đó có 1 năm ân hạn. "Chủ tàu được sử dụng tàu đóng mới, tàu gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới từ vốn vay để làm tài sản thế chấp. Do đó, những vướng mắc lâu nay cơ bản sẽ được giải quyết và ngư dân sẽ dễ dàng sở hữu những con tàu vỏ sắt trong thời gian sớm nhất", đại diện này nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì "Hội nghị Bàn về dự thảo Nghị định một số chính sách phát triển Thủy sản" diễn ra tại Đà Nẵng
Liệu tiền có đến tay dân hay Nghị định vẫn chỉ trên giấy?
Tại hội nghị, hầu hết các ý kiến đều đồng ý với nội dung của bản dự thảo. Tuy nhiên, một số đại biểu vẫn còn hoài nghi về tính thực tiễn của nghị định này. Bởi từ lâu, Chính phủ, Bộ NN&PTNT thậm chí là các địa phương đã ban hành rất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân, nhưng đến nay nhiều chính sách vẫn chưa thể đến với người dân.
Bà Trần Thị Thu Hà, Phó chủ tịch tỉnh Bình Định cho rằng, nghị định phải quy định rõ ngư dân là người chủ thực sự và họ có quyền lựa chọn đóng tàu công suất bao nhiêu, đóng mới như thế nào và đóng tàu ở đâu. "Điều quan trọng nhất là gói tín dụng 16.000 tỷ đồng sẽ đến tận tay ngư dân chứ không phải qua ông nọ bà kia rồi cuối cùng không có hiệu quả và tốn kém. Muốn vậy, Chính phủ phải có một chương trình hành động cụ thể, giảm bớt các thủ tục rườm rà để ngư dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn".
Cùng chung quan điểm, ông Phạm Trường Thọ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho hay, nghị định cũng nên mở rộng đối tượng cho vay, đó là những ngư dân đã có tàu gỗ, giờ họ muốn nâng cấp công suất cao hơn thì cũng phải cho họ vay. Những doanh nghiệp là cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền cũng phải được vay.
"Chúng ta phải triển khai đồng bộ các chính sách, xây dựng một chuỗi từ đóng mới cải hoán tàu thuyền - khai thác - chế biến và tiêu thụ. Những người tham gia ở các công đoạn trên đều được vay vốn. Tuy nhiên, mức ưu đãi thì khác nhau. Có như vậy chúng ta mới phát triển bền vững và lâu dài được", ông Thọ phân tích.
Điều đặc biệt nhất ở hội nghị này là lần đầu tiên, một hội nghị do Phó thủ tướng chủ trì (với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các tỉnh thành có biển trong cả nước) có ngư dân được tham dự và đóng góp ý kiến. Đa số ngư dân đều mong muốn, Nghị định trên sớm được ban hành để họ có thể đóng mới tàu vỏ sắt vươn khơi.
Tuy nhiên, ngư dân cũng băn khoăn: "Lâu nay đã quen đánh bắt thủy sản bằng tàu gỗ, nay chuyển qua tàu vỏ sắt thì sử dụng như thế nào? Bảo dưỡng, sửa chữa ở đâu?". Ngư dân Trương Tài (trú Bình Sơn, Quảng Ngãi) băn khoăn: "Tôi làm nghề đánh bắt hải sản đã trên 30 năm nhưng chưa thấy cái tàu vỏ sắt bao giờ nên e là khó khăn trong sử dụng. Do đó, Nhà nước phải tính toán kỹ về mẫu thiết kế để phù hợp với từng ngư dân (tức tàu để câu mực có thiết kế khác, tàu lưới vây có thiết kế khác)".
Sau khi ngư dân phát biểu, nhiều đại biểu cũng té ngửa với ý kiến này vì lâu nay nhiều hội nghị chỉ bàn về vốn và cơ chế chính sách chứ chưa tính toán đến thiết kế một con tàu vỏ sắt như thế nào là phù hợp, hiệu quả.
Theo Xahoi
Giải mã vụ án mạng kinh hoàng sau ca tai nạn giao thông bất thường Ngày 9/6, GĐ Công an TP. Hải Phòng đã khen thưởng biểu dương thành tích xuất sắc của tập thể PC45 đã điều tra làm rõ cái chết của anh Trần Văn Quý. Án mạng kinh hoàng đã xảy ra sau vụ TNGT bất thường (ảnh minh họa) Trước đó, sáng sớm ngày 24/5, người dân ở phường Nam Hải, quận Hải An...