Tình già sắt son hơn nửa thế kỉ của Tổng thống Ấn Độ
Tổng thống Ấn Độ, ông Pranab Mukherjee và người bạn đời, bà Suvra Mukherjee đã trải qua 58 năm hôn nhân êm đẹp. Chẳng những là người chồng tốt, ông còn là người cha được con cái vô cùng ngưỡng mộ.
Tổng thống Ấn Độ, ông Pranab Mukherjee – Ảnh: AFP
Tổng thống Ấn Độ, ông Pranab Mukherjee, sinh năm 1938 tại Tây Bengal, miền đông Ấn Độ hiện là tổng thống thứ 13 của quốc gia đông dân thứ nhì thế giới. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị vào năm 1969 với Đảng Quốc Đại Ấn Độ dưới thời của nữ thủ tướng Indira Gandhi và được xem là trợ thủ đắc lực của bà.
Vào năm 1957, ông kết hôn với bà Suvra Mukherjee. Cặp đôi có hai con trai và một con gái. Cuộc hôn nhân của vợ chồng tổng thống đã trải qua hơn nửa thế kỉ và họ vẫn hạnh phúc, yêu thương nhau như thuở ban đầu. Hơn nữa, với kiến thức uyên bác và một nhân cách cao đẹp, ông Pranab còn trở thành một thần tượng vĩ đại trong lòng 3 người con.
Tổng thống Pranab Mukherjee và vợ, bà Suvra Mukherjee năm 1987 – Ảnh chụp màn hình
Món quà nào hơn “tình yêu”
Bà Suvra Mukherjee là một người phụ nữ của gia đình khá kín tiếng và không tham gia vào công việc của chồng trên chính trường. Nhưng vào ngày ông Pranab thắng cử tổng thống năm 2012, bà đồng ý trải lòng trước giới truyền thông trong cuộc phỏng vấn với tờ Time of India.
Tại buổi trò chuyện, bà hạnh phúc và tự hào chia sẻ trong suốt nửa thế kỉ qua, cuộc hôn nhân của vợ chồng bà không hề gặp sóng gió. “Chúng tôi chưa bao giờ cãi nhau”, bà cho biết.
Cặp đôi trong ngày nhậm chức Tổng thống của ông Pranab Mukherjee – Ảnh chụp màn hình trang PTI
Bà Suvra còn gây nhiều bất ngờ hơn khi có những quan niệm sâu sắc về tình yêu với ngài tổng thống.
Khi được hỏi: “Hôm nay ông Mukherjee đã trở thành người Bengal đầu tiên thắng chức tổng thống, bà có chúc mừng cho ông ấy chưa?”.
Đệ nhất Phu nhân Suvra dịu dàng trả lời: “Tôi không chúc mừng anh ấy. Tình yêu của chúng tôi không thể hiện nhiều qua hành động và những cảm xúc thái quá. Tất cả tình cảm ở trong tâm trí và con tim. Ở tuổi này, có thể nói tình yêu của chúng tôi là hoàn toàn một lòng một dạ với nhau”
Tiếp đến, khi được hỏi bà có món quà đặc biệt cho chồng trong ngày trọng đại này không, bà Suvra nhỏ nhẹ nói, còn món quà nào hơn “tình yêu”.
Video đang HOT
Bà Suvra Mukherjee trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi trên truyền hình – Ành chụp màn hình
Bà Suvra cũng cho biết cách ông Pranab thể hiện tình yêu rất đặc biệt. Mỗi buổi sáng thức dậy, trước khi rời khỏi phòng, ông đều đến bên, đặt tay vào trán bà và bắt đầu đọc kinh cầu nguyện an lành. Ông Pranab làm như vậy mỗi ngày trong suốt 58 năm chung sống và kể cả trước buổi nhậm chức tổng thống, ông cũng không quên cầu nguyện cho bà.
Bà Suvra yêu thích việc nấu các món ăn cho chồng mỗi ngày, đặc biệt là các món của vùng Bengal vì ngài tổng thống rất thích những món ăn của quê hương.
Tổng thống Pranab Mukherjee và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – Ảnh: AFP
Trong cuốn sách về cuộc đời của Tổng thống Pranab Mukherjee có tựa đề “His Excellency President of India Pranab Mukherjee” của tác giả Sudarshan Bhatia, đã tiết lộ rằng cuộc hôn nhân của ông Pranab đến từ tình yêu và sự tự nguyện mà không qua bất cứ hình thức mai mối nào. Điều này rất đặc biệt vì trong xã hội Ấn Đô thời đó, đa phần những cuộc hôn nhân đều phải thông qua trung gian.
Bà Suvra cho biết chồng bà là con người của công việc – Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên, phu nhân Suvra cho biết chồng bà là con người của công việc với 18 giờ làm việc mỗi ngày. Hơn nữa, ông Pranab cũng cực kì “nghiện” sách. Ngoài thời gian cho công việc, ông đều chìm sâu vào thế giới sách của mình.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NDTV năm 2009, ngài tổng thống cũng thú nhận rằng công việc chính trường đã khiến ông chưa làm tròn trách nhiệm một người chồng và người cha, nhất là chưa quan tâm nhiều đến tình hình sức khỏe của bà Suvra.
Thần tượng của các con
Ông Abhijit Mukherjee, con trai của tổng thống Pranab và phu nhân Suvra – Ảnh chụp màn hình
Ông Abhijit Mukherjee, con trai của Tổng thống Pranab và phu nhân Suvra, tiếp nối con đường của cha, cũng là một chính trị gia, đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri vùng Tây Bengal.
Ông Abhijit rất ngưỡng mộ thói quen đọc sách hằng ngày của cha mình. Ông cho biết dù lịch trình bận rộn và làm việc đến tận khuya nhưng “một ngày không thể kết thúc nếu ông Pranab chưa đọc sách”.
Tổng thống Pranab là một người “nghiện” sách – Ảnh: Reuters
Ông Pranab có một kho sách khổng lồ, bao gồm rất nhiều sách đông tây kim cổ của nhiều tác giả trên thế giới và ông cực kì yêu quý những quyển sách, con trai tổng thống cho biết.
Tuy nhiên, điều mà những người con của Tổng thống Pranab thần tượng về ông là cách dạy dỗ và ứng xử với các con. Ông Abhijit cho biết cha mình không bao giờ áp đặt quan điểm lên con cái. “Cha luôn để chúng tôi tự quyết định trong mọi lựa chọn, dù tốt hay xấu. Ông muốn chúng tôi trưởng thành và tự lập mà không bị ràng buộc bởi sự kì vọng của đấng sinh thành”, theo India Today.
Cô Sharmistha Mukherjee, người con gái duy nhất của vợ chồng tổng thống Ấn Độ – Ảnh chụp màn hình
Người con gái của ông Pranab, cô Sharmistha Mukherjee cũng tham gia vào chính trường trong cuộc chạy đua vào Quốc hội tháng 8.2014. Như anh trai của mình, cô cũng cho biết: “Cha luôn để cho tôi được trở thành con người mà tôi mong muốn”. Mặc dù trước đây cô Sharmistha là một vũ công và không quan tâm đến chính trị nhưng giờ đây cô nghĩ mình phải cống hiến cho xã hội, theo tờ Economic Times.
Cô Sharmistha xem cha mình là thần tượng – Ảnh chụp màn hình
Tổng thống Pranab có quá khứ nhọc nhằn và khó khăn nhưng cuộc đời ông là một hành trình vượt qua những trở ngại đó. Cô Sharmistha chia sẻ trên India Today trong một bài viết về cha mình, bài học quý giá nhất cha dành cho tôi là cách để vượt qua những rào cản của bản thân. Ông không bao giờ nuông chiều hay trực tiếp giúp đỡ con cái nhưng tôi biết ông luôn dõi theo con đường của anh em tôi.
“Cảm ơn Cha vì những gì cha đã làm và để cho con được là chính mình. Cảm ơn cha rất nhiều”, cô Sharmistha gửi lời nhắn chân thành đến tổng thống Pranab ở cuối bài viết.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Bi kịch làng "triệu phú"
Nhìn những ngôi nhà khang trang to đẹp, nằm ngay sát con đường thiên lý Bắc - Nam, ít ai biết rằng những người dân bỗng nhiên trở thành "triệu phú" ở đây đang ngơ ngác trước viễn cảnh không việc làm.
Khi siêu dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu từ xây dựng ở Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), hầu hết người dân ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia phải chuyển đến vùng đất mới. Nhiều gia đình bỗng nhiên giàu sụ, trở thành tỉ phú, triệu phú trong nháy mắt. Nhưng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang, cư dân làng "triệu phú" đang "run rẩy" trước vẻ ngoài hào nhoáng của mình.
Đua nhau xây nhà, sắm xe
Dự án về, gia đình trưởng thôn Lê Ánh Hồng, thôn Trung Yến, xã Hải Yến đã phải từ bỏ quê hương, mồ mả ông cha và hơn 1 mẫu ruộng và đất thổ cư. Đổi lại gia đình ông được nhà nước đền bù được gần 2 tỷ đồng. Sau khi chuyển lên vùng đất tái định cư, gia đình đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để cất một ngôi nhà 2 tầng khang trang lộng lẫy.
Cũng theo ông Hồng thì gia đình ông là một trong những hộ tiên phong lên vùng đất mới để sinh sống, rồi lần lượt 179 hộ dân trong thôn cũng chuyển lên định cư để nhường đất cho dự án trọng điểm. Và một chiến dịch "đua nhau" xây nhà mọc lên ầm ầm, ở khu TĐC này, hiếm thấy có một ngôi nhà cấp 4 nào, chí ít cũng nhà mái bằng, còn đại trà là nhà 2, 3 tầng và biệt thự. Không chỉ xây nhà, nhiều gia đình còn thi nhau mua tivi, xe máy, tủ lạnh toàn đồ "xịn", thậm chí có nhà còn sắm cả ô tô con chạy vi vu. Chỉ trong một thời gian ngắn (từ năm 2010 đến nay), khu TĐC Nguyên Bình nhìn chẳng khác nào một đô thị đang trên đà phát triển.
Khu TĐC Nguyên Bình huyện Tĩnh Gia chỉ hào nhoáng vẻ bên ngoài
Ông Lê Quang Sáng, thôn Trung Yến cho biết, khi chuyển lên gia đình ông đã phải nhường lại 3 sao ruộng quanh năm xanh mướt lúa, lạc, khoai. Với số vốn khoảng 1 tỷ đồng tiền đền bù, lại có 2 con nhỏ đang còn ăn học nên vợ chồng ông chỉ dám xây cho mình một ngôi nhà bằng với tổng số tiềng khoảng 500 triệu đồng, số còn lại sắm sửa đồ đạc giản đơn và gửi ngân hàng để phòng lúc ốm đau hoạn nạn.
Theo ông Sáng thị ở vùng TĐC này có khoảng 50% hộ dân xây xong nhà là hết tiền, bởi nhà nhiều được đền bù dăm bảy tỷ, nhưng lại đông con, nhà ít thì được vài trăm triệu, nhưng nhà nào cũng muốn xây nhà cho thật oách, thật to. "Viễn cảnh tái nghèo ở vùng đất này tôi thấy không còn xa nữa đâu" - ông Sáng lo lắng.
Bán dần đồ đạc để chạy ăn
Lúc mới lên thì thi nhau xây nhà, sắm sang nhà cửa thật hào nhoáng. Nhưng rồi "miệng ăn núi lở", rất nhiều người dân ở vùng TĐC Nguyên Bình đang đứng trước viễn cảnh tái nghèo, đói khi mà việc làm chẳng có, tiền cũng chẳng kiếm ra, họ đang phải sống bằng những đồng lại ít ỏi tử tiền đến bù gửi ngân hàng. Thậm chí, có nhiều nhà khi mới chuyển lên vùng TĐC đã trót xây nhà, mua sắm hết nên giờ đành phải bán dần tải sản trong nhà để tiêu.
Ông Hà Văn K. buồn rầu cho biết, rất nhiều hộ nơi đây đã phải bán bàn ghế, xe máy, kệ tủ... để lấy tiền sinh sống. "Năm 2010, khi mới lên đây, ngày Tết nhà nào cũng sắm mai, đào rất to, nhạc đinh tai nhức óc, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây chẳng còn nhà nào dám chơi sang như thế nữa. Nhà đứa cháu tôi lúc lên đây cũng oai oách, sắm sang chẳng thiếu thứ gì, rồi 5 khẩu trong độ ăn việc làm không có, mới sau Tết vừa rồi được ít hôm vợ chồng nó phải bán nốt bộ bàn ghế để lấy tiền nuôi miệng" - ông K. nói.
Ông Sáng lo lắng về nơi ở mới không công ăn việc làm
Ông Vũ Phấn, Bí thư chi bộ thôn Trung Yến lo lắng, nhìn bên ngoài thì hào nhoáng vậy thôi, nhưng bên trong thì chẳng có gì đâu. "Hiện trong thôn có rất nhiều người chưa đóng tiền đất cho nhà nước, nhưng có lẽ con số không còn khả năng đóng là rất cao, vì họ tiêu hết sạch tiền rồi còn gì" - ông Phấn cho hay.
Cũng theo ông Phấn thì khi tất cả xã Hải Yên chuyển lên đây thì toàn xã có khoảng 3000 lao động trong độ tuổi lao động sẽ ngồi chơi xơi nước, nếu có việc làm chỉ là những công việc tạm thời mà thôi.
Ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia, cho biết giải pháp trước mắt để tháo khó khăn cho bà con khu TĐC Nguyên Bình là đề nghị Công ty giày đóng trên địa bàn thu nhận lao động tại đây và tăng độ tuổi tuyển dụng để tạo điều kiện cho bà con, đặc biệt là những thanh niên không có công ăn việc làm.
Bình Minh
Theo Dantri
Tang thương những ngày đầu năm nơi xóm chài ven biển Những ngày đầu năm mới 2015, vùng quê nghèo huyện Tĩnh Gia nhận hung tin: 3 người đi biển tử vong vì ăn ốc lạ. Hôm nay 6/1, thi thể ba nạn nhân đã được đưa về địa phương an táng. Ngày 6/1, các nạn nhân Nguyễn Văn Tình (SN 1993), Trần Văn Dương (SN 1987, cùng trú xã Hải Ninh) và Trần...