Tình đoàn kết bền chặt trên dãy Trường Sơn
Đến bản La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện cảm động về tình cảm những người lính Biên phòng Việt Nam dành cho người dân các bản nằm sát biên giới thuộc huyện Sa Muội, tỉnh Salavan, nước bạn Lào. Từ chủ trương của Bộ Tư lệnh BĐBP thực hiện chương trình kết nghĩa bản – bản hai bên biên giới, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (BPCKQT) La Lay, BĐBP Quảng Trị đã giúp đỡ, hỗ trợ người dân nơi đây có cuộc sống ngày càng khởi sắc, thắt chặt tình đoàn kết Việt – Lào trên dãy Trường Sơn.
Cán bộ Đồn BPCKQT La Lay thường xuyên thăm hỏi, động viên người dân bản La Lay A Sói. Ảnh: Danh Anh
Trên đường dẫn chúng tôi sang thăm người dân bản La Lay A Sói, huyện Sa Muội, tỉnh Salavan, Thiếu tá Ngô Xuân Lâm, Chính trị viên Đồn BPCKQT La Lay tâm sự: Đồng bào các dân tộc trên hai bên biên giới của huyện Sa Muội và Đakrông đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để thắt chặt tình đoàn kết nhân dân hai bên biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển, đơn vị đã tham mưu với chính quyền địa phương triển khai thực hiện chương trình kết nghĩa bản – bản hai bên biên giới.
Sau 5 năm, bản La Lay với bản La Lay A Sói “về chung một nhà” đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân hai bên qua lại thăm thân, học hỏi những mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả nhằm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Người dân hai bản tích cực phối hợp với đơn vị và lực lượng bảo vệ biên giới Lào xây dựng đường biên giới hữu nghị và phát triển bền vững.
Trong những năm qua, Đồn BPCKQT La Lay nhận đỡ đầu 10 người già neo đơn, người tàn tật không nơi nương tựa, người cao tuổi của bản La Lay A Sói với mức hỗ trợ 10kg gạo/tháng; đỡ đầu em Hồ Thị Nhin (12 tuổi, người dân tộc Pa Kô, học sinh lớp 6, Trường Phổ thông trung học La Lay A Sói) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng; hỗ trợ tiền điện chiếu sáng cho 8 gia đình, xây dựng 3 nhà Hữu nghị cho 3 hộ dân.
Trong năm 2018, bản La Lay A Sói bị lốc xoáy làm tốc mái nhiều căn nhà, Đồn BPCKQT La Lay hỗ trợ 24 triệu đồng mua tôn khắc phục hậu quả thiên tai, giúp người dân nước bạn ổn định cuộc sống. Hằng năm, quân y đơn vị thường xuyên khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bà con, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng chống bệnh dịch, làm vệ sinh môi trường…
Video đang HOT
Em Hồ Thị Nhin cho biết, hoàn cảnh của gia đình em rất khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ của các chú BĐBP Việt Nam, em không thể thỏa ước mơ được cắp sách tới trường. Đền đáp lại tấm lòng của các chú, Nhin đã cố gắng học tập và có kết quả tốt nhất. Những năm qua, em đều đạt học sinh giỏi và vinh dự cùng với các học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên học giỏi của tỉnh Quảng Trị đi thăm quê Bác, ra Hà Nội thăm Lăng Bác Hồ và được gặp Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Những việc làm đầy tính nhân văn của Đồn BPCKQT La Lay hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân nước bạn Lào là tình cảm, trách nhiệm và được thực hiện một cách thường xuyên từ nhiều năm qua. Tình cảm quân dân hai bên biên giới không ngừng được củng cố, vun đắp, gắn bó keo sơn. Sự giúp đỡ tận tâm, tận lực đến từ người lính Đồn BPCKQT La Lay giúp người dân bản La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và bản La Lay A Sói, huyện Sa Muội, tỉnh Salavan, Lào ngày càng gắn kết, hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
Ông Bun Thăn, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản La Lay A Sói chia sẻ: “Bà con tuy hai mà một, cùng chia ngọt, sẻ bùi, đều hết lòng yêu thương, đùm bọc chở che cho nhau. Khi gặp hoạn nạn đều có BĐBP kịp thời hỗ trợ để nhân dân ổn định cuộc sống. Tình đoàn kết của người dân hai bên biên giới ngày càng thắt chặt, góp phần xây dựng thế trận lòng dân, cùng nhau giữ biên cương bình yên, xây dựng nhiều điểm sáng văn hóa trên vùng biên giới”.
Tiếp lời ông Bun Thăn, ông Hồ Mềnh, người dân bản La Lay A Sói xúc động: “BĐBP Việt Nam luôn ở bên cạnh để giúp đỡ bà con miềng. Từ chỗ nớ sang chỗ ni xa lắm, đường lại khó đi, rứa mà khi xảy ra chuyện chi là bộ đội có mặt giúp đỡ. Chúng tôi biết ơn BĐBP Việt Nam nhiều lắm…”.
Danh Anh
Theo Biênphong
Gian nan đường đến Ba Lin
Con đường có từ bao giờ mà lại xuống cấp khủng khiếp đến như vậy? Câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn mãi trong tôi mỗi khi đi trên cung đường từ A Vao đến Ba Lin để lên với những người chiến sĩ Đồn Biên phòng Ba Lin, BĐBP Quảng Trị và bà con người dân tộc Pa Kô ở xã biên giới A Vao, huyện Đakrông.
Rất khó để hình dung và cũng rất khó tìm ra ngôn từ để miêu tả sự gian nan đối với bất kỳ ai mỗi khi có công việc phải đi qua con đường này.
Nền đường bị hư hỏng quá nặng nên anh Lê Xuân Thảo rất chật vật mới điều khiển được chiếc xe tải vận chuyển nông sản của bà con ra thị tứ Tà Rụt để bán. Ảnh: Nguyễn Thành Phú
Chúng tôi xuất phát từ Trạm Kiểm soát Biên phòng A Vao vào lúc 8 giờ sáng, vì tối hôm trước, trời biên giới bỗng dưng tưng tửng đổ xuống cơn mưa trái mùa nên phải đợi nắng lên mới dám "vượt ải" để lên với đơn vị. Chiếc xe máy do Thượng úy Nguyễn Văn Nhân, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Ba Lin điều khiển, đang đưa chúng tôi vượt dốc thì bỗng dưng một tiếng "pành" khô khốc phát ra, chiếc lốp trước lên cơn "nhồi máu cơ tim" sau một cú xóc khá mạnh do viên đá ẩn kỹ dưới lớp bùn nhão nhoét.
Vậy là tôi phải chuyển sang chiếc xe khác, còn Thượng úy Nhân ở lại tìm cách "cấp cứu" cho cái lốp bị hết hơi xẹp lép. Sau gần 2 giờ đồng hồ lặn lội, cuối cùng tôi cũng đến nơi mình cần đến, song trong tôi vẫn bị ám ảnh về cung đường mà tôi mới vừa trải qua.
Tôi chẳng biết nói như thế nào về cung đường này, bởi người lính Biên phòng và bà con các dân tộc thiểu số nơi đây hằng ngày vẫn phải đi qua những cung đường gian khổ như thế. Dọc đường từ Trạm Kiểm soát Biên phòng A Vao vào đồn, tôi gặp khá nhiều nhóm các cháu nhỏ đạp xe đến trường, mặc dù mới đi cách nhà chưa đầy 2km, nhưng nhiều em, áo quần đã bị lấm lem bùn đất.
Tôi hỏi một bé gái thì được biết, em tên là Hồ Thị Thu Hằng, năm nay 11 tuổi, đang học lớp 6, Trường Trung học cơ sở xã A Vao. Hằng kể: "Nhà em ở bản Tân Đi 3, cách trường hơn 7 cây số, hằng ngày em và các bạn đến trường học rồi trở về nhà chẳng có hôm nào mà áo quần không bị dính bùn đất. Bố, mẹ em phải mua thêm áo quần đồng phục nhưng vẫn không đủ. Mùa nắng, em đến trường bằng xe đạp, còn mùa mưa, em cùng các bạn phải đi bộ bởi đường nhiều hố sâu ngập nước không biết chỗ mô để tránh".
Gặp tôi tại Đồn Biên phòng Ba Lin, Trưởng bản Kỳ Nơi khẩn khoản nói: "Nhà báo về xuôi nói với lãnh đạo sửa lại con đường cho dân bản mình với bởi 129 hộ/665 nhân khẩu của các bản Ba Lin, Kỳ Nơi, A Sau cực khổ quá vì con đường lên bản bị hư hỏng hết rồi". Nói đoạn, ông chỉ tay ra phía sườn đồi rồi tiếp tục với sự lo âu: "Nhà báo thấy đó, cây sắn đã đến mùa thu hoạch, năm ni trời mưa nhiều, xe vô không được nên bà con đành để vậy chờ khi mô có xe vô mới bán được. Chưa kể lúc có người ốm nặng cần phải đưa đến bệnh viện càng vất vả hơn, nếu vào ban đêm thì nguy hiểm lắm".
Người dân ở 3 bản kể cả cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ba Lin mỗi khi trời đổ mưa, nếu có công việc gấp cần "hạ sơn" chỉ trông chờ duy nhất vào chiếc xe tải của anh Lê Xuân Thảo để cơ động. Gặp anh đang trên đường vận chuyển sắn của bà con ra nhập cho nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, anh tâm sự: "Quê tôi ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, lên đây lập nghiệp từ năm 2009. Cố gắng tằn tiện, năm 2015, tôi mua chiếc xe này để thu mua các mặt hàng nông sản cho bà con. Tuy nhiên, mấy năm nay, con đường này xuống cấp quá trầm trọng nên xe bị hư hỏng liên miên. Tải trọng xe tôi là 6 tấn, nhưng chẳng có khi nào dám chở đúng vì đường quá xấu"
Con đường này được khởi công từ ngày 8-2-2006 theo Quyết định số 2530/QĐ-BQP ngày 17-10-2005 của Bộ Quốc phòng, là dự án công trình đường giao thông biên giới A Vao - Ba Lin với số vốn 17,441 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Con đường có chiều dài 13,102km theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A tại thời điểm năm 2005 do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang thuộc Quân đoàn 2 thi công...
Sau đúng một năm thi công, con đường đã được thông tuyến và đưa vào sử dụng. Tôi còn nhớ, trong số rất đông người dân của xã A Vao tham dự lễ khánh thành và đưa vào sử dụng con đường, ông Hồ Văn Lập ở bản Tân Đi 2 đã nói: "Rứa là mơ ước bao đời nay của nhân dân bản mình cũng như các bản Ba Lin, A Sau, Kỳ Nơi đã thành hiện thực. Có đường, lũ trẻ con đi học sẽ sướng hơn và người dân sẽ mua cái xe máy để đi cho cái chân không còn mỏi vì trèo dốc, lội suối. Đây là con đường vui nơi biên giới".
Tuy nhiên, con đường vui ấy sau hơn 10 năm sử dụng không được duy tu, bảo dưỡng, đến cả những cột số chỉ khoảng cách và địa điểm cần đến hoặc đã đi qua giờ cũng chỉ còn là một trụ xi măng đen sì, rêu mốc. Nền đường qua nhiều trận mưa rừng, lũ quét đã không còn nguyên vẹn, vì vậy, giờ đây mỗi khi đi trên con đường này, người dân lại gọi tên mới là "Con đường khổ ải".
Nguyễn Thành Phú
Theo Baobienphong
Người sĩ quan Biên phòng trên đảo Trường Sa Gặp Trung tá Phạm Tuấn Hùng, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Trường Sa khi anh đang trao đổi, động viên các thuyền viên trên chiếc tàu kéo vừa cập âu cảng đảo Trường Sa Lớn, tôi không khỏi ấn tượng về người sĩ quan Biên phòng được nhân dân tin yêu này. Trung tá Phạm Tuấn Hùng trao đổi với thuyền viên...