Tỉnh duy nhất ở Việt Nam được đặt tên theo một dân tộc: Lớn thứ 2 cả nước, có nhiều ‘kho báu’ quý
Ở Việt Nam, chỉ có tỉnh này được đặt tên theo một trong 54 dân tộc đang sinh sống ở nước ta.
Tỉnh này có diện tích lớn thứ hai cả nước và lớn nhất khu vực Tây Nguyên.
Nằm ở khu vực miền núi phía Bắc của Tây Nguyên, Gia Lai chính là tỉnh đứng nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng này. Xét trên quy mô toàn quốc, Gia Lai có diện tích lớn thứ hai, chỉ sau Nghệ An, đứng thứ 18 về dân số (số liệu tính đến năm 2023).
Biển Hồ T’Nưng Pleiku. Ảnh: Internet
Cái tên Gia Lai xuất phát từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc thiểu số trong tỉnh. Ngày nay, người Ê đê, Ba Na, Lào, Thái Lan và Campuchia vẫn dùng cách gọi này để gọi Gia Lai.
Ngày 12/8/1991, tỉnh Gia Lai – Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh lỵ của Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Nơi đây có đến 34 dân tộc anh em cùng sinh sống (số liệu tính đến tháng 4/2019). Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 53,77%. Người Kinh ở Gia Lai chủ yếu tập trung ở thành phố Pleiku.
Núi lửa Chư Đăng Ya ở Pleiku nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN
Sân bay Pleiku. Ảnh: Internet
Cái tên Pleiku cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Lần đầu tiên nó được nhắc đến là vào năm 1905, trong một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương với cách viết Plei-Kou-Der. Có nguồn tin cho rằng “Plei” là biến thể của “Plơi”, mang nghĩa là “làng”. “Kou” hay “Kơdưr” mang nghĩa là “hướng Bắc” và “trên cao”. Những đặc điểm đó đều phù hợp với vị trí địa lý của Pleiku bởi thành phố này nằm ở phía Bắc nơi người Gia Rai sinh sống trước đây, có địa hình cao hơn các khu vực khác.
Video đang HOT
Hàng thông trăm tuổi. Ảnh: Bùi Văn Hải
Cỏ hồng Gia Lai vào mùa. Ảnh: TNR
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày hơn 4.000m, thuộc Địa khối Kon Tum. Tỉnh này gần như nằm hoàn toàn ở phía đông dãy Trường Sơn, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Điều kiện thời tiết của Gia Lai giúp tỉnh phù hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày, kết hợp với nông lâm nghiệp.
Thác K50. Ảnh: Anh Chiêm
Khung cảnh quanh thác K50 tạo ra nhiều góc ảnh đẹp. Ảnh: Anh Chiêm
Đặc biệt, Gia Lai có đến 27 loại đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản dồi dào là tiềm năng cực lớn của Gia Lai, có thể kể đến như vàng, bô xít, đá quý…
Chàng trai Nghệ An đi xe máy xuyên 3 nước Đông Dương
Mang hoài bão được một lần rong ruổi trên chiếc xe máy đi khắp Việt Nam, Nguyễn Quang Tuyến mạnh dạn từ bỏ công việc ổn định để vi vu qua nhiều tỉnh thành của đất nước.
Sau đó, anh chàng còn ngao du qua cả Lào và Campuchia. Hành trình dài hơn 11 nghìn cây số đã cho phép anh được sống trọn những giây phút rực rỡ nhất của tuổi trẻ.
Trước khi có chuyến đi xuyên 3 nước Đông Dương, Tuyến cho biết, anh chỉ có kinh nghiệm 2 lần chạy xe từ TP.HCM đi Vũng Tàu, và 1 lần du lịch Campuchia. Tuyệt nhiên chưa hề có tiền lệ chạy một mạch bằng xe máy từ Việt Nam sang Campuchia và Lào. Do đó, Tuyến luôn ấp ủ cho bản thân một chuyến đi như thế, khi anh vẫn còn trẻ, đầy đủ sức khỏe và điều kiện tài chính.
Anh khao khát được nhìn ngắm, chiêm nghiệm về cuộc sống, phong tục tập quán, ẩm thực và cảnh đẹp khắp ba miền Tổ quốc, và cũng tò mò muốn biết nước bạn láng giềng trông như thế nào. Bên cạnh đó, anh chàng cũng hy vọng, qua chuyến đi này sẽ biết được nhiều hơn về nội tại bản thân, rằng khả năng xoay xở trước những thách thức của mình sẽ ra sao khi bước ra khỏi vùng an toàn.
Ban đầu, Tuyến dự tính thực hiện chuyến đi vào năm 2020, nhưng khi ấy đại dịch bùng phát khiến anh phải trì hoãn chuyến đi. Mãi đến tận mùa hè năm 2022, khi Covid-19 đã được Chính phủ Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực kiểm soát tốt và nới lỏng các quy định nhập cảnh, anh mới chính thức cho xe lăn bánh vào ngày 17/6, bắt đầu chinh phục chuyến độc hành vạn dặm lý thú của cuộc đời mình.
Cung đường đi của Tuyến bắt đầu từ quê nhà ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An) hướng lên Đông Bắc, qua Tây Bắc, rồi vòng xuống đường ven biển miền Trung để tới Cà Mau. Từ đây, anh qua Campuchia, sau đó trở về TP.HCM để lên Tây Nguyên và qua Lào trước khi trở về nhà, kết thúc chuyến đi dài 11.359 km vào ngày 28/9.
Cung đường dài 11.359 km được Nguyễn Quang Tuyến chinh phục bằng xe máy.
Tuyến chia sẻ, chuyến đi đã mang đến cho anh nhiều điều hay ho khi bản thân được trải nghiệm các kiểu thời tiết khác nhau ở mỗi vùng miền, như cái nóng gay gắt của ngày hè miền Trung, cái lạnh của phố núi Tây Nguyên Đà Lạt, những cơn mưa rả rích bất chợt của miền Nam và cả sự hung hiểm của cơn bão số 5 mang đến. Song song đó, là việc thử sức bền tay lái khi băng qua các địa hình như đồi núi, đường ven biển, đường đồng bằng. Có nhiều lúc, anh phải vượt qua những đoạn đường xấu, đầy ổ gà, hoặc phải xoay xở, tìm cách đi qua những đoạn bị sạt lở trên chiếc Sirius FI 2015 của mình.
Cứ thế, anh đã đi qua 45/63 tỉnh thành của đất nước, 10/17 tỉnh ở Lào và 5/25 tỉnh tại Campuchia. Qua mỗi điểm đến trên hành trình, Tuyến đã được dịp chiêm ngắm nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như sông Nho Quế, thác Bản Giốc, Mũi Điện.... Anh chàng còn chinh phục các con đèo "khó nhằn" như đèo Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin... Riêng tại các nước bạn, anh cho biết, bản thân rất ấn tượng với The Rock Viewpoint ở Lào.
"Tôi có chút tiếc nuối khi chưa chinh phục được một số điểm đến như cực Đông ở Khánh Hòa, đảo Phú Quốc và Luông Pha Băng (Lào)", anh Tuyến bộc bạch.
Chàng trai Nghệ An "check-in" tại các cảnh đẹp trên đường đi.
Tham quan The Rock Viewpoint ở Lào.
Bên cạnh việc thăm thú cảnh đẹp, chuyến đi cũng cho phép Tuyến thưởng thức loạt món ngon, đặc sản khắp các vùng miền. Anh đặc biệt yêu thích ẩm thực vùng cố đô Huế và các loại trái cây tươi ngon ở Nam Bộ.
Chuyến đi xa nhà nào cũng sẽ có lúc gặp khó khăn. Mặc dù đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng trước chuyến đi, như bảo dưỡng "chiến mã" (tốn khoảng 2,6 triệu đồng), rèn thể lực bằng cách đi bộ, tập gym... nhưng anh vẫn gặp một số khó khăn như đôi lúc bị đuối sức, khó di chuyển khi trời mưa...
"Vì chuyến đi dài nên tôi gặp khá nhiều sự cố dọc đường như thủng lốp xe 4 lần, quên hộ chiếu ở cửa khẩu Xa Mát, xe bị kẹt tại cửa khẩu Nậm Cắn,...", anh nhớ lại.
Để tiết kiệm chi phí, suốt hành trình dài, Tuyến thường chọn phòng nghỉ theo dạng ở ghép với du khách nước ngoài, với giá tiền từ 50.000-150.000 đồng/đêm. Nếu không đặt được phòng ghép, anh sẽ nghỉ ở phòng riêng với chi phí khoảng 200.000-300.000 đồng/đêm. Bản thân anh cũng thường chọn dùng các ứng dụng đặt phòng như Booking hay Agoda để có mức giá tốt nhất. Tổng ngân sách cho toàn bộ chuyến đi dài 103 ngày của anh gần 85 triệu đồng, bao gồm tiền bảo dưỡng xe, tiền xăng, ăn uống, vé tham quan, nghỉ ngơi...
Những người bạn anh tình cờ gặp được trên chuyến đi.
Chia sẻ sau chuyến đi, chàng trai Nghệ An cho biết, thời gian tới nếu vẫn chưa lập gia đình, anh dự tính sẽ tiếp tục thực hiện chuyến đi bằng xe buýt kết hợp với máy bay để khám phá tất cả các nước Đông Nam Á.
Ai rồi cũng chỉ có một lần tuổi trẻ, hãy cứ sống hết mình theo lý lẽ của riêng ta. Và chuyến độc hành của Nguyễn Quang Tuyến tin chắc sẽ tiếp thêm tự tin cho nhiều bạn trẻ Việt Nam để bước ra khỏi vùng an toàn và khám phá thế giới.
Du khách nước ngoài ngạc nhiên trước cảnh chèo thuyền bằng chân và bánh kẹo được bán trên sông ở Ninh Bình Đến thăm Việt Nam, nhiều du khách nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên trước những điều chỉ nước ta mới có. Vốn là một trong những địa điểm tại Việt Nam sở hữu vẻ đẹp như chốn tiên cảnh, Ninh Bình luôn thu hút đông đảo du khách cả trong và ngoài nước ghé thăm mỗi năm. Đến đây, du khách có...