Tình hình Bán đảo Triều Tiên: Cảnh báo căng thẳng tiếp tục leo thang
Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đang nóng nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, buộc Đặc phái viên Hàn Quốc phải tới Mỹ để tham vấn.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, Hội đồng An ninh quốc gia nước này hôm qua (18/6) cũng đã phải nhóm họp để thảo luận tình hình – vốn được cảnh báo sẽ còn leo thang trong thời gian tới.
Người dân ở Seoul, Hàn Quốc, theo dõi thông tin về vụ nổ văn phòng liên lạc chung liên Triều ngày 16/6. Ảnh: AFP.
Một ngày sau khi tới Mỹ, hôm qua, Đặc phái viên Hàn Quốc về vấn đề Triều Tiên, ông Lee Do-hoon đã có cuộc gặp gỡ bí mật với các quan chức Mỹ, bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Stephen Biegun – người dẫn đầu các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brie).
Địa điểm và chương trình nghị sự của cuộc gặp không được tiết lộ. Tuy nhiên, nội dung thảo luận dường như chắc chắn xoay quanh tình hình căng thẳng mới đây trên Bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Đây cũng là nội dung của cuộc họp hằng tuần của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) tại Hàn Quốc ngày 18/6 dưới sự chủ trì của Cố vấn An ninh quốc Chung Eui-yong. Theo Phủ Tổng thống Hàn Quốc, các vấn đề an ninh liên quan tới Triều Tiên đã được thảo luận, đặc biệt là công tác phòng thủ và giám sát của quân đội Hàn Quốc. Dẫu vậy, Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc vẫn khẳng định quan điểm của nước này là thực thi những thỏa thuận liên Triều bằng bất cứ giá nào và nhất trí tiếp tục nỗ lực nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang hơn nữa trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, tại một diễn đàn an ninh ở thủ đô Seoul, chuyên gia về Triều Tiên Lee Jung-chul của Đại học Soongsil đã không loại trừ nguy cơ căng thẳng sẽ leo thang trong thời gian tới, đặc biệt vào thời điểm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ trong tháng 11/2020.
Cùng ngày, Tờ Rodong Sinmun – cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên cho rằng, việc cho nổ văn phòng liên lạc liên Triều chỉ là sự khởi đầu, cảnh báo nước này có thể có những hành động thêm nữa.
Sau khi văn phòng liên lạc bị phá hủy, ngày 17/6, quân đội Triều Tiên đã làm gia tăng căng thẳng bằng cách tuyên bố rằng họ có kế hoạch đưa quân tới khu công nghiệp chung hiện đang bị đóng cửa ở thị trấn biên giới phía Tây Kaesong và khu du lịch núi Kumgang ở bờ biển phía Đông.
Triều Tiên cũng cho biết sẽ khôi phục các trạm gác đã được dỡ bỏ trong Khu phi quân sự ngăn cách hai miền và nối lại tất cả các cuộc tập trận quân sự thường xuyên gần biên giới liên Triều trong một động thái rõ ràng nhằm xóa bỏ thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự đã ký năm 2018.
Đáp lại, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên sẽ “trả giá” nếu thật sự có hành động quân sự nhằm vào Hàn Quốc.
Phó Chủ tịch chỉ huy tác chiến Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Jeon Dong-jin nói: “Quân đội Hàn Quốc quan ngại sâu sắc về kế hoạch của Triều Tiên. Nếu kế hoạch này diễn ra thì nó ngay lập tức sẽ cản trở những nỗ lực và thành tựu mà hai miền đạt được để duy trì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên chắc chắn sẽ trả giá cho các hành động này của mình”.
Hôm qua, Quyền Trợ lý Bộ Quốc phòng Mỹ David Helvey cảnh báo, các mối đe dọa từ Triều Tiên mới đây là “chưa từng có” đối với khu vực. Tuy nhiên, Mỹ luôn cảnh giác và sẵn sàng phối hợp với đồng minh Hàn Quốc để chống lại các mối đe dọa này.
Hiện cộng đồng quốc tế, gồm cả Nga và Trung Quốc đang kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
Mỹ tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc trong hồ sơ Triều Tiên
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Biegun ngày 20/12 cho biết ông sẽ nỗ lực hết sức để hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là việc giải quyết hồ sơ Triều Tiên.
Tuyên bố được đưa ra trong khuôn khổ ngày cuối cùng của chuyến thăm Bắc Kinh, Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun. Sau chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản, hôm qua (19/12), ông Biegun đã có chuyến thăm bất ngờ đến Trung Quốc với hy vọng giới chức Trung Quốc gây áp lực để Triều Tiên trở lại bàn đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun. Ảnh: Reuters
Đồng thời trong chuyến thăm, Mỹ cũng yêu cầu phía Trung Quốc không phá vỡ những nguyên tắc và làm suy yếu các biện pháp trừng phạt. Trước đó, Trung Quốc và Nga đã đề xuất dự thảo nghị quyết kêu gọi giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.
Trước đó hôm qua (19/12), ông Stephen Biegun đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp là Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy để bàn bạc cách phá vỡ thế bế tắc trên bàn đàm phán hạt nhân hiện nay. Ông La Chiếu Huy cũng cho biết Mỹ rất có thiện chí hòa giải, cũng như giảm nhẹ những biện pháp trừng phạt để làm tiền đề giải quyết những vấn đề tồn đọng trên Bán đảo Triều Tiên./.
Theo CTV Mỹ Linh/VOV1 (biên dịch)
Yonhap, Reuters
Vì sao Triều Tiên 'rung chuông báo tử' quan hệ với Hàn Quốc? Trong hơn một năm qua, Bình Nhưỡng cảnh báo Hàn Quốc ngày càng gay gắt rằng vai trò trung gian của họ trong quan hệ Mỹ - Triều đang không đi đến đâu. Ngày 16/6, Triều Tiên giật sập văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc ở Kaesong. Văn phòng này đóng vai trò như đại sứ quán hai nước, đồng thời...