Tình đoàn kết của EU đứng trước phép thử về chia sẻ khí đốt

Theo dõi VGT trên

Tình đoàn kết về khí đốt của EU đang trở nên phức tạp do thiếu các thỏa thuận chia sẻ nhiên liệu.

Tình đoàn kết của EU đứng trước phép thử về chia sẻ khí đốt - Hình 1
Ảnh minh họa: Bloomberg

Theo hãng tin Reuters, Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã đạt được một thỏa thuận để đối phó với cuộc khủng hoảng khí đốt, nhưng để đạt được hiệu quả, các quốc gia thành viên cần thiết lập các hiệp ước song phương để chia sẻ khí đốt và hiện tại, hầu hết chưa có thỏa thuận như vậy.

Chỉ mới có vài thỏa thuận song phương, khiến hầu hết 27 quốc gia thành viên EU không có điều khoản chắc chắn về cách thức và thời điểm họ sẽ chia sẻ khí đốt khi nguồn cung bị hạn chế, hoặc khoản bồi thường tài chính mà họ sẽ cung cấp hay nhận được khi làm như vậy.

“Các thỏa thuận song phương thực sự là thách thức duy nhất vào thời điểm này nếu xay ra một cuộc khủng hoảng nguồn cung thực sự”, ông Christian Egenhofer, nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu, cho biết.

Ông Christian Egenhofer nói: “EU đã tính đến các công cụ pháp lý, bồi thường, tài chính nhưng cũng có những hạn chế về cơ sở hạ tầng”.

Lo ngại Nga có thể chặn hoàn toàn nguồn cung khí đốt, các nước EU tuần trước đã nhất trí hạn chế sử dụng khí đốt thêm 15% trong mùa Đông, để tích đầy kho dự trữ và sẵn sàng chia sẻ nhiên liệu trong cuộc khủng hoảng nguồn cung.

Dự luật mới của EU sẽ yêu cầu các quốc gia thành viên phải gửi khí đốt đến một quốc gia láng giềng nếu các hộ gia đình hoặc các dịch vụ thiết yếu ở nước đó thiếu khí đốt nghiêm trọng.

Để điều đó xảy ra, các chính phủ phải có các thỏa thuận song phương. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 6 quốc gia nằm trong phạm vi điều chỉnh của các hiệp định – bao gồm giữa Đức và Áo, Estonia và Latvia, Italy và Slovenia.

Quan chức phụ trách chính sách năng lượng của EU Kadri Simson đã phải kêu gọi các nước xem xét về các thỏa thuận song phương.

Video đang HOT

Các quan chức chính phủ châu Âu cũng cho biết một số quốc gia đang đàm phán các thỏa thuận song phương mới. Một thỏa thuận Đức-Séc sẽ được ký kết vào mùa Đông và Đức đang tiến hành các thỏa thuận khác với Ba Lan và Italy.

Italy và Pháp là những nước sử dụng khí đốt lớn nhất của EU sau cường quốc kinh tế Đức. Trong khi Italy chỉ có một thỏa thuận song phương về chia sẻ khí đốt khẩn cấp, Pháp không có. Bộ năng lượng Pháp cho biết ở giai đoạn này, Pháp không có bất kỳ thỏa thuận song phương nào. Một quan chức cấp cao của Italy cho biết nước này đang đàm phán thêm một thỏa thuận với Hy Lạp về khí đốt.

Những thỏa thuận sẽ thể hiện tình đoàn kết nhằm mục đích tránh phản ứng hoảng loạn nếu một cuộc khủng hoảng nguồn cung xảy ra, và giảm nguy cơ các quốc gia chỉ tăng tích trữ nhiên liệu trong khi từ chối giúp đỡ các nước láng giềng. Nhưng một số quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga – chẳng hạn như Hungary không giáp biển, đã phản đối.

Simone Tagliapietra, thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Bruegel, đề xuất EU nên thực hiện một kế hoạch bồi thường rộng rãi hơn, trong đó các nước trả tiền cho các nước thành viên khác để tiết kiệm và chia sẻ khí đốt.

Ông Simone Tagliapietra nói: “Nếu không có cơ chế bồi thường như vậy, sẽ khó đảm bảo sự đoàn kết”, lưu ý rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, nên là người đầu tiên đóng góp.

“Nếu không có các điều khoản vững chắc hơn về chia sẻ khí đốt, chúng ta có thể không thể hiện được sự đoàn kết, ít nhất về mặt lý thuyết”, ông Tagliapietra nhận định.

Ý tưởng về việc bồi thường có thể hấp dẫn các quốc gia như Hy Lạp và Tây Ban Nha, vốn ban đầu không ủng hộ việc Brussels yêu cầu sử dụng ít khí đốt hơn để giúp các quốc gia trong nhiều năm đã củng cố mối quan hệ năng lượng chặt chẽ hơn với Moskva.

Tây Ban Nha vốn không phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng sau khi các nước EU thông qua việc hạn chế khí đốt, Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera đã bày tỏ sẵn sàng tăng cường năng lực nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Tây Ban Nha vì lợi ích của tất cả mọi người.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cũng cam kết: “Như một phần của sự đoàn kết châu Âu, Berlin sẵn sàng đảm bảo khí đốt chảy sang các nước láng giềng như Áo và Séc”.

Đức cho đến nay là quốc gia tích cực nhất trong tìm kiếm các thỏa thuận đoàn kết với các nước láng giềng. Là nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất châu Âu, các đường ống của Đức là mạch dẫn khí đốt đến nhiều nước ở Trung và Đông Âu.

Tuy nhiên, một số nước dường như không muốn hợp tác. Hungary trong tháng này cho biết họ sẽ ngừng xuất khẩu nhiên liệu sang các nước khác. Ba Lan cho biết quyết định này đã bị đa số đủ điều kiện thực hiện sai và yêu cầu quyền phủ quyết hợp pháp.

Thỏa thuận tiết kiệm khí đốt của EU đã được tất cả 27 thành viên thông qua ngoại trừ Hungary, nước này ban đầu cũng phản đối các lệnh trừng phạt dầu mỏ của EU đối với Nga. Thỏa thuận đặt ra các biện pháp hạn chế tự nguyện đối với việc sử dụng khí đốt có thể bị ràng buộc trong một cuộc khủng hoảng nguồn cung.

Nhưng nó bao gồm một loạt các miễn trừ và một số nhà phân tích cho rằng điều này có nghĩa là, nếu Nga đóng cửa các dòng chảy, thì cần phải có các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn và chia sẻ giữa các quốc gia để đảm bảo nguồn cung.

Một nhà ngoại giao của EU cho biết việc giúp đỡ lẫn nhau là vì lợi ích của các nước, do một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc tình trạng thiếu khí đốt ở một quốc gia thành viên – đặc biệt là ở Đức – sẽ bùng phát và lan rộng ra toàn khối. Nhà ngoại giao này nói: “Nếu Berlin sụp đổ, các nước EU sẽ gục ngã cùng với nước Đức”.

Cam kết và thách thức

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh tới "sự đoàn kết và hợp tác" khi đánh giá về hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) được tổ chức tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.

Cam kết và thách thức - Hình 1
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Lâu đài Elmau, Đức, ngày 28/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Hàng loạt quyết định quan trọng liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine, vấn đề an ninh năng lượng và an ninh lương thực đã được thông qua tại hội nghị, chuyển tải 3 thông điệp chính: tiếp tục ủng hộ Ukraine và gia tăng sức ép đối với Nga; cùng hành động chung chống lại nạn đói trên thế giới và tiếp tục cam kết với các nhiệm vụ lâu dài như bảo vệ khí hậu, chuyển đổi năng lượng, an ninh lương thực.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2 và phương Tây áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn chưa từng có nhằm vào Moskva, thế giới đã bước sang một giai đoạn mới với rất nhiều thách thức mới, bên cạnh các thách thức đã tồn tại từ lâu nhưng chưa được giải quyết. Các quốc gia G7 dù có nền kinh tế và khoa học - công nghệ phát triển mạnh, cũng không tránh khỏi những thách thức đó.

Có thể kể tới giá cả hàng hóa tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là giá năng lượng và lương thực, kéo theo nguy cơ lạm phát và suy thoái; một loạt nước châu Âu phải ban hành các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với tình trạng thiếu năng lượng; nhiều chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian bị gián đoạn khiến quá trình sản xuất bị đình trệ; nhiều quốc gia kém phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu Phi, phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực và nguy cơ nạn đói bùng phát... Với tư cách là các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, G7 đứng trước áp lực phải tìm giải pháp cho vấn đề Ukraine cũng như những "cú sốc kinh tế" do cuộc khủng hoảng này trên gây ra toàn cầu.

Tại hội nghị, các lãnh đạo G7 đã đưa một loạt cam kết cho những vấn đề trên. Đối với cuộc xung đột tại Ukraine, G7 sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính và cung cấp vũ khí, sát cánh với Kiev "cho tới khi nào còn cần thiết". Song song với đó, G7 khẳng định sẽ hành động thống nhất để tăng sức ép và siết chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt Moskva, trong đó có kế hoạch giới hạn giá trần dầu mỏ xuất khẩu và áp đặt lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga.

Trong vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, các nước G7 cam kết cung cấp 5 tỷ USD, trong đó Mỹ đóng góp trên 50% để đảm bảo nguồn cung thực phẩm và dinh dưỡng. Về năng lượng, G7 cam kết nhanh chóng hành động để đảm bảo nguồn cung; thúc đẩy mở rộng năng lượng tái tạo; chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga; kiểm soát giá trần năng lượng để ổn định thị trường, giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng.

Về vấn đề khí hậu, các nhà lãnh đạo G7 nhấn mạnh "sự cấp bách của việc gia tăng hành động" để giảm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu khoảng 43% vào năm 2030, so với mức phát thải năm 2019. G7 nhất trí thành lập "Câu lạc bộ khí hậu" gồm các quốc gia tiên phong và sẵn sàng phối hợp, để đẩy nhanh các nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.

Đánh giá về những quyết sách của các nhà lãnh đạo G7, Giáo sư, Tiến sỹ Anna-Katharina Hornidge, Giám đốc Viện Phát triển và Bền vững Đức (IDOS) cho rằng hội nghị thượng đỉnh lần này là một bước tiến trên con đường giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu cùng lúc. Cam kết của G7 duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu 1,5 độ C và loại bỏ dần trợ cấp nhiên liệu hóa thạch là một đóng góp quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học. Giáo sư, Tiến sỹ Dennis J. Snower, Chủ tịch tổ chức Sáng kiến giải pháp toàn cầu (GSI) nhận định các nhà lãnh đạo G7 đang gửi đi một tín hiệu rõ ràng về sự đoàn kết và quyết tâm.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng điều quan trọng là cần phải cụ thể hóa những cam kết thành các hành động, và điều đó đang tạo không ít thách thức. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài cùng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu ở nhiều góc độ khác nhau. Không ít ý kiến cho rằng việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine chẳng khác gì "đổ thêm dầu vào lửa" chỉ càng thu hẹp cơ hội đàm phán, trong khi chiến dịch trừng phạt nhằm vào Nga góp phần khiến giá khí đốt và dầu mỏ ngày càng tăng, trong khi nguồn cung lúa mỳ và phân bón hạn hẹp.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã bày tỏ lo ngại về "tác dụng phụ" của các lệnh trừng phạt và cho rằng phải cần cố gắng không làm tổn thương đến chính các nước áp đặt lệnh trừng phạt và nhiều nước khác. Việc các nước G7 tái khẳng định sẽ tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có nhằm vào Nga làm dấy lên những lo lắng về một viễn cảnh thế giới ngày càng mệt mỏi bởi các lệnh trừng phạt khi cuộc xung đột vẫn còn kéo dài.

Các nước đang phát triển cũng cảnh báo tiếp tục trừng phạt Nga chỉ càng khiến giá ngũ cốc tăng quá nhanh, thúc đẩy khủng hoảng lương thực toàn cầu. Theo Liên minh châu Phi (AU), việc loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT đã cản trở các thanh toán quốc tế và làm chậm quá trình nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia châu Phi. Do ảnh hưởng của loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào các ngân hàng lớn của Nga, việc thanh toán tài chính liên quan đến phân bón bị đình trệ, làm giá phân bón tăng mạnh và gây ra khan hiếm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất.

Giáo sư, nhà kinh tế người Paraguay Victor Raul Benítez González làm việc tại Quỹ Getulio Vargas của Brazil nhận định kế hoạch của G7 áp mức giá trần đối với dầu mỏ nhập từ Nga sẽ làm tăng lạm phát và gây mất ổn định cho các nguồn cung cấp lương thực. Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia tổ chức Oxfam, cam kết của nhóm 7 nước giàu nhất thế giới tài trợ 5 tỷ USD là quá ít so với yêu cầu cần ít nhất 28 tỷ USD để có thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu cũng như ngăn chặn việc ngày càng có nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói.

Nỗ lực trừng phạt ngành dầu mỏ và khí đốt của Nga cũng đang khiến cho giá năng lượng tăng chóng mặt. Một số nước châu Âu, trong đó có Đức, đang phải tính đến phương án mở rộng sản xuất nhiệt điện than, đi ngược lại những cam kết về chống biến đổi khí hậu. Báo Die Zeit của Đức cho rằng G7 muốn trở thành một hình mẫu toàn cầu về khí hậu, tuy nhiên chính các quốc gia G7 vẫn chưa phải là những nước tiên phong thực sự. Cho tới nay chưa có quốc gia G7 nào xây dựng đầy đủ các kế hoạch và biện pháp để đạt được mục tiêu 1,5 độ.

Cam kết và thách thức - Hình 2
Cờ của các nước G7 và Liên minh châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Elmau Castle, Đức, ngày 28/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước hội nghị G7 ở Đức, Mỹ đã kêu gọi một cuộc "tập hợp sức mạnh" để có thể giải quyết được các thách thức chung. Trong suốt hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã thể hiện quyết tâm lớn với nhiều cam kết và kế hoạch tham vọng đã được đưa ra. Tuy nhiên, các cam kết này sẽ giúp giải quyết những thách thức chung hay sẽ gây "tác dụng ngược" cản trở chính những tham vọng của G7 - đó vẫn là câu hỏi còn để ngỏ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát sốt khoảnh khắc tỉ phú Elon Musk dắt con trai đến Phòng Bầu dụcPhát sốt khoảnh khắc tỉ phú Elon Musk dắt con trai đến Phòng Bầu dục
20:09:29 13/02/2025
Ông Trump muốn đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ 'ngay lập tức'Ông Trump muốn đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ 'ngay lập tức'
23:52:29 13/02/2025
Cơn bão sa thải bắt đầu ở Mỹ, 200.000 người sẽ mất việc trong đợt đầu tiênCơn bão sa thải bắt đầu ở Mỹ, 200.000 người sẽ mất việc trong đợt đầu tiên
05:53:34 15/02/2025
Lại lật tàu cá có thuyền viên người Việt tại Hàn QuốcLại lật tàu cá có thuyền viên người Việt tại Hàn Quốc
23:21:13 13/02/2025
Nổ lớn tại Đài Loan, 4 người chết, 26 người bị thươngNổ lớn tại Đài Loan, 4 người chết, 26 người bị thương
00:00:39 14/02/2025
Mỹ đã đổi tên Vịnh Mexico, nhưng thực tế ai đang kiểm soát vịnh này?Mỹ đã đổi tên Vịnh Mexico, nhưng thực tế ai đang kiểm soát vịnh này?
05:28:58 15/02/2025
Thêm nhiều nạn nhân thương vong trong vụ nổ khí gas tại Đài LoanThêm nhiều nạn nhân thương vong trong vụ nổ khí gas tại Đài Loan
07:49:03 14/02/2025
Nga cảnh báo kịch bản có thể dẫn đến "tận thế hạt nhân"Nga cảnh báo kịch bản có thể dẫn đến "tận thế hạt nhân"
19:47:21 14/02/2025

Tin đang nóng

Ca sĩ MLee xin lỗi vì thông tin sai lệch ảnh hưởng đến Hoa hậu Tiểu VyCa sĩ MLee xin lỗi vì thông tin sai lệch ảnh hưởng đến Hoa hậu Tiểu Vy
14:51:07 15/02/2025
Hội cầu thủ "chi đậm" cho nửa kia: Sổ đỏ, túi Chanel,... riêng Văn Hậu làm điều khiến Doãn Hải My cực thíchHội cầu thủ "chi đậm" cho nửa kia: Sổ đỏ, túi Chanel,... riêng Văn Hậu làm điều khiến Doãn Hải My cực thích
13:27:44 15/02/2025
2 giảng viên Hà Nội kết hôn, chưa vội có con mà cùng du học tiến sĩ: "Mình xuất sắc thì mới tìm được người ưu tú"2 giảng viên Hà Nội kết hôn, chưa vội có con mà cùng du học tiến sĩ: "Mình xuất sắc thì mới tìm được người ưu tú"
12:55:49 15/02/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz trở lại sau 12 năm ê chề tủi nhục, chưa được bao lâu thì lại bị... cho bốc hơi!"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz trở lại sau 12 năm ê chề tủi nhục, chưa được bao lâu thì lại bị... cho bốc hơi!
12:56:12 15/02/2025
Chi Pu công khai bạn trai?Chi Pu công khai bạn trai?
12:58:35 15/02/2025
Loại rau dễ 'ngậm' hóa chất, cách nhận biết cần nắm rõLoại rau dễ 'ngậm' hóa chất, cách nhận biết cần nắm rõ
13:49:51 15/02/2025
Nam ca sĩ đình đám bị tình cũ "đăng đàn" tố cáo thao túng giam cầm, "bắt cá nhiều tay" ngay ngày ValentineNam ca sĩ đình đám bị tình cũ "đăng đàn" tố cáo thao túng giam cầm, "bắt cá nhiều tay" ngay ngày Valentine
15:10:29 15/02/2025
Lộ cảnh MC Huyền Trang Mù Tạt vào vai "vợ đảm" của tiền vệ Đức Huy, hội cầu thủ liền vào "bóc trần" một chuyệnLộ cảnh MC Huyền Trang Mù Tạt vào vai "vợ đảm" của tiền vệ Đức Huy, hội cầu thủ liền vào "bóc trần" một chuyện
13:25:05 15/02/2025

Tin mới nhất

Hamas và Israel tiến hành đợt trao trả con tin, tù nhân thứ 6

Hamas và Israel tiến hành đợt trao trả con tin, tù nhân thứ 6

16:33:20 15/02/2025
Việc trao trả 3 con tin này nhằm đổi lại việc phía Israel trả tự do cho 369 tù nhân Palestine đang bị phía Israel giam giữ. Đây là đợt trao đổi con tin và tù nhân thứ 6 thuộc giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn đang có hiệu lực tại Dải...
Tổng thống Trump định cải tạo Vườn Hồng "đột phá" theo phong cách Mar-a-lago

Tổng thống Trump định cải tạo Vườn Hồng "đột phá" theo phong cách Mar-a-lago

16:30:56 15/02/2025
Tổng thống Trump đã bận rộn chấn chỉnh chính phủ liên bang, định hướng lại chính sách đối ngoại của Mỹ, đe dọa chiến tranh thương mại và giành được sự xác nhận cho các lựa chọn Nội các của mình.
Bùng phát dịch sởi nghiêm trọng tại Texas, Mỹ

Bùng phát dịch sởi nghiêm trọng tại Texas, Mỹ

16:22:38 15/02/2025
Mối lo ngại về hậu quả sau khi tiêm phòng vaccine mRNA cùng làn sóng thông tin sai lệch đã khiến niềm tin vào các cơ quan y tế cộng đồng suy yếu nghiêm trọng.
NASA công bố video cực quang rực rỡ bao phủ Trái Đất

NASA công bố video cực quang rực rỡ bao phủ Trái Đất

16:20:21 15/02/2025
Khi hoạt động của Mặt Trời gia tăng, đặc biệt trong những giai đoạn bão từ mạnh, cực quang trở nên rực rỡ và bao phủ diện rộng hơn trên bầu trời đêm.
Hàn Quốc: Nhận định nguyên nhân các vụ tai nạn tàu đánh cá liên tiếp gần đây

Hàn Quốc: Nhận định nguyên nhân các vụ tai nạn tàu đánh cá liên tiếp gần đây

16:16:28 15/02/2025
Ngày 13/2, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra trên một tàu đánh cá ngoài khơi đảo Wangdeung thuộc huyện Buan, tỉnh Bắc Jeolla Bắc làm 7 trong số 12 thành viên thủ thủy đoàn mất tích. Công tác cứu hộ và tìm kiếm nạn nhân vẫn đang được tiến hành.
Trùm ma túy khét tiếng Hà Lan bỏ mạng tại Mexico

Trùm ma túy khét tiếng Hà Lan bỏ mạng tại Mexico

16:11:33 15/02/2025
Marco Ebben là một trong những đối tượng bị Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) liệt vào danh sách tội phạm bị truy nã gắt gao nhất ở lục địa này, do tham gia buôn lậu ma túy từ Brazil về Hà Lan.
Mỹ cắt giảm gần 1.300 nhân viên của CDC

Mỹ cắt giảm gần 1.300 nhân viên của CDC

16:09:18 15/02/2025
Truyền thông Mỹ đưa tin ban lãnh đạo của CDC đã nhận được thông báo về quyết định này vào sáng 14/2. Những nhân viên bị cắt giảm được cho là sẽ được nghỉ phép 4 tuần có trả lương.
Mỹ: Sau cháy rừng, mưa lớn gây lở đất nghiêm trọng tại Los Angeles

Mỹ: Sau cháy rừng, mưa lớn gây lở đất nghiêm trọng tại Los Angeles

16:03:34 15/02/2025
Dù chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa như đặt bao cát và rào chắn bê tông tại các khu vực có nguy cơ cao, thiệt hại do mưa bão vẫn không thể tránh khỏi.
Tổng thống Mỹ lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu ô tô

Tổng thống Mỹ lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu ô tô

15:56:53 15/02/2025
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ mức thuế nhập khẩu mới đối với ô tô sẽ là bao nhiêu và liệu các loại xe được sản xuất theo hiệp định thương mại tự do với Canada và Mexico có được miễn thuế ngành này hay không, nếu chúng được áp dụng.
Các nước Arập soạn thảo kế hoạch tái thiết Gaza mà không di dời dân

Các nước Arập soạn thảo kế hoạch tái thiết Gaza mà không di dời dân

15:55:15 15/02/2025
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Quốc vương Jordan Abdullah đã thực hiện chuyến công du Mỹ hồi đầu tuần này, trong đó tái khẳng định lập trường phản đối kế hoạch tiếp quản Dải Gaza của Tổng thống nước chủ nhà Donald Trump.
Liên hợp quốc lo ngại về các cuộc tấn công nhắm vào trại tị nạn ở Sudan

Liên hợp quốc lo ngại về các cuộc tấn công nhắm vào trại tị nạn ở Sudan

15:40:27 15/02/2025
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Zamzam đã báo cáo về thương vong dân sự lớn, trong đó có nhân viên cứu trợ được báo cáo là đã thiệt mạng. Dân thường, bao gồm cả những người bị thương, đang bị ngăn không cho rời khỏi khu vực này.
Ngoại trưởng Hàn Mỹ thảo luận các vấn đề quan trọng của liên minh

Ngoại trưởng Hàn Mỹ thảo luận các vấn đề quan trọng của liên minh

15:30:09 15/02/2025
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang tìm cách đảm bảo mối quan hệ suôn sẻ với chính quyền của Tổng thống Trump trong lúc bất ổn chính trị từ việc ban bố thiết quân luật và tiến trình luận tội trong nước vẫn đang diễn tiến.

Có thể bạn quan tâm

Bắt giữ nghi phạm cướp xe máy SH của tài xế xe ôm công nghệ

Bắt giữ nghi phạm cướp xe máy SH của tài xế xe ôm công nghệ

Pháp luật

18:32:52 15/02/2025
Sau khi cướp xe máy SH và điện thoại của tài xế xe ôm công nghệ ở Bình Dương, nghi phạm chạy về TP.HCM nhằm tẩu tán tang vật thì bị công an bắt giữ.
Một học sinh giỏi lớp 12 của Đồng Nai bị đuối nước ở Mũi Né

Một học sinh giỏi lớp 12 của Đồng Nai bị đuối nước ở Mũi Né

Tin nổi bật

18:23:50 15/02/2025
Nam sinh lớp 12 của một trường THPT ở Đồng Nai theo thầy cô và bạn bè ra Mũi Né để tham quan, trong lúc cùng các bạn tắm biển đã bị đuối nước.
Lợi ích bất ngờ cho sức khỏe khi ăn tỏi sống mỗi ngày

Lợi ích bất ngờ cho sức khỏe khi ăn tỏi sống mỗi ngày

Sức khỏe

18:16:57 15/02/2025
Ngoài ra, đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của tỏi giúp kiểm soát vi khuẩn có hại trong đường ruột, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Mẹ chồng đột ngột đuổi chúng tôi ra ngoài để đón người khác về sống chung danh tính người đó khiến tôi chết lặng!

Mẹ chồng đột ngột đuổi chúng tôi ra ngoài để đón người khác về sống chung danh tính người đó khiến tôi chết lặng!

Góc tâm tình

18:16:03 15/02/2025
Tưởng mẹ chồng chỉ muốn nhắc chuyện sinh con, ai ngờ bà lại đưa ra một tuyên bố khiến vợ chồng tôi bàng hoàng, không thốt nên lời.
3 phút tóm gọn đế chế giải trí hàng đầu Hàn Quốc, sự xuất hiện của 2 nhân vật khiến dân tình "khóc ròng"

3 phút tóm gọn đế chế giải trí hàng đầu Hàn Quốc, sự xuất hiện của 2 nhân vật khiến dân tình "khóc ròng"

Nhạc quốc tế

18:12:12 15/02/2025
16 chiều 14/2/2025 (giờ Việt Nam), SMTOWN tung MV Thank You , thay cho lời cám ơn gửi đến nghệ sĩ, người hâm mộ và đội ngũ ekip đã đồng hành suốt chặng đường 30 năm của đế chế giải trí đình đám.
Sao nam Vbiz bỗng hot nhờ kế hoạch cầu hôn "bạn gái cũ": Chuẩn bị cả xế khủng, cận nhẫn cưới gây choáng

Sao nam Vbiz bỗng hot nhờ kế hoạch cầu hôn "bạn gái cũ": Chuẩn bị cả xế khủng, cận nhẫn cưới gây choáng

Sao việt

18:06:10 15/02/2025
Trước khi chính thức về chung một nhà, Ngọc Trà và Chu Bin từng vướng ồn ào liên quan tới chuyện tình cảm và chia tay. Sau lùm xùm, cả hai đã yêu lại từ đầu.
14 triệu người sững sờ trước màn thẩm mỹ như "thay đầu" của nữ ca sĩ đẹp tựa AI

14 triệu người sững sờ trước màn thẩm mỹ như "thay đầu" của nữ ca sĩ đẹp tựa AI

Sao châu á

17:56:54 15/02/2025
Không phải hình ảnh xinh đẹp tựa búp bê công chúng vẫn thấy, Hiito Amamiya của thời quá khứ vốn không sở hữu vẻ ngoài nổi bật.
Top con giáp gặp nhiều may mắn, phú quý 'tuôn như mưa xuân' vào nửa cuối tháng 2

Top con giáp gặp nhiều may mắn, phú quý 'tuôn như mưa xuân' vào nửa cuối tháng 2

Trắc nghiệm

17:19:47 15/02/2025
Nửa cuối tháng 2, những con giáp này hãy chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp đang đến và tận hưởng từng khoảnh khắc của sự may mắn, thịnh vượng.
Thực đơn cơm tối với 3 món dễ làm, nhẹ bụng lại rất ngon

Thực đơn cơm tối với 3 món dễ làm, nhẹ bụng lại rất ngon

Ẩm thực

17:10:56 15/02/2025
Để giúp bạn không phải nghĩ tối nay ăn gì mà vẫn có được một bữa ăn ngon miệng, đủ dinh dưỡng thì bạn hãy tham khảo thực đơn cơm tối dưới đây nhé!
Phẫn nộ 2 người đàn ông "hổ báo" đánh người sau va chạm giao thông

Phẫn nộ 2 người đàn ông "hổ báo" đánh người sau va chạm giao thông

Netizen

16:41:53 15/02/2025
Sau khi va chạm giao thông, mặc cho người đàn ông đang nằm giữa đường, 2 người đàn ông đã vung chân đá thẳng vào mặt người bị ngã té.
Vinicius giận dữ với giải Saudi Pro League

Vinicius giận dữ với giải Saudi Pro League

Sao thể thao

15:58:09 15/02/2025
Tương lai của Vinicius Jr tại Real Madrid tiếp tục là chủ đề được bàn tán nhiều và ngôi sao người Brazil này đã được đồn đoán sẽ chuyển đến chơi bóng ở giải Saudi Pro League của Saudi Arabia