Tình hình Afghanistan: Mỹ viện trợ nhân đạo thêm 144 triệu USD
Ngày 28/10, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã gửi thêm gần 144 triệu USD cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng diễn ra tại Afghanistan cũng như cho người tị nạn Afghanistan trong khu vực.
Theo đó, tổng viện trợ nhân đạo của Mỹ cho những đối tượng này năm 2021 tính đến nay là 474 triệu USD.
Trẻ em tại một trại tị nạn ở Kabul, Afghanistan ngày 21/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan tình hình Afghanistan, hãng thông tấn Yonhap đưa tin ngày 27/10, đại diện ngoại giao của 14 nước đã hội đàm với quan chức ngoại giao hàng đầu của chính quyền Taliban.
Video đang HOT
Theo nguồn tin trên, Đại sứ Hàn Quốc Choi Tae-ho đã tham dự cuộc họp giữa quyền Ngoại trưởng Afghanistan Amir Khan Muttaqi với các đại sứ và đại điện của Đức, Na Uy, Hà Lan, Nhật Bản và một số nước khác tại thủ đô Doha của Qatar. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc có một cuộc họp cấp cao với đại diện chính quyền lâm thời của Afghanistan kể từ khi Taliban nắm quyền hồi đầu tháng 8 năm nay. Cuộc họp được cho là do Chính phủ Qatar đứng ra tổ chức.
Một quan chức ngoại giao Hàn Quốc cho biết tại cuộc họp kéo dài khoảng 1 giờ, đại diện các nước kêu gọi Taliban tuân thủ các quy tắc quốc tế, bảo đảm đường đến Afghanistan an toàn và loại bỏ khủng bố. Trong khi đó, ông Muttaqi kêu gọi các nước chính thức công nhận chính phủ mới ở Afghanistan và hỗ trợ kinh tế cho nước này.
Taliban ngăn nữ viên chức Kabul đi làm
Taliban yêu cầu các nữ nhân viên chính quyền thủ đô Kabul chưa quay lại đi làm vào tuần tới, song vẫn trả lương cho họ.
Neamatullah Barakzai, lãnh đạo cơ quan nâng cao nhận thức cộng đồng Kabul của Taliban, hôm 21/10 cho biết nhiều nữ viên chức chính quyền thủ đô được yêu cầu không đi làm, trong khi Taliban lên kế hoạch mới cho họ. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy Taliban sẽ tiếp tục hạn chế quyền của phụ nữ tại Afghanistan.
Lệnh cấm không áp dụng với các nữ nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Barakzai cho biết thêm Taliban vẫn sẽ đảm bảo trả lương cho toàn bộ nữ viên chức chính quyền dù họ không đến công sở.
Sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban cam kết sẽ đảm bảo quyền lợi của phụ nữ trong khuôn khổ luật Hồi giáo. Trong giai đoạn nắm quyền năm 1996-2001, Taliban áp đặt nhiều biện pháp hà khắc với nữ giới, như không cho đi học, đi làm và không được ra ngoài nếu không có nam giới đi kèm.
Binh lính Taliban chạm mặt nhóm phụ nữ Afghanistan biểu tình ở Kabul hôm 8/9. Ảnh: Los Angeles Times.
Phó thủ tướng chính quyền lâm thời Taliban Abdul Salam Hanafi trong chuyến thăm Nga tuần này cũng cam kết sẽ cho phụ nữ Afghanistan tiếp tục làm việc tại đồn cảnh sát và văn phòng hộ chiếu.
"Chúng tôi đang cố gắng cung cấp các điều kiện làm việc cho phụ nữ ở những lĩnh vực cần tới họ, theo luật Hồi giáo", Hanafi nói, đảm bảo phụ nữ Afghanistan "không bị phân biệt đối xử".
Nhiều phụ nữ Afghanistan vẫn thường xuyên biểu tình trên khắp cả nước để phản đối những hạn chế về công việc và học tập do chính quyền Taliban áp đặt. Phụ nữ Afghanistan còn yêu cầu được tham gia vào chính phủ mới, sau khi Taliban công bố nội các lâm thời toàn nam giới hồi tháng 9.
Afghanistan đang rơi vào khủng hoảng kinh tế sau khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước. Một số nước từng tài trợ hàng tỷ USD viện trợ cho Afghanistan đang kêu gọi Taliban thể hiện tiến bộ trong chính sách với phụ nữ và quyền công dân trước khi nối lại dòng tiền.
Kêu gọi dành ngân sách cứu trợ để đảm bảo quyền của phụ nữ Afghanistan Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 20/10, Phó trưởng đại diện Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc tại Afghanistan, bà Alison Davidian kêu gọi cộng đồng quốc tế dùng ngân sách cứu trợ để thúc đẩy việc đảm bảo quyền cho phụ nữ Afghanistan. Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Kandahar, Afghanistan, ngày 7/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN Bà Davidian...