Tinh giản biên chế: Phải xóa bỏ tư tưởng ‘không giảm tôi, con cháu tôi’

Theo dõi VGT trên

TS Sử học Trần Văn Miều: Tư tưởng “cá nhân” của một bộ phận cán bộ lãnh đạo sẽ là rào cản lớn nhất trong việc tinh giản biên chế hiện nay.

Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Nội dung quan trọng trong Nghị quyết là có các biện pháp đồng bộ để tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu công việc… Về vấn đề này, phóng viên VOV.VN phỏng vấn TS Sử học Trần Văn Miều, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục, Môi trường và Phát triển, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương.

Có khắc phục được tâm lý “tư duy nhiệm kỳ”?

PV: Thưa ông, Bộ Chính trị vừa có Nghị quyết 39 về công tác cán bộ, tinh giản biên chế. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này trong thời điểm hiện nay?

TS Trần Văn Miều: Ngày 17/4/2015 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39 về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”. Phải khẳng định, đây là Nghị quyết cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Tinh giản biên chế: Phải xóa bỏ tư tưởng không giảm tôi, con cháu tôi - Hình 1

TS Sử học Trần Văn Miều, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục, Môi trường và Phát triển, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương

Nhiều người cho rằng, Nghị quyết 39 ra đời là chậm hơn so với tình hình thực tế đang diễn ra. Tôi cho rằng, dù có chậm, nhưng còn hơn là không có. Mặt khác, chúng ta không nên chỉ quan tâm vào thời điểm ban hành Nghị quyết, mà nên quan tâm xem Bộ Chính trị đã tiếp cận vấn đề như thế nào và những quan điểm, mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu đã được nêu ra trong Nghị quyết ra sao?

Bộ Chính trị đã tiếp cận từ thực tế đang diễn ra để khái quát thành cơ sở lý luận của vấn đề và từ những kinh nghiệm của công tác cán bộ, công chức, viên chức trong những năm đổi mới cũng như nhu cầu công tác cán bộ trong thời gian tới để đề ra quan điểm, mục tiêu, nội dung và chỉ tiêu phấn đấu.

Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu hợp thành. Các khâu có tính thống nhất, có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau. Nghị quyết 39 đã đề cập đến hai khâu quan trọng là: tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Tôi cho rằng, đây là hai khâu quan trọng, có tính đột phá trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Có thể nói, đây là hai khâu bức xúc nhất trong công tác cán bộ nhiều năm qua.

PV: Theo ông, việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ hiện nay khó khăn lớn nhất là gì?

TS Trần Văn Miều: Việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ là hai khâu quan trọng, có mối quan hệ gắn bó với nhau. Tinh giản biên chế là mục tiêu cần đạt được trong công tác cán bộ. Còn cơ cấu lại đội ngũ cán bộ là tiền đề, là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu tinh giảm biên chế. Cũng cần phải nói rằng, Đảng ta đặt ra mục tiêu “tinh giản biên chế” là rất đúng đắn, là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Chúng ta cần hiểu cụm từ “tinh giản” – tức là giản bớt để số lượng cán bộ còn lại ở mức thấp nhất, hợp lý nhất, nhưng vẫn đảm bảo các mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị tốt nhất. Đây là việc làm khó khăn, vì nó động đến con người.

Theo tôi, việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ gặp rất nhiều khó khăn hoặc những rào cản như: nhận thức của đội ngũ cán bộ; tiêu chí và phương pháp đánh giá cán bộ; vấn đề dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng trong cơ cấu lại đội ngũ cán bộ; chính sách hỗ trợ cho những người phải tinh giản; chống tiêu cực kể cả tham nhũng trong thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ…Có thể nói, khắc phục được những khó khăn, rào cản này cũng chính là thực hiện các giải pháp hữu hiệu để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và tinh giản biên chế.

Tôi cho rằng, những khó khăn hoặc rào cản hoặc giải pháp nên trên đều là quan trọng, không thể nói cái nào khó khăn hơn cái nào, cái nào cản trở nhất và giải pháp này quan trọng hơn giải pháp kia.

Video đang HOT

Nhưng tôi phải thừa nhận, khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện Nghị quyết 39 thuộc về cán bộ có chức, có quyền. Liệu số cán bộ này có nhận thức đúng đắn không và có khắc phục được cái tôi, cái thiên vị, cái lợi ích cá nhân không? Mặt nữa, vì Nghị quyết ra đời vào cuối nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XI, vậy liệu đội ngũ cán bộ lãnh đạo có khắc phục được tâm lý “tư duy nhiệm kỳ” không?

Tôi rất tán thành với nhận xét của một tổ chức quốc tế, về ban hành chính sách và pháp luật, Việt Nam đứng hàng đầu trên thế giới. Còn việc thực hiện thì đứng hàng cuối cùng. Chúng ta phải dám nhìn thẳng vào sự thật và dám thừa nhận nhận xét đó rất đúng trong xây dựng và thực hiện chính sách và pháp luật ở nước ta. Trong tất cả các khâu của quy trình xây dựng chính sách, chúng ta kém nhất là khâu triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá tác động.

Khó khăn lớn nhất trong thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị là khâu tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá tác động của Nghị quyết. Những khâu này hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở các cấp.

Giảm 10% cán bộ yếu, sẽ bằng cách nào?

PV: Trong Nghị quyết có nêu ra chỉ tiêu là từ nay đến năm 2021, giản 10% số cán bộ yếu kém. Theo ông con số này nói lên điều gì, liệu có thực hiện được chỉ tiêu đề ra không?

TS Trần Văn Miều: Trong Nghị quyết có nêu ra ba chỉ tiêu: đến năm 2021 giảm 10% số cán bộ, chỉ tuyển dụng 50% số chỉ tiêu cần tuyển dụng và 50% số cán bộ bổ sung cho số cán bộ nghỉ hưu.

Tôi chỉ bình luận chỉ tiêu đến năm 2021 phải giảm 10% số cán bộ hiện có. Tức là không chỉ giảm số cán bộ yếu kém, mà giảm cả những người không thuộc diện yếu kém. Theo tôi, chỉ tiêu 10% không cao so với yêu cầu của xã hội, nhưng lại rất cao đối với thực hiện của cán bộ lãnh đạo.

Tôi nhận thức, chỉ tiêu này không có tính bình quân máy móc (các cơ quan, đơn vị đều phải giảm như nhau) hoặc giảm biên chế một cách cơ học. Đây là chỉ tiêu tổng thể – đến năm 2021 phải giảm 10% số cán bộ, công chức, viên chức trong cả nước. Như vậy, sẽ có nơi phải giảm, có nơi giảm nhiều và nơi giảm ít; có nơi không phải giảm và có nơi được tăng. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ và chức trách cán bộ mà quyết định giảm, không giảm hoặc tăng biên chế.

Theo tôi, nơi nào được tăng thêm biên chế phải ưu tiên tuyển chọn cán bộ trẻ, trong đó có nữ, có đủ năng lực và phẩm chất. Phải công khai số lượng và tiêu chuẩn tuyển chọn, tổ chức thi tuyển và có hội đồng tuyển chọn.

Vậy, cơ quan nào sẽ quyết định nơi nào sẽ giảm và giảm bao nhiêu, nơi nào không giảm, nơi nào sẽ tăng và tăng bao nhiêu? Trong thực tế, tự cơ quan, đơn vị rất khó xác định việc giảm và số người cần giảm. Do vậy, cần có một “bộ chỉ huy” thống nhất trong cả nước. Bộ chỉ huy này sẽ xác định một cách khách quan, khoa học về số lượng cán bộ phải giảm của các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể… Riêng tôi đề nghị, giảm nhiều ở cơ quan Trung ương và cấp tỉnh, tiếp đến là cấp huyện và không giảm ở cấp cơ sở. Vì cấp cơ sở là cấp trực tiếp với dân, gần dân, sát dân, triển khai tất cả các nghị quyết, quyết định và hoạt động của cấp trên.

Chỉ tiêu đến năm 2021, nghĩa là trong 7 năm phải giảm 10% biên chế vừa dễ, vừa khó, cái khó nhiều hơn cái dễ. Dễ ở chỗ mỗi năm bình quân chỉ phải giảm 1,43% số cán bộ hiện có. Dễ thứ hai là Đảng đã nhận ra vấn đề và quyết tâm giải quyết vấn đề. Dễ thứ ba là nhân dân rất bức xúc và đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tinh giản biên chế. Dễ thứ tư là các đại biểu Quốc hội đã lên tiếng cảnh báo việc dôi dư và làm việc không hiệu quả theo lối sáng vác ô đi, tối vác về của đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức. Như thế là ý Đảng, lòng dân và ý chí của Quốc hội đã đồng thuận.

Có thể nói, việc tinh giảm biên chế đã có “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Vấn đề còn lại là đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện như thế nào mà thôi. Đội ngũ lãnh đạo trong hệ thống chính trị phải hiểu và thông trước, phải chống tư tưởng: “Giảm đơn vị nào thì giảm, chứ không được giảm đơn vị của tôi”, “Giảm ai cũng được, nhưng không được giảm tôi, con cháu và người thân của tôi”. Tư tưởng cá nhân của cán bộ lãnh đạo sẽ là rào cản lớn nhất trong việc tinh giảm biên chế hiện nay.

Như trên tôi đã nói, trong việc thực hiện giảm 10% biên chế cái khó nhiều hơn cái dễ. Cái khó ở đây chính là khâu triển khai thực hiện của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 39 và nhất là thực hiện tinh giảm 10% số cán bộ không thuộc diện yếu kém ở cơ quan, đơn vị của mình.

Một vấn đề nữa cũng cần nêu lên là số cán bộ, công chức, viên chức phải cắt giảm sẽ đi đâu, làm gì và đời sống của họ sẽ ra sao? Tôi cho rằng, đi đôi với việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho họ, cần có chế độ chính sách hỗ trợ để họ yên tâm rằng “bị giảm biên chế nhưng không thất nghiệp; giảm biên chế nhưng đời sống không khó khăn hơn”.

Có được chính sách hỗ trợ là cái đồng thuận thứ năm để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Như thế, điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” sẽ được bổ sung thêm “cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện, tự giác thực hiện”. Có được cả năm yếu tố này là đảm bảo cho sự thành công của Nghị quyết.

Có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ thuộc diện giảm biên chế

PV: Công tác cán bộ không phải bây giờ mới được đề cập đến, nhưng đây là một việc rất khó. Theo ông, làm thế nào để công tác này thực hiện một cách hiệu quả?

TS Trần Văn Miều: Để công tác này thực hiện một cách hiệu quả, theo tôi cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến để cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu sâu sắc, thông suốt và thực hiện Nghị quyết.

Nhân đây, tôi xin nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tuyên truyền để dân hiểu bản chất vấn đề, chứ không chỉ là để dân biết. Người dạy, “Tuyên truyền là đem việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không làm được việc đó thì tuyên truyền thất bại”.Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là chúng ta phải tuyên truyền phổ biến, giáo dục để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu chứ không chỉ biết về một chủ trương quan trọng của Đảng.

Cùng với đó, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng trong việc đánh giá cán bộ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và tinh giảm biên chế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết; chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong việc tinh giảm biên chế.

Thành lập Ban chỉ đạo trong hệ thống chính trị các cấp và thành lập Hội đồng do công chức, viên chức bầu ra để thực hiện tinh giảm biên chế ở các cơ quan, đơn vị.

Thực hiện triệt để chế độ khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; chấp nhận cơ chế, trong cùng chức danh và cấp bậc có đơn vị này trả tiền công cho cán bộ cao hơn ở đơn vị kia.

Cuối cùng, cần có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc diện giảm biên chế.

Năm giải pháp nêu trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thống nhất với nhau và bổ sung cho nhau. Cán bộ lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các giải pháp nêu trên.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông.

Theo Minh Hòa

VOV.VN

Bộ Chính trị yêu cầu tinh giản cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ

Nghị quyết 39 vừa được Bộ Chính trị ban hành yêu cầu biện pháp đồng bộ để tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định...

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Chính trị đánh giá những năm qua, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai chủ trương về tinh giản biên chế đạt được một số kết quả quan trọng. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất được đưa ra khỏi bộ máy nhà nước.

Bộ Chính trị yêu cầu tinh giản cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ - Hình 1

Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị

Tuy nhiên, hiệu quả công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, tổng số biên chế có xu hướng tăng lên, nhất là trong khu vực sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã. Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vẫn là khâu yếu. Thi nâng ngạch công chức, viên chức chất lượng thấp, còn tình trạng để giải quyết chế độ, chính sách.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên được Bộ Chính trị chỉ rõ là do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương chưa làm hết thẩm quyền và trách nhiệm đối với công tác tinh giản biên chế. Bên cạnh đó còn có biểu hiện ngại va chạm, nể nang, thiếu nhất quán trong quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Việc chia tách, thành lập mới và nâng cấp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn quá nhiều...

Vì vậy, Nghị quyết của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.

Những giải pháp cụ thể đã được Bộ Chính trị đặt ra, trong đó tập trung vào việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Trước mắt, giữ ổn định tổ chức như hiện nay. Không thành lập các tổ chức trung gian, chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu của thực tiễn.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới thì các cơ quan tổ chức, đơn vị tự cân đối, điều chỉnh trong tổng số biên chế hiện có.

Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh và lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh... thì có thể bổ sung biên chế phù hợp, nhưng phải quản lý chặt chẽ.

Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015 - 2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, phải xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.

Bộ Chính trị yêu cầu sớm hoàn thành việc xác định vị trí việc làm để làm căn cứ xác định biên chế phù hợp. Qua đó rà soát trình độ đào tạo, năng lực của công chức, viên chức để có kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ. Có biện pháp đồng bộ để tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định (phẩm chất, năng lực, sức khỏe), những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức.

Đẩy mạnh thực hiện kiêm nhiệm đối với một số chức danh của cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, nhất là kiêm nhiệm đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố. Khoán kinh phí chi trả phụ cấp để khuyến khích giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách và tăng thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã.

Về nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, đối với cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức do Trung ương quản lý thì ngân sách trung ương bảo đảm. Đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, kinh phí lấy từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị...

Quang Phong

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024
Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ
17:32:16 20/11/2024
"Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê làm việc" thầy giáo điển trai cao 1m85 ở Quảng Ninh bỗng trở nên nổi tiếng
19:27:12 20/11/2024

Tin mới nhất

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Có thể bạn quan tâm

Taylor Swift cho Rosé số điện thoại, bày mưu hạ BLACKPINK, chủ động làm 1 điều

Sao âu mỹ

21:30:26 20/11/2024
Sau khi MV APT. càn quét trên tất cả bảng xếp hạng âm nhạc với thành tích khủng thì vào ngày 6-12 tới đây, thành viên của BlackPink sẽ tiếp tục cho ra mắt album solo đầu tay của mình.

Nữ ca sĩ hát hay nhảy đẹp bị gọi "thảm hoạ" vì 3 chữ khiến người nghe "khó chịu vô cùng"

Nhạc việt

21:27:20 20/11/2024
Giữa lúc Đỗ Phú Quí khiến dân tình thất vọng, thì sân khấu của Hoàng Mỹ An cũng chung cảnh ngộ chỉ vì 3 chữ nhầy nhầy nhầy .

BLACKPINK bị hạ bệ

Nhạc quốc tế

21:24:07 20/11/2024
Nhìn vào chuỗi kỷ lục của BTS, không thể phủ nhận nhóm chính là nhân tố đưa Kpop tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Nhưng - BLACKPINK cũng không hề kém cạnh.

Máy bay Nga chở hổ, gấu - quà đặc biệt từ Tổng thống Putin gửi Triều Tiên

Thế giới

21:12:19 20/11/2024
Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga còn đăng video với cảnh các chuồng chứa những con vật này được dỡ xuống khỏi máy bay của chính phủ và video khác về con sư tử trong "nhà mới" của nó tại Vườn thú Bình Nhưỡng .

Bùi Công Nam gặp gỡ khán giả ở Hàn Quốc

Tv show

21:03:13 20/11/2024
Nam ca sĩ cùng với Hoàng Dũng, Lâm Bảo Ngọc, Min và Anh Tú đã có buổi trình diễn đặc biệt trong chương trình âm nhạc mới.

1 cặp đôi như "xé truyện" ngôn tình bước ra, phóng to bức ảnh tất cả bị sốc vì sự thật phũ phàng

Netizen

20:56:28 20/11/2024
100 người thì 99 người chắc chắn bị đánh lừa trước cảnh tượng này , một netizen chia sẻ. Mới đây trên mạng xã hội xôn xao câu chuyện dở khóc dở cười về sự thật một tấm hình nhìn vậy mà không phải vậy .

Minh Hằng: Tôi và Tóc Tiên có những cuộc chiến trên bài hát chứ không phải đố kỵ

Sao việt

20:37:55 20/11/2024
Minh Hằng chia sẻ về việc bị so sánh với Tóc Tiên, cân bằng giữa hai vai trò là một người mẹ và một người nghệ sĩ khi tham gia Chị Đẹp Đạp Gió.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.