Tình hình Biển Đông: Áp lực đè nặng, Trung Quốc giãy nảy
Tình hình Biển Đông: Cả thế giới đã lên tiếng, Trung Quốc không muốn quốc tế hóa nhưng tự thân họ đã đẩy vấn đề ra quốc tế.
Nếu Trung Quốc vượt quá giới hạn, chúng ta phải tự vệ đáp trả
Trước việc Trung Quốc điều máy bay tiêm kích xâm phạm không phận Việt Nam, ông Lê Việt Trường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (Quốc hội) hôm 11/5 cho rằng, Trung Quốc đã đẩy căng thẳng leo thang thêm một bước nữa, đây là hành động ngang ngược và nguy hiểm.
“Theo tôi, chúng ta phải tiếp tục có phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa. Thông báo và nói rõ hành động đó đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển. Và nếu Trung Quốc tiếp tục lấn tới gây tình hình căng thẳng, vượt quá giới hạn thì Trung Quốc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”, ông Trường.
Cho đến giờ phút này, theo ông Trường, Việt Nam đã tiến hành các hành động cần thiết và kịp thời kể cả trên thực địa và mặt trận ngoại giao quốc tế, đặc biệt tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Tại đây, các Bộ trưởng đã ra được thông cáo chung rất quan trọng và Việt Nam vẫn cứ thực hiện biện pháp đấu tranh dựa trên các căn cứ pháp lý, văn bản và bên cạnh đó chuẩn bị sẵn cho mọi tình huống xấu nhất.
Tàu Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam – Ảnh Cảnh sát biển cung cấp
“Thái độ của chúng ta tuyên bố như vừa qua phù hợp rồi, phản ứng của các tổ chức chính trị xã hội rất tích cực, người dân ở các thành phố đã biểu tình thể hiện lòng yêu nước, thể thái độ bất bình trước hành động trắng trợn, ngang ngược của Trung Quốc.
Vấn đề bây giờ không còn là câu chuyện của hai nước mà của cả các quốc gia trong khu vực, quốc tế. Đặc biệt vấn đề an ninh, an toàn hàng hải. Cả thế giới đã lên tiếng, Trung Quốc không muốn quốc tế hóa nhưng tự thân họ đã đẩy vấn đề ra quốc tế. Và nếu cứ hung hăng, ngang ngược đẩy căng thẳng vượt quá giới hạn, chúng ta sẽ phải tự vệ đáp trả”, vị lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng và An ninh bày tỏ quan điểm.
ASEAN kêu gọi chấm dứt căng thẳng trên biển Đông
Cũng trong ngày 11/5, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 tại thủ đô của Myanmar đã ra Tuyên bố Naypyitaw kêu gọi chấm dứt hành động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông.
Tại các cuộc họp, các lãnh đạo ASEAN đều bày tỏ quan ngại sâu sắc với diễn biến này và cho rằng đây là hành động nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 và Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên ký kết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông cũng như hòa bình và ổn định của khu vực.
Vì vậy, tiếp theo việc các Ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố riêng về tình hình biển Đông hiện nay vào hôm 10/5, các lãnh đạo hôm 11/5 cũng phản ánh mối quan tâm này trong Tuyên bố Naypyitaw về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015
Tuyên bố Naypyitaw khẳng định: “Các lãnh đạo ASEAN đồng ý đẩy mạnh hợp tác để Tuyên bố chung của các bên về Quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC) được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS)”.
Các lãnh đạo “đặc biệt kêu gọi các bên liên quan thực hiện kiềm chế và không dùng vũ lực, đồng thời chấm dứt các hành động có thể làm căng thẳng thêm tình hình và sớm tiến tới một bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) như phản ánh trong Nguyên tắc 6 điểm về biển Đông của ASEAN”, Tuyên bố viết.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các lãnh đạo ASEAN đã nhât tri thông qua bản tuyên bô riêng ngày 10/5 cua cac Bô trương Ngoai giao vê tình hình biển Đông hiện nay.
“Điều này thê hiên sư đoàn kết, nhât tri cao va vai tro chu đông, trach nhiêm cua ASEAN đôi vơi hoa binh, ôn đinh va an ninh ơ biên Đông noi riêng va cua khu vưc noi chung.
Tướng Pháp: Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế
Tướng Daniel Schaeffer – nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Pháp tại Trung quốc, Việt Nam và Thái Lan, nay là chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu châu Á 21 của Pháp cho rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam là một bước đi nữa của nhà cầm quyền Trung Quốc trong chiến lược nhằm cụ thể hóa việc khẳng định tham vọng ở Biển Đông với việc thực hiện yêu sách về “đường lưỡi bò 9 đoạn”.
Đây là một phần trong chiến lược mà Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện suốt từ năm 2006 đến nay, để bằng sức mạnh buộc các nước trên thế giới phải công nhận về sự tồn tại của “đường lưỡi bò”, rằng vùng biển ở trong “đường lưỡi bò” là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc có các quyền trong vùng biển này.
Tướng Daniel Schaeffer – nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Pháp tại Trung quốc, Việt Nam và Thái Lan, nay là chuyên gia về Trung Quốc
Trung Quốc muốn độc chiếm nguồn tài nguyên dầu lửa, khí đốt hải sản… Nguồn lợi này là rất lớn, nhưng nó chỉ là bề nổi để che giấu một thực tế là Trung Quốc muốn tạo một lối đi an toàn cho tất cả các tàu ngầm của mình ra vào căn cứ hải quân ở trên đảo Hải Nam, qua các khu vực nước sâu ở Biển Đông hoặc đi qua eo biển giữa Philippines và Đài Loan; và đặc biệt là để triển khai các tàu ngầm nguyên tử, tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSBN) có khả năng tiếp cận đến các mục tiêu dọc bờ biển của Mỹ.
Theo Tướng Daniel Schaeffer, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu, Australia, Canada, Nhật, Nga… cần có hành động dứt khoát, kêu gọi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc yêu cầu Trung Quốc trả lời về những cam kết của họ đối với Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, từ bỏ những yêu sách về chủ quyền đối với “đường lưỡi bò”. Chỉ khi Trung Quốc từ bỏ yêu sách về “đường lưỡi bò”, lúc đó chúng ta mới có thể đàm phán về các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Cũng nói về việc Trung Quốc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư phụ trách quan hệ quốc tế Đảng cộng sản Argentina (PCA), Jorge Alberto Kreyness đã nêu bật sự cần thiết tôn trọng nguyên tắc chung sống hòa bình, luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
Đồng thời, ông Kreyness còn bày tỏ tin tưởng các quốc gia liên quan sẽ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Luật sư kiến nghị khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức phiên họp bất thường tuyên bố phản đối hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Liên đoàn luật sư khẳng định, hành vi của Trung Quốc không chỉ đe dọa hòa bình và an ninh tại khu vực Biển Đông, mà cùng với yêu sách vô căn cứ về “đường 9 đoạn” đã và đang gây nguy hại tới an ninh, an toàn hàng hải của cộng đồng quốc tế ở khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương.
Thay mặt giới luật sư Việt Nam, Liên đoàn tuyên bố yêu cầu Chính phủ Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chấm dứt các hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; chấm dứt hoạt động và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981, rút hết các tàu công vụ và quân sự đang hộ tống giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và không lặp lại hành động tương tự trong tương lai.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam và giới luật sư Việt Nam sẵn sàng đóng góp với Chính phủ về những cơ sở pháp lý và trong các hành động pháp lý để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Liên đoàn cũng kêu gọi toàn thể giới luật sư quốc tế, giới học giả và nghiên cứu quốc tế về Biển Đông lên án hành vi phạm của Chính phủ Trung Quốc; kêu gọi nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý quốc tế trên toàn thế giới ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bảo vệ luật pháp và công lý quốc tế, giữ gìn hòa bình ổn định và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương. Tại phiên họp,
Luật sư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển Hoàng Ngọc Giao kiến nghị Chính phủ đứng đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về hành vi xâm chiếm lãnh thổ, đe dọa dùng vũ lực và sử dụng vũ lực với quốc gia khác. “Xây dựng được bộ hồ sơ kiện cũng là căn cứ pháp lý trên mặt trận đấu tranh của nhân dân ở các đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, ông Giao nhấn mạnh.
Trung Quốc giãy nảy
Sau khi các Ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố riêng về vấn đề biển Đông, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng “vấn đề biển Đông không phải chuyện giữa Trung Quốc và ASEAN”.
Tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao nước này hôm 10/5, ngay sau khi khi các ngoại trưởng ASEAN tại Myanamar lần đầu tiên trong gần 20 năm qua ra tuyên bố chung bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” đối với diễn biến phức tạp hiện nay trên Biển Đông và kêu gọi một giải pháp hòa bình.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với ASEAN, để tiếp tục triển khai DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông), được ASEAN và Trung Quốc ký kết năm 2002 với cam kết duy trì kiềm chế và không thực hiện các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên, bà Hoa lại cho rằng vấn đề trên Biển Đông hiện nay không phải là “câu chuyện giữa Trung Quốc và ASEAN”.
“Trung Quốc luôn luôn phản đối nỗ lực của một hoặc hai nước dùng vấn để biển Đông để làm tổn hại đến tình hữu nghị và hợp tác nói chung giữa Trung Quốc và ASEAN” – bà Hoa gay gắt.
Phản ứng nói trên từ phía Trung Quốc được cho là không nằm ngoài dự đoán bởi theo giới phân tích, Bắc Kinh gây căng thẳng với nhiều nước liên quan tới Biển Đông nhưng chỉ muốn giải quyết tranh chấp với từng nước riêng rẽ.
T heo Đât Viêt
Học giả Pháp: TQ đang âm mưu độc chiếm Biển Đông
"Hành động này là một bước đi mới trong tổng thể các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông bằng đường chín đoạn mà Trung Quốc đã đưa ra trước đó".
Tướng Daniel Schaeffer trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. (Ảnh: Nguyễn Tuyên/Vietnam )
Tướng Daniel Schaeffer nhận định bằng hành động đưa giàn khoan dầu Hải Dương-981 tới cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đã vượt quá các quyền của mình đồng thời vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam.
Hành động này là một bước đi mới trong tổng thể các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông bằng đường chín đoạn mà Trung Quốc đã đưa ra trước đó.
Tướng Daniel Schaeffer nguyên là Tùy viên quân sự Pháp tại Việt Nam và Trung Quốc, nguyên cố vấn của Bộ Quốc phòng Pháp và là một nhà nghiên cứu về Biển Đông có uy tín.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên TTXVN tại Pháp, Tướng Daniel Schaeffer cho rằng trước hành động vi phạm quyền chủ quyền một nước như vậy, nếu cộng đồng quốc tế không làm gì để phản đối âm mưu này, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi bởi những va chạm nhỏ ban đầu sẽ dần dần trở thành sự đã rồi, bản chất vấn đề nằm ở chỗ đó.
Theo Tướng Daniel Schaeffer, Trung Quốc nói rằng họ sẽ thăm dò tại vùng biển này trong thời gian từ 4/5 đến 15/8, nhưng nói vậy không có nghĩa rằng sau 15/8 họ sẽ rút. Khi đã có một giàn khoan khổng lồ như vậy thì không có chuyện nó chỉ được đặt ở đó có ba tháng. Chắc chắn nó sẽ tiếp tục được duy trì ở đó cho tới khi được thay thế bằng một giàn khoan cố định.
Mục tiêu tổng thể của Trung Quốc là hợp thức hóa đường chín đoạn nhằm vạch ra những không gian biển mà họ tuyên bố là có chủ quyền. Vụ việc hiện nay là một bước nối tiếp hàng loạt hành động trước đó, trong đó có việc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thực hiện hồi tháng 6/2012 là mời các công ty nước ngoài làm việc với tập đoàn này trên 9 lô thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tức ngoài khơi các bờ biển Việt Nam.
Cách đây không lâu, Trung Quốc đã đơn phương ban hành một vùng cấm đánh bắt cá đối với tất cả các tàu thuyền nước ngoài. Như vậy, Trung Quốc đang coi hầu hết Biển Đông thuộc về họ. Và đó cũng là một phần mưu toan củng cố các tham vọng theo đường chín đoạn. Cần phải kể thêm các sự kiện khác như các cuộc tranh giành bãi cạn Scarborough với Philippines, và mới đây là va chạm xung quanh bãi Second Thomas (Bãi Cỏ Mây).
Trung Quốc cũng cố gắng hợp thức hóa chủ quyền đối với các bãi như James Shoal và Luconia Shoal, nằm sát vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Những hành động này được Trung Quốc phối hợp để củng cố đường chín đoạn.
Sau khi phân tích thực trạng đó, Tướng Daniel Schaeffer cho rằng đối với tranh chấp trên Biển Đông hiện nay, cộng đồng quốc tế cần phải đấu tranh để buộc Trung Quốc phân biệt rạch ròi hai vấn đề: tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa và sự tồn tại của đường chín đoạn.
"Chừng nào đường chín đoạn còn chưa biến mất, chúng ta chưa thể tranh luận về các vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Chừng nào đường chín đoạn còn tồn tại thì chừng đó không thể giải quyết được bất cứ điều gì, bởi Trung Quốc coi tất cả những gì nằm bên trong đường chín đoạn đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc," ông nói.
Ông Schaeffer cũng cho rằng mục đích của các hành động vi phạm là củng cố sự hiện diện và đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông không tin rằng hành động đó có thể dẫn tới chiến tranh, nhưng các hành động này được tiến hành từng bước nhỏ như Trung Quốc cho tàu húc thẳng vào tàu Việt Nam, hoặc dùng vòi rồng tấn công các tàu Việt Nam, có nghĩa là gia tăng các vụ va chạm trên biển nhằm dồn ép Việt Nam đến chỗ phải nhượng bộ và giúp Trung Quốc từng bước đạt được tham vọng của mình.
Việc Mỹ chưa phê chuẩn mà mới chỉ ký Công ước Liên hợp quốc về Luật biển sẽ khiến nước này ở vào vị thế thua kém so với Trung Quốc để có thể thảo luận về luật biển.
Tại Mỹ có một nhóm siêu bảo thủ có quan điểm rằng nếu tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, Mỹ sẽ mất chủ quyền. Trong khi đó, Trung Quốc hoàn toàn không muốn vấn đề Biển Đông được quốc tế hóa. Nhưng vấn đề phải được quốc tế hóa. Cần biết rằng tháng 5/2009, việc Trung Quốc gửi công hàm đến Liên hợp quốc phản đối thỏa thuận giữa Việt Nam và Malaysia về việc chia sẻ thềm lục địa mở rộng đã là một hành động quốc tế hóa vấn đề.
Ngoài ra, Tướng Daniel Schaeffer cũng khuyên Việt Nam nên đưa hồ sơ về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra trước một tòa án quốc tế theo cách mà Philippines đã tiến hành trên cơ sở vận dụng Phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, đồng thời cần lên án một cách có hệ thống các hành động vi phạm của Trung Quốc trên cơ sở phối hợp cùng với các nước ASEAN khác nhằm yêu cầu các cường quốc đưa các hành động vi phạm này ra trước Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Ông Schaeffer cũng nhấn mạnh rằng ASEAN cần phải chứng tỏ sự đoàn kết nhằm huy động được sức mạnh toàn khối, có như vậy, tiếng nói của ASEAN mới được lắng nghe nhiều hơn, mới thuyết phục được sự ủng hộ của các nước như Mỹ, EU, Australia và cả Nga.
"Trung Quốc có nhu cầu tự vệ và muốn trở thành cường quốc quân sự để tự vệ và đây là điều có thể lý giải được. Nhưng không vì vấn đề quốc phòng này mà Trung Quốc muốn thâu tóm một vùng biển quốc tế thành vùng biển của riêng mình, giống như Mussolini từng mưu toan làm như vậy với Địa Trung Hải thời kỳ Italy liên kết đồng minh với Đức quốc xã. Đây là hai sự việc tương tự nhau."
Tướng Daniel Schaeffer kết luận: "Biển Đông sẽ tiếp tục phải là vùng biển của quốc tế, không có lý gì để mặc Trung Quốc chiếm đóng cho riêng họ để rồi áp đặt luật pháp một cách phi căn cứ. Chừng nào còn chưa có một điều gì chắc chắn được ký kết bằng một cam kết mạnh mẽ thì không có lý do gì để không tiếp tục đấu tranh xóa bỏ đường chín đoạn, để vùng biển phải là một vùng biển quốc tế thực sự như nó phải như vậy."/.
Theo Vietnam
Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, ASEAN đoàn kết ra tuyên bố Ngoại trưởng các nước ASEAN hôm qua (10/5) đã nhất trí sẽ cùng nhau ra một tuyên bố chung chỉ đề cập đến việc Trung Quốc khoan thăm dò dầu khí ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Vụ việc này đang làm bùng lên ngọn lửa căng thẳng trong khu vực. Vấn đề Biển Đông đang là...