Tinh gọn bộ máy ngành Tuyên giáo – không chỉ nói suông
Sau một năm được ban hành, Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã được triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc, bài bản, chặt chẽ, toàn diện các nội dung, ở tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, bước đầu đạt kết quả tích cực, có sức lan tỏa.
Triển khai Nghị quyết của Trung ương, ngành Tuyên giáo không chỉ thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp ủy, tuyên truyền sâu rộng về chủ trương của Đảng mà còn gương mẫu, đi đầu trong triển khai Nghị quyết, nói đi đôi với làm, không tuyên truyền suông.
Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 và Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2018. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Triển khai quyết liệt
Thực hiện tinh gọn đầu mối, tinh giảm biên chế là một trong những yêu cầu quan trọng được đặt ra đối với tất cả các ngành, cấp. Theo Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông, trong năm 2018, Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Bộ Chính trị ban hành Quy định số 144-QĐ/TW “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương”. Trên cơ sở Quy định này, Ban Tuyên giáo Trung ương đã xây dựng Quy chế làm việc, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức của các vụ, đơn vị thuộc Ban theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Theo Quy định số 04 – QĐ/TW “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy”, các địa phương đã tích cực, nghiêm túc xây dựng đề án sắp xếp lại bộ máy tổ chức, thu gọn đầu mối cấp phòng, xây dựng chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động phù hợp với từng địa phương; thực hiện chỉ đạo của Trung ương về Trưởng Ban Tuyên giáo quận, huyện đồng thời là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Quán triệt yêu cầu tinh gọn bộ máy, với sự quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết của Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo nhiều tỉnh, thành phố đã đạt được một số kết quả ban đầu. Theo Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước Trần Tuyết Minh, ngay sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 18 và Nghị quyết số 19 về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Đề án thực hiện hai Nghị quyết này. Trọng tâm của Đề án là sắp xếp các đầu mối bên trong của các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện với nguyên tắc “4 giảm, 4 tăng”. Cụ thể, “4 giảm” là: Giảm biên chế, giảm đầu mối, giảm trung gian và giảm chi hành chính. “4 tăng” là: Tăng trách nhiệm của người đứng đầu cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức; tăng hiệu lực hiệu quả; tăng phân cấp, phân quyền và tăng chất lượng cung cấp dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Khẩn trương nhưng không nóng vội
Thực hiện yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy, Ban Tuyên giáo Trung ương đã giảm 3 đầu mối cấp vụ, 20 đầu mối cấp phòng. Cùng với đó, đề xuất Bộ Chính trị hợp nhất 3 Ban Chỉ đạo trong công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, sắp xếp lại một số đầu mối tạp chí, tài liệu thông tin công tác tuyên giáo; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng quy chế, quy định làm việc của Ban. Trên tinh thần này, Ngành Tuyên giáo cả nước đã triển khai nghiêm túc yêu cầu về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
Video đang HOT
Ngành Tuyên giáo chú trọng chỉ đạo, quán triệt, định hướng công tác tư tưởng phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18, 19 của Trung ương. Đó là, việc gì đã rõ thực hiện ngay, việc gì chưa rõ, còn có ý kiến khác nhau tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến góp ý rộng rãi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từng bước hoàn thiện, không cầu toàn, không nóng vội. Đồng thời, Ngành xác định phải làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; có quyết tâm chính trị cao, gặp khó khăn sẽ tìm cách giải quyết, kiên quyết thực hiện từng bước vững chắc, không bàn lùi. Những vấn đề mới, chưa có quy định của Trung ương sẽ tham mưu cho Tỉnh ủy nghiên cứu, kiến nghị với Trung ương, đồng thời triển khai thực hiện từng bước, thận trọng, phù hợp, khẩn trương nhưng không nóng vội.
Nhiều địa phương đã quyết liệt triển khai và bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể như tại Bình Phước, theo Trưởng ban Tuyên giáo ủy Trần Tuyết Minh, tỉnh đã triển khai thực hiện Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đồng thời là Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có duy nhất 1 Phó Trưởng ban chuyên trách. Từ ngày 1/8/2018, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước đi vào hoạt động với mô hình tổ chức mới, từ 7 phòng sắp xếp còn 3 phòng gồm: Phòng Tuyên truyền – Tổng hợp; Thông tin – Khoa giáo; Lý luận – Văn hóa – Lịch sử Đảng.
Đồng thời, Đảng bộ cơ sở Ban Tuyên giáo – Trường Chính trị tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Chi bộ cơ sở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Đảng bộ cơ sở Trường Chính trị tỉnh, hoạt động từ tháng 8/2018. Cùng với đó, tỉnh Bình Phước đã thực hiện Trưởng ban Tuyên giáo cấp huyện kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì Tổ xây dựng đề án Hợp nhất Báo Bình Phước và Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Phước thành cơ quan báo chí mới với tên gọi là: Đài Phát thanh, Truyền hình và Báo Bình Phước. Năm 2019, Tỉnh ủy Bình Phước sẽ bổ nhiệm hai Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiêm nhiệm là: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
Tại Lâm Đồng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Văn Hiệp cho biết, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã thực hiện nghiêm việc sắp xếp tổ chức bộ máy tuyên giáo theo tinh thần Nghị quyết 18 – NQ/TW. Theo đó, thống nhất xây dựng phương án sáp nhập 6 phòng chuyên môn thành 3 phòng, đồng thời đổi tên gọi để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được phân công. Hiện nay, tổng số biên chế có 21 người, giảm 27,5% biên chế theo tinh thần Nghị quyết 39 – NQ/TW Khóa XII về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm 52,2% lãnh đạo từ cấp phòng trở lên xuống còn 18%. Bộ phận lái xe và nhiệm vụ kế toán, văn thư được chuyển về Văn phòng Tỉnh ủy phục vụ chung trong Khối Tỉnh ủy – Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Văn Hiệp cho biết.
Những kết quả bước đầu và kinh nghiệm đúc rút được trong việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế của Ngành Tuyên giáo là đóng góp thiết thực của Ngành thực hiện thành công chủ trương hết sức quan trọng của Trung ương.
Quỳnh Hoa (TTXVN)
Theo Tintuc
Hiểu việc để làm, rõ việc để rõ trách nhiệm
Năm 2018, có dịp tham dự Ngày hội Đại đoàn kết ở tỉnh Thái Bình, chúng tôi cảm nhận không khí của ngày hội thật vui tươi, ý nghĩa, ấm tình cộng đồng, đoàn kết... Ông Đặng Thanh Giang- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Bình đã chia sẻ với chúng tôi về công việc và tấm lòng của người Mặt trận.
Ông Đặng Thanh Giang.
Ông Đặng Thanh Giang cho biết, như các địa phương khác, đến nay tỉnh Thái Bình đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc được 15 năm. Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và tăng cường trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn của Mặt trận các cấp, việc tổ chức Ngày hội ở Thái Bình quy mô hơn, rộng khắp hơn, nội dung phong phú, thiết thực, ý nghĩa hơn, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự hơn. 100% KDC trong tỉnh đã tổ chức được Ngày hội. Trong Ngày hội, nhiều KDC còn tổ chức được "bữa cơm Đại đoàn kết", mọi người, già trẻ, xa gần có dịp quây quần, tụ họp. Tinh thần đoàn kết, đồng thuận, tình cảm xóm giềng nhờ vậy được gìn giữ, nhân lên.
PV: Hoạt động của hệ thống Mặt trận tỉnh Thái Bình đang ngày càng thực chất, theo hướng rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ "sản phẩm". Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
Ông Đặng Thanh Giang: Để hoạt động hiệu quả, ngoài nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong hệ thống, công tác Mặt trận luôn luôn cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp, tạo điều kiện của các cấp chính quyền. Chính vì vậy, một mặt - chúng tôi luôn bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Mặt trận Trung ương, mặt khác luôn luôn chú trọng, làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Mặt trận, tham mưu, đề xuất với HĐND, UBND có các cơ chế, chính sách, nhất là về kinh phí, giúp hoạt động của Mặt trận thuận lợi, hiệu quả hơn. Cũng xin chia sẻ, ở Thái Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND luôn quan tâm, tạo những điều kiện tốt nhất để Mặt trận hoạt động hiệu quả.
Quá trình hoạt động, chúng tôi cũng xác định rõ những nội dung trọng tâm, trọng điểm. Đến nay, toàn tỉnh Thái Bình đã có 237/264 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với những xã chưa đạt chuẩn, chúng tôi thực hiện tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân địa phương, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ mới, giúp các địa phương sớm về đích. Cùng với đó, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương ủng hộ về nguồn lực, chung sức hoàn thành các tiêu chí, hướng đến mục tiêu đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn.
Được biết, thời gian qua MTTQ tỉnh Thái Bình đã triển khai hiệu quả một số hoạt động giám sát, phản biện. Ông có thể cho biết cách thức, kinh nghiệm của MTTQ tỉnh Thái Bình?
-Trước khi thực hiện hoạt động giám sát nào đó, chúng tôi thường "ngồi lại" với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh để cùng nhau rà soát, thống nhất nội dung giám sát của mỗi cơ quan, nhằm mục đích tránh sự chồng chéo về nội dung, thời gian và địa điểm giám sát, tránh phiền hà cho các địa phương, đơn vị được giám sát.
Trên cơ sở đó, MTTQ tỉnh chủ trì hiệp thương, tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Thông báo về nội dung giám sát của Mặt trận và các đoàn thể. Từ Thông báo của Tỉnh ủy, chúng tôi đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí để thực hiện. Trước khi tổ chức các hoạt động giám sát ở địa phương, đơn vị nào đó, Mặt trận lại có văn bản thông báo tới UBND tỉnh, đề nghị UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo chính quyền các địa phương, đơn vị phối hợp, tạo điều kiện.
Theo các bước này, trong năm 2018, MTTQ tỉnh đã triển khai được một số hoạt động giám sát, gồm: giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, về bảo vệ môi trường, về đảm bảo an toàn thực phẩm; giám sát việc bảo vệ môi trường của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, Nhà máy sản xuất Amonitrat...
Đối với hoạt động phản biện, vào tháng 11 hằng năm, MTTQ tỉnh có văn bản gửi các sở, ngành trong tỉnh đề nghị cho biết trong năm tới các sở, ngành sẽ tham mưu cho UBND tỉnh những đề án, kế hoạch gì, gửi cho Mặt trận và các đoàn thể chính trị nghiên cứu, tổ chức việc phản biện. Sau đó, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thế mạnh của từng tổ chức, Mặt trận chủ trì, phân công nhiệm vụ phản biện cho từng tổ chức.
Theo cách này, trong năm 2018, MTTQ tỉnh đã thực hiện phản biện Dự thảo "Đề án sắp xếp về số lượng, chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh" do Sở Nội vụ soạn thảo. Các tổ chức thành viên cũng có các hoạt động phản biện cụ thể. Đơn cử, Hội Phụ nữ tỉnh thực hiện phản biện Dự thảo "Đề án xây dựng điểm du lịch cộng đồng tại xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư" của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để việc phản biện có chất lượng chúng tôi tranh thủ, phát huy vai trò, trí tuệ của thành viên các hội đồng tư vấn, vốn là những cán bộ đã có quá trình công tác, kinh nghiệm, uy tín...
Trân trọng cảm ơn ông!
Trần Duy Hưng (thực hiện)
Theo Daidoanket
Miễn nhiệm nữ Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông Trong thời gian đương nhiệm, bà Vũ Thị Ái Duyên đã vi phạm các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ nên bị miễn nhiệm. Ngày 5/10, ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông ký quyết định miễn nhiệm chức vụ đối với bà Vũ Thị Ái Duyên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh....