Tỉnh Hà Giang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng mới sau bài điều tra của Pháp luật Plus
Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cho biết, nghành Kiểm lâm đã đề xuất và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng mới sau bài điều tra của Báo pháp luật Việt Nam (Phapluatplus).
Ông Bùi Văn Đông, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang vừa qua cho hay, sau khi báo chí đăng tải bài điều tra về tình trạng khai thác, vận chuyển thớt Nghiến tinh vi tại rừng đặc dụng Phong Quang, Chi cục đã có buổi họp khẩn cùng lãnh đạo huyện Vị Xuyên, các xã, thôn bản thuộc phạm vi của rừng đặc dụng Phong Quang.
Theo ông Đông, buổi họp đã phân tích trách nhiệm của từng đơn vị, trong đó có Kiểm lâm, Công an địa phương, chính quyền thôn, xã để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển thớt Nghiến trái phép.
Đồng thời, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã phân công một lãnh đạo, cụ thể là một Phó phòng Thanh tra Pháp chế trực tiếp cùng đội Kiểm lâm cơ động túc trực tại rừng đặc dụng Phong Quang từ đó đến nay.
“Hiện tại chúng tôi cũng đang thực hiện kế hoạch xây trạm ở km7 cửa rừng nhằm không để lâm “tặc” đưa gỗ ra khỏi rừng theo quyết định của UBND tỉnh.
Chúng tôi cũng cho lực lượng tăng cường phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng nhằm ngăn chặn tình trạng vận chuyển thớt Nghiến sang Trung Quốc bán, còn khu vực nội địa chúng tôi đang cho anh em phối hợp cùng lực lượng công an ngăn chặn nạn phá rừng, tiêu thụ gỗ trái phép”, ông Đông nói.
Video đang HOT
Cũng theo ông Đông, trước đây việc khoán rừng và chi trả ngân sách bảo vệ rừng được giao cho các thôn bản, thực tế chưa mang lại hiệu quả. Hiện tại, Chi cục đã phối hợp cùng Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang giao rừng cho từng nhóm, hộ sống gần bìa rừng.
Trước đó rừng đặc dụng Phong Quang từng “ nóng” về tình trạng khai thác và tiêu thụ gỗ Nghiến.
Hiện tại một số thôn bản đang triển khai mô hình bảo vệ rừng này có: Lùng Thàng, Tân Sơn, Phìn Sảng, Lùng Giàng B… Của xã Phong Quang.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang cho biết, sau khi báo chí đăng tải chúng tôi đã nghiên cứu về mô hình bảo vệ rừng trước đó và thấy được nhược điểm. Trong đó, cùng ngân sách đó giao cho thôn bản chia đều từng hộ trong thôn thì mỗi hộ được quá ít, dẫn đến người dân có tư tưởng kiếm tiền bằng cách tiếp tay cho phá rừng.
“Hiện tại giao cho mỗi nhóm hộ sống gần bìa rừng của thôn đó quản lý và yêu cầu họ ký biên bản thì thông thường người dân sẽ có trách nhiệm hơn. Bởi mỗi nhóm hộ chỉ 2-3 nhà sát rừng thôi, như vậy kinh phí bảo vệ rừng mà họ được hưởng cũng lớn”, ông Huy phân tích.
Ông Huy cũng cho biết theo kế hoạch đến năm 2019, đơn vị sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện đóng biển cho từng cây cổ thụ để dễ dàng quản lý.
Trước đó, Phapluatplus.vn đã đăng tải bài điều tra “Thâm nhập đường dây vận chuyển thớt nghiến từ Hà Giang sang Trung Quốc tiêu thụ” với nội dung phản ánh thực trạng khai thác và vận chuyển thớt nghiến từ rừng đặc dụng Phong Quang sang Trung Quốc bán. Trong đó có nhắc đế những đầu nậu gỗ có số má và thủ đoạn tinh vi của lâm “tặc” nhằm tuồn gỗ sang nước ngoài bán kiếm lời.
Phàn Giào Họ
Theo phapluatplus
Khởi tố vụ phá rừng cổ thụ ở Bình Định
Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh, Binh Đinh đã ra quyết định khởi tố vụ án phá rừng cổ thụ nghiêm trong xay ra tại xã Vĩnh Sơn..
Chiều 31-7, ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh đã ký quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng" xảy ra tại tiểu khu 142 và tiểu khu 145, xã Vĩnh Sơn. Cùng ngày, quyết định khởi tố này được chuyển sang Viện KSND cùng cấp để phê chuẩn.
Quyết định khởi tố vụ án vừa được Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh ban hành
Chiều cùng ngày, Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn Bình Định cũng đã hoàn tất hồ sơ đánh giá thiệt hại vụ cưa hạ 23 cây gỗ dổi ở khoảnh 4, tiểu khu 142 và khoảnh 8, tiểu khu 145, thuộc Khu quy hoạch rừng phòng hộ xã Vĩnh Sơn. Theo đó, kết quả giám định cho thấy khối lượng gỗ thiệt hại gần 107m3. Trong đó, có 15 cây gỗ dổi (nhóm III) bị cưa hạ trái phép, dấu vết còn mới, có khối lượng 59,19m3; 8 cây dổi bị cưa hạ với vết cũ, khối lượng gần 47,72m3.
Nhiêu ổ thụ xã Vĩnh Sơn vừa bị lâm tặc cưa hạ
Như Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin, sau khi nhận được tin báo, ngày 23-7, tổ công tác của huyện Vĩnh Thạnh kiểm tra thì phát hiện 15 cây gỗ dổi (nhóm III) có đường kính từ 40-80cm ở khoảnh 4, tiểu khu 142, xã Vĩnh Sơn bị cưa hạ trái phép. Mở rộng phạm vi kiểm tra, tổ công tác tiếp tục phát hiện 8 cây dổi ở khoảnh 8, tiểu khu 145, xã Vĩnh Sơn cũng bị cưa hạ.
Đức Anh
Theo NLĐ
Tài xế rồ ga xe tải đẩy cảnh sát giao thông trên đường Một cảnh sát đứng trước đầu xe ben, nhưng Huy vẫn tăng ga, đẩy cán bộ này đi hàng chục mét. Sau đó, nam cảnh sát đã phải nhảy ra ngoài, thoát hiểm. Ngày 31.5, TAND Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét đơn xin giảm nhẹ hình phạt của Nguyễn Quang Huy (32 tuổi, ở huyện Mê Linh) về tội Chống người...