Tình dục là hành vi của con người, sao “né” nói đến sức khỏe tình dục?
Trong hầu hết các văn bản hiện nay đều né nhắc đến “ sức khỏe tình dục”, trong khi tình dục là một hoạt động bình thường của con người, ảnh hưởng đến chất lượng dân số
Pháp lệnh Dân số năm 2003 được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực vào tháng 5/2003. Tuy nhiên, sau hơn 12 năm thực hiện, pháp lệnh đã bộc lộ những hạn chế, trong đó nhiều quy định của pháp lệnh dân số còn nặng tính nguyên tắc, chung chung, thiếu cụ thể, không có chế tài xử lý và tính khả thi không cao, thiếu quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các cặp vợ chồng, cá nhân, gia đình trong việc thực hiện các mục tiêu dân số….
Dự thảo Luật Dân số lần đầu tiên được Bộ Y tế đề xuất nhằm giải quyết những hạn chế, tồn tại và đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn công tác dân số góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo cơ sở hành lang pháp lý cho việc thực hiện và quản lý dân số.
GS Nguyễn Thị Hoài Đức
Quan tâm đến dự thảo Luật Dân số, GS Nguyễn Thị Hoài Đức, Viện sức khỏe sinh sản gia đình cho rằng, bà đã nghiên cứ rất kỹ dự thảo Luật Dân số và thấy rằng văn phong của dự thảo không đúng với văn phong của một văn bản luật pháp, văn phong khoa học.
Tại sao trong văn bản lại phải né chữ “tình dục”?
Video đang HOT
GS Hoài Đức cho rằng, văn bản chỉ nói đến sức khỏe sinh sản nhưng không bao giờ nhắc đến “sức khỏe tình dục”. Không chỉ trong dự thảo Luật dân số “ngại” nhắc đến cụm từ này mà trong tất cả các văn bản, trong văn kiện và ở mọi nơi, người ta gần như không bao giờ nhắc đến cụm từ này.
“Tình dục là gì? Tại sao bộ phận tiêu hóa thì phải ăn rất nhiều thứ, bộ phận hô hấp phải sống, phải hít thở, bộ phận tiết niệu phải bài tiết…. Tại sao bộ phận sinh dục lại không làm chức năng tình dục? Đó là một chức năng, một hành vi của bản năng con người được thực hiện từ đời nguyên thủy. Từ khi có loài người, có giống đực, giống cái đã có tình dục, thế thì tại sao chúng ta lại phải né tránh chữ “tình dục”?”- GS Hoài Đức nói.
Theo GS Hoài Đức, trong dự thảo Luật Dân số nhất thiết phải nói đến vấn đề sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho tất cả mọi người từ tuổi dậy thì trở lên. Phải quy định một cách rõ ràng, có trách nhiệm vì đây là một hoạt động bình thường của tất cả mọi người. Chính sức khỏe tình dục ảnh hưởng đến chất lượng dân số bởi liên quan đến đó là HIV, là bệnh lan tuyền qua đường tình dục, là khuyết tật và nhiều vấn đề khác…
Mọi người có quyền được tiếp cận kiến thức về tình dục an toàn
GS Hoài Đức cũng trăn trở về tình trạng phá thai hiện nay, nhất là tình trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên tăng lên từng ngày. “Có nhiều trẻ mới học lớp 6-7 đã đi phá thai. Phá thai ngoài giá thú cũng rất nhiều. Những trường hợp này họ đều không muốn chuyện này, nhưng họ thiếu hiểu biết. Ở các nước, trẻ em 15 tuổi trở lên luôn có bao cao su trong túi, trẻ em gái 15 tuổi biết dùng thuốc tránh thai khẩn cấp khi quan hệ tình dục”.
Theo GS Hoài Đức, nguyên nhân là do công tác tuyên truyền để mọi người hiểu được về vấn đề này. Một đứa trẻ mới lớn không bao giờ muốn có thai khi quan hệ tình dục, nhưng trẻ chưa được tiếp cận thông tin làm thế nào để tình dục an toàn, tránh việc có thai ngoài ý muốn. Nhiều gia đình phá thai ngoài ý muốn cũng vì họ chưa tiếp cận được với các dịch vụ, biện pháp tránh thai, ai cung cấp cho họ những kiến thức đó. “Lẽ ra họ phải có quyền được hưởng những thông tin đó sau tuổi dậy thì chứ không phải chỉ các cặp vợ chồng mới được có quyền đó như trong dự thảo. Phải giáo dục, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu được các biện pháp tránh thai và biết sử dụng các biện pháp tránh thai đúng cách và an toàn”.
GS Hoài Đức cho rằng, trong lĩnh vực dân số, chất lượng dân số là quan trọng nhất, trong đó phải bình đẳng giữa nam và nữ. Mà đạt được vấn đề này, phụ nữ và trẻ em gái có yếu tố quyết định nhiều nhất. “Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái chính là yếu tố quyết định chất lượng dân số của nước ta cũng như trên thế giới. Vì thế, đừng bao giờ bỏ quên chất lượng sinh sản, sức khỏe tình dục trong công tác dân số”./.
Minh Hòa- Thanh Hà
Theo_VOV
Phí và lệ phí nên theo hướng "ai hưởng người đó trả tiền"
Việc sửa đổi chính sách phí và lệ phí sẽ hướng đến thúc đẩy xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ, giảm bao cấp nhà nước và đảm bảo công bằng.
Sáng 10/9, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề "Một số vấn đề trong dự thảo Luật phí và lệ phí". Hội thảo nhằm đóng góp, bổ sung vào Dự thảo Luật phí và lệ phí dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sắp tới.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, tình trạng lạm thu phí đang tồn tại ở nhiều địa phương, các doanh nghiệp phải chịu nhiều khoản phí với tình trạng "phí chồng lên phí". Do đó, cần thiết phải nâng từ pháp lệnh phí, lệ phí lên Luật nhằm thể hiện tính pháp lý cao hơn, công khai, minh bạch hơn; đảm bảo sự đồng bộ của chính sách, pháp luật cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của dân cư.
Nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo Luật phí và lệ phí nên đi theo hướng "ai hưởng người đó trả tiền".
Dự thảo Luật phí, lệ phí đề xuất danh mục phí gồm 51 khoản: 36 khoản kế thừa, bổ sung thêm 15 khoản; danh mục lệ phí gồm 39 khoản kế thừa 30 khoản, bổ sung 9 khoản. Trong đó một số loại phí và lệ phí được loại bỏ là học phí, viện phí, phí qua đò, phí qua phà, phí dẫn đường, phí kiểm định phương tiện vận tải, phí đường bộ qua trạm thu BOT... Về số lượng, dự thảo luật mới đang được Quốc hội cho ý kiến và chuẩn bị thông qua giảm 22 khoản phí và 3 khoản lệ phí.
Đa số các đại biểu khẳng định sự cần thiết trong sửa đổi chính sách phí, lệ phí, việc chuyển đổi này hướng đến thúc đẩy xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ, giảm bao cấp nhà nước, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập theo hướng "ai hưởng người đó trả tiền". Bên cạnh đó, Dự thảo Luật phí và lệ phí sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý đầy đủ, khắc phục tình trạng tùy tiện, tự phát trong tổ chức thu phí, lệ phí...
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật phí và lệ phí, ông Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính cho rằng, nên bỏ khỏi danh mục khoản lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất vì đã có lệ phí trước bạ. Việc bỏ khoản lệ phí này sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp và dân cư.
Tuy nhiên, nên giữ lại học phí bậc học phổ thông trong danh mục phí. Điều này sẽ đảm bảo quyền được học hành của trẻ em, thúc đẩy phổ cập giáo dục phổ thông, đảm bảo an sinh xã hội; nên bổ sung lệ phí quản lý kinh doanh thay thế cho thuế môn bài để đảm bảo phản ánh đúng bản chất khoản thu.
"Pháp lệnh hiện nay cũng như trong Dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện thêm, đặc biệt là phải cân nhắc các danh mục phí, lệ phí cần phải tiếp tục rà soát, những khoảng nào trùng lặp thì phải loại bỏ bớt.
Quốc hội nên cụ thể hóa danh mục, quy định luôn chi tiết các khoản phí lệ phí, không nên quy định theo các loại phí, lệ phí còn lại sẽ quy định bởi Chính phủ và HĐND cấp Tỉnh, làm như vậy đảm bảo tính minh bạch, tránh tình trạng tùy tiện và lạm thu./.
Theo_VOV
Dừng công văn "ưu ái" cho Công ty vàng Bồng Miêu Sau gần 1 tháng ban hành văn bản cho phép xuất hóa đơn bán lẻ cho công ty đang nợ gần trăm tỉ đồng tiền thuế, đang bị cưỡng chế thuế và bị công an điều tra về việc bán khống vàng, Tổng cục Thuế vừa thông báo dừng thực hiện văn bản trên. Chiều 10-9, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam xác nhận...