Tỉnh Đồng Tháp cần chi viện để giải cứu bé trai Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông tử vong
Tỉnh Đồng Tháp thống nhất phương án nhổ cọc qua 11 bước để cứu hộ, giải cứu bé trai Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông tử vong, và đề nghị được chi viện thêm thiết bị cần thiết.
Thông tin mới nhất về diễn biến vụ giải cứu bé trai Hạo Nam ở Đồng Tháp rơi xuống trụ bê tông tử vong, ngày 7/1, UBND tỉnh Đồng Tháp có buổi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải về phương án nhổ ống trụ bê tông mà bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) rơi xuống tại dự án cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình.
Theo thông tin trên báo Vietnamnet, tại buổi làm việc, tỉnh Đồng Tháp thống nhất phương án nhổ cọc qua 11 bước để cứu hộ bé trai rơi xuống trụ bê tông tử vong. Theo đó, công đoạn nhổ cọc có thêm hai ống vách đường kính 2m và 1m đóng xuống bao bọc ống cọc bê tông. Bên cạnh đó, đất xung quanh lồng vách được làm mềm và hút ra ngoài.
Lực lượng cứu hộ đánh giá, phương án mới cứu hộ, giải cứu bé trai Hạo Nam đáp ứng được các yêu cầu về thời gian, an toàn và tận dụng được các thiết bị tại chỗ.
Cuộc giải cứu bé trai Hạo Nam ở Đồng Tháp rơi xuống trụ bê tông tử vong bước sang ngày thứ 8 nhưng chưa đạt kết quả như mong đợi.
Để kéo ống trụ bê tông lên được, đơn vị cứu hộ cần thêm một cẩu 80 tấn hoặc ít nhất 50 tấn bổ sung vào hiện trường. Tại hiện trường đang có hai cẩu 50 tấn và 35 tấn.
Trước đó, một cẩu trọng tải khoảng 120 tấn được đề nghị đưa vào hiện trường. Tuy nhiên, do hiện trường cứu hộ, giải cứu bé trai Hạo Nam nằm giữa cánh đồng, kênh nhỏ khiến tàu lớn không vào được nên phương án này khó khả thi.
Tính đến tối 7/1, cuộc cứu hộ, giải cứu bé trai Hạo Nam ở Đồng Tháp rơi trụ bê tông tử vong đã bước sang ngày thứ 8 nhưng chưa thể kết thúc, chưa đạt kết quả như mong đợi. Lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận, đưa thi thể bé Hạo Nam lên để lo hậu sự.
Video đang HOT
Lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực làm việc nhằm tìm ra phương án hiệu quả nhất để đưa trụ bê tông có thi thể nạn nhân bên trong lên trên mặt đất.
UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, lãnh đạo tỉnh và các ngành chuyên môn liên tục xuống hiện trường để nắm tình hình và chỉ đạo triển khai các công việc tiếp theo. Địa phương vẫn duy trì các lực lượng túc trực, an ninh, hậu cần để hỗ trợ tối đa cho lực lượng tại hiện trường cứu hộ, giải cứu bé trai Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông tử vong.
Trước đó, tối 6/1, sau khi đánh giá, thảo luận, các chuyên gia tại hiện trường đề xuất một số phương án đưa trụ bê tông có bé trai 10 tuổi ở Đồng Tháp bên trong lên mặt đất.
Theo đó, phương án cứu hộ, giải cứu bé trai Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông tử vong được các chuyên gia đồng thuận cao nhất là sử dụng kết hợp cọc ván thép và ống vách thép trong quá trình làm sạch đất xung quanh trụ bê tông.
Phương án này gồm: Cọc ván thép sẽ được đóng xung quanh trụ bê tông tạo thành một bộ khung 4,8m x 4,8m, đất xung quanh trụ được lấy lên bằng gàu xúc (tạm gọi là tầng 1).
Từ đáy tầng 1, dùng ống vách thép đường kính 1,6m đóng xuống đến khi đạt độ sâu của đáy trụ bê tông (tạm gọi là tầng 2) và sau đó đất xung quanh trụ được lấy lên bằng khoan guồng xoắn. Sau khi tiếp cận đáy trụ sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhấc trụ bê tông lên.
Lực lượng chức năng vẫn đang liên tục tham khảo ý kiến các chuyên gia để thay đổi các phương án nhằm có thể sớm đưa được trụ bê tông có thi thể bé trai Hạo Nam ở Đồng Tháp bên trong lên khỏi mặt đất.
Thông tin với báo chí, ông Đoàn Tấn Bửu – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – cho biết, lực lượng chức năng đã tính đến phương án cuối cùng để cứu hộ, giải cứu bé Hạo Nam là mở rộng miệng hố hàng chục mét để nhổ trụ bê tông lên. Việc này có thể sẽ phải lấp dòng kênh bên cạnh do phương án này đòi hỏi phải có mặt bằng rất lớn, ước tính khoảng 60m.
“Dù có khó khăn, tốn kém cỡ nào, chúng tôi cũng sẽ làm tới cùng chứ không phải khó khăn rồi bỏ cuộc”, ông Bửu nhấn mạnh.
Như Báo Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin, khoảng 11h30 ngày 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi để nhặt sắt. Không may, bé Nam rơi lọt xuống trụ bê tông rỗng ruột bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.
Theo cơ quan chức năng, việc giải cứu bé trai Hạo Nam 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông gặp khó khăn do miệng trụ bê tông quá nhỏ, chỉ 25cm, nhân viên cứu nạn không thể thả dây để leo xuống, đồng thời việc mở rộng hố mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho việc giải cứu nạn nhân.
Tối 4/1, sau hơn 4 ngày thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, lực lượng chức năng xác định nạn nhân là bé Thái Lý Hạo Nam đã tử vong.
Viện kiểm sát thông tin về vụ việc bé trai 10 tuổi mắc kẹt trụ bê tông
VKSND huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với các lực lượng chức năng nắm tình hình, tiến hành khám nghiệm hiện trường, ghi nhận tại hiện trường vụ cháu Thái Lý Hạo Nam rơi xuống lỗ cọc bê tông ly tâm.
Sáng 5/1/2023, đồng chí Nguyễn Chí Công, Viện trưởng VKSND huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã thông tin về vụ việc cháu Lý Hạo Nam (SN 2012, trú: xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) rơi xuống lỗ cọc bê tông ly tâm xảy ra tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình.
Lực lượng chức năng vẫn đang nổ lực cứu hộ cứu nạn cháu Hạo Nam.
Theo đồng chí Nguyễn Chí Công, ngày 31/12/2022, VKSND huyện Thanh Bình kiểm sát khám nghiệm hiện trường vụ việc tai nạn, xảy ra khoảng 11h30' ngày 31/12/2022, tại ấp 2, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Cụ thể, vào khoảng 11h30' ngày 31/12/2022, tại khu vực công trình mố cầu Rọc Sen thuộc ấp 2, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, các cháu gồm: N.T.N.H (SN 2011), T.V.L.M (SN 2011, là em chú bác ruột với cháu Nam), N.V.P (SN 2012), N.Đ.D (SN 2013), T.L.H.N (SN 2012) cùng thường trú ấp 2, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp rủ nhau vào khu vực công trình nêu trên để nhặt sắt vụn.
Do sơ ý, bất cẩn nên cháu Nam bị rơi xuống lỗ cọc bê tông ly tâm D500 (lỗ cọc đường kính 0,25m, độ sâu 35m), độ cao từ mặt đất xuống đầu cọc khoảng 1,5-2m, đường kính miệng lỗ mặt đất rộng khoảng 60cm, địa hình không bằng phẳng có dạng hình phễu, phía trên mỗi đầu cọc sau khi đóng đã được công trình lắp miệng lỗ cọc, riêng miệng lỗ cọc mà cháu Nam rơi xuống sau khi chờ thẩm định dự kiến sẽ lắp lại vào chiều ngày 31/12/2022.
Hiện trường vụ việc cháu Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông.
Sau khi xảy ra tai nạn, 4 cháu đi cùng nhìn thấy Nam rơi xuống lỗ cọc bê tông nên chạy đến Ban chỉ huy công trình gặp anh Đoàn Tuấn Em (SN 1989) để nhờ giúp đỡ đồng thời cả nhóm chạy về gọi ông Thái Văn Tấn Tài (SN 1983, là cha của cháu Nam) cùng đến phối hợp với công nhân tại công trình để cứu hộ đối với cháu Nam.
Trong thời gian đầu nghe tiếng Nam gọi vọng lên: "Cha ơi cứu con" nên anh Tài cùng nhóm công nhân thả dây xuống lỗ cọc bê tông để kéo cháu Nam lên được khoảng 1-2m thì cháu Nam buông tay, sau ít phút thì không nghe cháu Nam la nữa và cũng không nghe có động tĩnh gì phía dưới, do vậy họ đã báo sự việc đến Công an xã Phú Lợi và các ngành chức năng huyện Thanh Bình để hỗ trợ cứu hộ đối với cháu Nam, nhưng đến nay công tác cứu hộ chưa thực hiện được do địa hình khu vực nền đất yếu và cọc bê tông có độ dài khoảng 35m khó kéo lên.... nên công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Ngay sau đó, VKSND huyện Thanh Bình đã tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng nắm tình hình, tiến hành khám nghiệm hiện trường, ghi nhận tại hiện trường như sau: Xung quanh nơi thi công công trình có sử dụng dây giăng cảnh báo, có biển cảnh báo công trình đang thi công... Có camera giám sát, ghi nhận toàn cảnh 5 cháu đến công trình lượm sắt vụn, trong đó có camera ghi nhận hình ảnh cháu Thái Lý Hạo Nam rơi xuống lỗ cọc bê tông ly tâm. Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Bình đã tiến hành thu giữ dữ liệu điện tử là đoạn camera ghi lại hình ảnh thời điểm cháu Nam rơi xuống lỗ cọc bê tông ly tâm.
Sau khi sự việc xảy ra, các ngành chức năng có liên quan từ tỉnh, huyện, xã... tiến hành điều động các phương tiện kỹ thuật đến hiện trường để thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, nền đất yếu, cọc đóng ở độ sâu nên công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Các ngành chức năng đã điều các thiết bị chuyên dụng, kỹ thuật cao từ nơi khác đến để tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ.
Ngoài ra, được sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương; đặc biệt có sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh, Quân khu 9, thường trực huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Công an huyện Thanh Bình... đến hiện trường trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ. Mặt khác, lực lượng y tế túc trực tại hiện trường nhằm đảm bảo trang thiết bị y tế... nhằm cấp cứu nạn nhân kịp thời, nhanh chóng. Các lực lượng cứu nạn, cứu hộ làm việc liên tục ngày đêm không ngừng nghỉ từ khi xảy ra sự việc đến nay.
"Trường hợp khi rút được cọc bê tông nơi cháu Nam bị ngã lên trên mặt đất mà cháu Nam vẫn còn thở thì tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời. Trường hợp cháu Nam đã tử vong thì phối hợp khám nghiệm tử thi. Tiếp tục điều tra, xem vụ tai nạn nêu trên có dấu hiệu của tội phạm hình sự hay không", đồng chí Nguyễn Chí Công cho biết.
Được biết, công trình cầu kênh Rọc Sen thuộc gói thầu số 14 dự án xây dựng tuyến ĐT đoạn QL30 - ĐT845 do Sở giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư' Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải là đơn vị giám sát thi công xây dựng; Nhà thầu thi công là Liên doanh công ty cổ phần cầu phà thành phố Hồ Chí Minh - Công ty TNHH thương mại dịch vụ vân tải, xây dựng giao thông T&T (trụ sở tại TP HCM)./.
48 giờ giải cứu bé trai 10 tuổi lọt xuống trụ bê tông sâu 35m ở Đồng Tháp 48 giờ trôi qua, dù công tác cứu hộ diễn ra tích cực nhưng việc giải cứu bé trai 10 tuổi lọt xuống trụ bê tông sâu 35m ở Đồng Tháp vẫn chưa có kết quả. Khoảng 11h30 ngày 31/12, trong lúc cùng các bạn đi vào công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), bé Thái...