Tình hình biển Đông: Báo chí quốc tế chỉ trích TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam
Sự kiện tàu TQ đâm chìm một tàu cá VN đã thu hút sự chú ý của báo chí thế giới, cho thấy cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm của Trung Quốc.
Tàu cá Việt Nam kiên cường bám biển tại ngư trường truyền thống của mình (Nguồn: TTXVN)
Trong bài viết mang tiêu đề “Trung Quốc đâm chìm tàu cá làm tăng căng thẳng với Việt Nam”, trang tin Bloomberg đánh giá sự kiện là màn đối đầu nghiêm trọng nhất của hai nước kể từ năm 2007.
Trang tin dẫn lời ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng con tàu cá mang số hiệu DNa 90152 bị “tàu Trung Quốc đâm trúng”. 10 ngư dân trên tàu DNa 90152 đã được các tàu Việt Nam ở gần đó cứu.
Bloomberg tiếp tục dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng hành động đâm chìm tàu cá của Việt Nam đã phản ánh “các hành động hết sức nguy hiểm đe dọa mạng sống con người”.
“Điều quan trọng là tất cả các quốc gia cần khôi phục sự ổn định trong khu vực, hành động điềm tĩnh, thận trọng, tuân thủ với luật pháp quốc tế và không hành động đơn phương để làm tăng căng thẳng”.
Khi đưa tin về sự kiện, tờ New York Times nhận xét vụ đâm tàu diễn ra sẽ tiếp tục tăng cao căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo sau việc chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan nước sâu vào vùng biển nằm gần Hoàng Sa trong ngày 1/5. Việt Nam đã khẳng định vùng biển nơi giàn khoan hoạt động nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và tuyên bố cân nhắc khởi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế.
Tờ báo cũng dẫn lời Dennis J. Blasko, cựu quan chức quân sự của tòa Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đánh giá vụ đâm tàu là điều Mỹ quan ngại vì nó có thể làm căng thẳng tình hình.
Video đang HOT
Theo New York Times thì Trung Quốc đã tiến hành kiểm duyệt các phản ứng của người dân nước này trên các mạng xã hội về vụ việc trên.
Trang NYTimes.com – vốn bị chặn tại Trung Quốc – cũng cho biết một người dùng mạng Sina Weibo đã chỉ trích những ngôn từ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng để nói về Việt Nam, rằng những ngôn từ đó không phù hợp với quy tắc ngoại giao. Song lời bình này sau đó đã bị kiểm duyệt xóa bỏ.
Hãng tin AP dẫn nguồn báo chí Việt Nam nói rằng khoảng 40 tàu cá Trung Quốc đã bao vây các tàu cá Việt Nam trước khi xảy ra vụ việc. Sau đó một trong các tàu cá Trung Quốc đã đâm trúng tàu cá Việt Nam, hất các cư dân xuống biển.
Theo AP, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông và điều này đã khiến chính quyền Bắc Kinh ở thế đối đầu với các nước nhỏ hơn, gồm Việt Nam và Philippines. Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã tỏ ra cứng rắn hơn trong việc khẳng định chủ quyền và từ chối hoạt động đàm phán.
Nước Mỹ, nơi chia sẻ chung mối quan ngại với các nước gia nhỏ về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc, đã lên án việc triển khai giàn khoan dầu của Trung Quốc là “hành động gây hấn”.
Các hãng tin lớn như BBC, AFP, Reuters đều đưa tin về sự kiện, đánh giá nó sẽ khiến tình hình trên Biển Đông tiếp tục leo thang căng thẳng.
Việc thông báo với thế giới về các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc là bước đi quan trọng, nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình Biển Đông.
Theo Xahoi
'Các quốc gia ASEAN sẽ tăng cường liên minh chống Trung Quốc'
"Cả tôi và Chủ tịch Tập Cận Bình không làm bạn với nhau để chống lại bất cứ ai. Nga có mối quan hệ riêng với Nhật Bản, Trung Quốc có mối quan hệ của họ".
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga và Trung Quốc không làm bạn với nhau để chống lại bất kỳ ai, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bô như vây tại cuộc gặp với lãnh đạo các hãng thông tin hàng đầu thế giới tại St Petersburg, Tiếng nói nước Nga đưa tin.
"Cả tôi và Chủ tịch Tập Cận Bình không làm bạn với nhau đê chống lại bất cứ ai. Nga có mối quan hệ riêng với Nhật Bản, Trung Quốc có mối quan hệ của họ", ông Putin đã nói như vây khi trả lời câu hỏi từ các đại diện truyền thông Nhật Bản.
Ông Putin nhân mạnh, tuyệt đối phản tác dụng khi đối chiếu các mối quan hệ của Nga và bất cứ quốc gia, kể cả Trung Quốc, với sự phát triển quan hệ với các nước thứ ba.
Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Khoa Đông phương học Đại học Quốc gia Saint Pererburg, nhân định rằng, những lời nói này của Tổng thống Nga cũng áp dụng được cho các mối quan hệ Nga - Trung Quốc - Việt Nam: "Sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc, hai nước lớn nhất thế giới có cách tiếp cận chung vê phần lớn các vấn đề quan trọng của thời đại chúng ta, là một trong những nền tảng của việc xây dựng trât tự thế giới an toàn hơn và công bằng hơn. Phần nhiêu nhờ sự tham gia của Nga và Trung Quốc vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, có thê đảm bảo sự phát triển bền vững của các quôc gia Trung Á. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Nga, hai nước đang thực hiện các đê án đầu tư chung quy mô lớn.
Với Việt Nam, Nga cũng đã thiêt lâp quan hệ đôi tác chiến lược toàn diện. Đôi với Nga, Việt Nam là cửa ngõ vào Đông Nam Á, sự hỗ trợ của ASEAN. Hai nước đang phát triển quan hê thương mại và hợp tác đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự - kỹ thuật và năng lượng.
Cần lưu ý rằng, đôi với Việt Nam, Trung Quốc cũng là một trong những đối tác thương mại lớn nhât, Bắc Kinh và Hà Nội hợp tác chặt chẽ ở cấp nhà nước và đảng".
Tât nhiên, Moscow rât lo lắng trước những diên biên có thê xảy ra từ cuôc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam - hai đối tác chiến lược chính của Nga ở miền Đông Bắc và Đông Nam Á.
Viêc đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây ra làn sóng biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt ở các nước khác.
Theo Giáo sư Kolotov, trong tương lai, hành đông này của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Philippines, Malaysia và Brunei, điêu đó cũng sẽ gây ra phản ứng chống Trung Quốc và chắc sẽ không tác động tích cực đến hình ảnh của Trung Quốc và thái đô đôi với đường lôi chính trị của Bắc Kinh ở các quốc gia láng giềng.
Các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không chấp dự án của Trung Quôc đôc quyên khai thác tài nguyên của Biển Đông. Đặc biệt là, những chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý cho việc này rất đáng nghi ngờ.
Các quôc gia vừa và nhỏ trong khu vực khó có thê đối phó với Trung Quốc, kêt quả là sẽ tăng cường liên minh chống Trung Quốc trong ASEAN, và liên minh này sẽ tìm kiếm các đối tác trên trường quốc tế.
Ở đây trước hết nói vê Hoa Kỳ, nước này sẵn sàng hỗ trợ tâm trạng chống Trung Quốc ở các nước vừa và nhỏ trong khu vực. Đên nay, Mỹ đã triên khai hê thông phòng thủ chông tên lửa trên lãnh thô từ Nhật Bản đến Úc.
Hê thông này không nhằm chống lại Bắc Triều Tiên như Mỹ tuyên bố mà nhằm chông lại Bắc Kinh. Trong điêu kiên hiên nay, sự hiện diện của Mỹ sẽ gia tăng, họ sẽ tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật với các nước vừa và nhỏ trong khu vực.
Sự leo thang mới của cuộc xung đột có thể dẫn đến kịch bản được mô tả trong tác phâm nổi tiếng của Samuel Huntington "Cuộc chiến giữa các nền văn minh" (Clash of Civilizations) xuất bản trong năm 1996.
Tác phâm này mô tả kịch bản lôi cuôn Trung Quốc vào cuộc xung đột ở Đông Nam Á, và diên biên sự kiên dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ ba phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ. Bây giờ Mỹ muôn lôi cuôn Trung Quốc vào cuộc xung đột trên Biển Đông để làm suy yếu "người khổng lồ châu Á".
Lôi thoát duy nhât khỏi cuộc xung đột này là bắt đâu cuôc đàm phán có chú ý đên lợi ích của tất cả các bên. Hai quôc gia chủ quyền - Trung Quốc và Việt Nam - có đủ khả năng giảm nhiêt trong sự đối đầu và tìm lối thoát. Cần phải thê hiên ý chí chính trị và nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, tờ Tiếng nói nước Nga nhìn nhận.
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông: Tàu Trung Quốc chĩa súng đe dọa tàu Việt Nam Cục kiểm ngư cho hay để bảo vệ giàn khoan di chuyển, TQ đã tăng cường lực lượng để khiêu khích lực lượng chấp pháp của Việt Nam chủ yếu là tàu quân sự, hải cảnh. Tình hình Biển Đông: Tàu Trung Quốc chĩa súng đe dọa tàu Việt Nam Ngày 27/5, bảo vệ việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 hạ...