Tinh giản biên chế phải đúng đối tượng
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, thời gian qua, các Bộ, Ngành, địa phương đã thực hiện công tác tinh giản biên chế.
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại xã Nam Điền, huyện Thạch Hà. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Để thực hiện công tác tinh giản biên chế đúng đối tượng, Bộ Nội vụ vừa có Công văn gửi các Bộ, Ngành và địa phương về việc tinh giản biên chế. Trong thời gian qua, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương để kiểm tra theo quy định. Qua kiểm tra kết quả thực hiện tinh giản biên chế, có một số Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tinh giản biên chế chưa đúng đối tượng nên Bộ Nội vụ đã phải yêu cầu báo cáo, giải trình và đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế đối với một số trường hợp.
Cụ thể là không tinh giản biên chế đối với người chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã; công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế; công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ đề nghị giải quyết tinh giản biên chế nhưng vẫn được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định; chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị,…
Do vậy, để tránh trường hợp phải khắc phục việc giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần phải thực hiện tinh giản biên chế đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ, chính sách tinh giản biên chế và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thông tin việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã
Ngày 5-11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã giải trình thêm về vấn đề sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; cơ cấu lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông tin nhiều nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế - Ảnh: P.THẮNG
Trước đó, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) và một số đại biểu đặt câu hỏi liên quan tới việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Giải trình, Phó thủ tướng cho hay đây là nhiệm vụ, chủ trương lớn quan trọng thực hiện theo các nghị quyết của trung ương, Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo bộ ngành và địa phương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo các nhiệm vụ đề ra. Báo cáo của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện đạt được kết quả bước đầu khi giảm 8 huyện, 561 xã, góp phần tinh gọn tổ chức, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước.
Tuy vậy, khó khăn vướng mắc được chỉ ra như chế độ chính sách với cán bộ dôi dư còn lúng túng, trụ sở chưa được bố trí, sử dụng hiệu quả, chính sách đặc thù với đơn vị hành chính mới thành lập còn bất cập. Theo ông Minh, những bất cập trên có những nguyên nhân khách quan, chủ quan và cũng có những nguyên nhân chưa được làm rõ.
Vì vậy tới đây Chính phủ sẽ trình, xin ý kiến các cấp có thẩm quyền về đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, hoàn thiện quy định chế độ chính sách của các đơn vị hành chính, nhất là với vấn đề cán bộ dôi dư để tháo gỡ vướng mắc. Trường hợp cần có chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Chính phủ sẽ khẩn trương nghiên cứu trình Quốc hội xem xét.
Đối với vấn đề liên quan tới sắp xếp tổ chức bộ máy các bộ ngành, Chính phủ xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và đã triển khai với quyết tâm cao, tinh thần quyết liệt, bám sát chủ trương của Đảng.
Theo đó, Thủ tướng đã thành lập Ban chỉ đạo đổi mới và sắp xếp bộ máy, chỉ đạo các bộ ngành tập trung rà soát chức năng nhiệm vụ, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp, một vấn đề một bộ làm có sự phối hợp với các bộ khác, kiện toàn bộ máy đảm bảo hết sức tinh gọn.
Kiên quyết sắp xếp lại tổ chức không đáp ứng đủ điều kiện tiêu chí, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm đơn vị sự nghiệp công trong bộ ngành trung ương. Chính phủ quán triệt các bộ tăng cường trao đổi chặt chẽ với cơ quan thẩm định, cơ quan liên quan, tạo sự đồng thuận.
Đến nay Chính phủ đã ban hành 15 nghị định và còn 11 bộ ngành liên quan, sẽ được tiếp tục ban hành thời gian tới. Dự kiến với việc cơ cấu bộ ngành, sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ sau khi rà soát lại.
Phó thủ tướng nhấn mạnh sau khi kiện toàn cơ cấu, đảm bảo tinh gọn nhưng các bộ ngành phải thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước thông suốt, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp có thẩm quyền, đảm bảo thống nhất trong các cơ quan tổ chức và bộ máy mới.
Về tinh giản biên chế, Phó thủ tướng cũng khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng nhằm góp phần đổi mới công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ, tiết kiệm chi ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành triển khai việc tinh giản biên chế theo đúng lộ trình, mục tiêu đặt ra.
Đến năm 2021 đã giảm 27.530 biên chế công chức, đạt trên 10,01%, giảm 236.366 biên chế viên chức, đạt 11,67%. Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng nhìn nhận việc tinh giản biên chế còn nhiều vấn đề, mang tính cơ học, cào bằng, chưa thực sự gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ.
Vì vậy Chính phủ tiếp tục tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo các bộ ngành địa phương tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức tinh gọn, sắp xếp bộ máy hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư
Quảng Nam: Khắc phục sự cố sạt lở cầu Suối Mơ do mưa lớn Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới từ bão số 5 suy yếu, từ 19 giờ ngày 14/10 đến 5 giờ ngày 15/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa to, đến rất to, làm hư hỏng nhiều công trình Nhà nước và nhân dân trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp Quản lý và sửa...