Tỉnh dậy sau cơn điên, trở thành “thánh” chữa bệnh bằng… vuốt mặt
Trò chuyện với phóng viên, bà Phạm Thị Lành (Kim Động, Hưng Yên) khoe hàng ngàn người đã được bà chữa khỏi những bệnh nan y chỉ bằng… vuốt tay lên mặt.
Mẹ con bà Lành (ngồi trước) đang mời “mẫu” về chữa bệnh
Dễ dàng nhận thấy những câu chuyện tự kể của người đàn bà cho mình là “ thánh mẫu” giáng trần ở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động (Hưng Yên) là vô cùng nhảm nhí, đầy màu sắc mê tín dị đoan. Thế nhưng, điều đáng lo ngại là vẫn có không ít người vì thiếu hiểu biết và cuồng tín lại tin rằng bà Phạm Thị Lành có khả năng chữa khỏi bách bệnh mà các loại “thuốc trần” đều bất lực.
Bị tâm thần, hóa… “thánh mẫu”
Bà Phạm Thị Lành tự cho mình là người được “thánh nhập”
Cũng là một mô-típ rất xưa cũ để làm nên những con người tự xưng là “đặc biệt”. Bà Lành (SN 1967) kể rằng năm đang học lớp 6 bỗng nhiên bà bị điên loạn. Cũng vì bệnh tật nên bà bỏ học ở nhà. “Ai cũng bảo tôi bị điên nhưng thực tế tôi chỉ bị một thế lực siêu nhiên nào đó khống chế” – bà Lành nhớ lại.
Để chứng minh cho làng xóm thấy là mình không điên, lớn lên, Lành yêu và lấy chồng. Chồng Lành là người con trai làng bên. Khi hai người yêu nhau, nhà trai kịch liệt phản đối vì họ không đồng ý cho con lấy một người điên như thế. Nhưng hai người vẫn quyết đến với nhau và nên nghĩa vợ chồng.
Bà Lành bảo vợ chồng bà rất khó khăn về đường con cái. Ba lần sinh con thì cả ba lần con đều chết yểu. Một hôm, bà nghe có tiếng ai đó cứ văng vẳng bên tai: “Ai cho con kết duyên trần”. Sau đó, “hồn” đứa con đã mất cũng về “báo mộng” rằng: “Căn số của mẹ không được kết duyên trần (lấy chồng). Giờ mẹ phải làm việc “thánh”, phải cứu nhân độ thế để rửa tội. Con sẽ xin cho mẹ”. Sau khi được con xin “thánh” tha tội, lập tức bà sinh được hai đứa con, một trai một gái.
Bà Lành vốn bỏ học sớm và sống quẩn quanh với ruộng lúa, bờ khoai. Thế nhưng bà bảo, sau khi sinh đứa con thứ 2 thì bỗng… phát hiện ra mình có khả năng đặc biệt. Lần ấy, bà bị bệnh rất nặng.
Video đang HOT
Bà kể: “Tôi đã chết nửa người, cảm nhận rõ cái lạnh lên đến tận bụng. Tôi đã trăng trối lại với mọi người để nhắm mắt xuôi tay, ấy vậy mà “thánh” không cho chết. Tôi vừa nhắm mắt thì có ánh sáng lóe lên trước mặt, rồi văng vẳng có tiếng ai đó vang vọng “tha tội chết cho nó”, và thế là tôi sống lại”.
Bà Lành kể tiếp: “Sau khi chết hụt chừng 3 tháng, một hôm trong thị trấn có một người điên vào phá ngôi chùa gần nhà. Tôi đang nấu cơm thì lại có tiếng văng vẳng bên tai: “Con phải đi chữa bệnh”. Thế là tôi đi thẳng ra chùa như có người dẫn đường. Đến nơi, vừa nhìn thấy tôi, người điên đó bỗng chắp tay lạy rồi ngoan ngoãn ra về và từ đó hết bệnh. Từ ngày đó, tôi hoàn toàn chịu sự chỉ đạo của… các “ngài bề trên”.
Các “ngài” bắt tôi lập điện thờ nhưng tôi không làm nên đã bị phạt ăn rau lang ba tháng, uống nước lã cầm hơi, ăn cái khác vào bị “lôi” ra liền. Không còn cách nào khác, tôi phải làm theo ý các “ngài”, lập điện thờ và chữa bệnh. Từ ngày đó, người bệnh cứ kéo đến ùn ùn đều được tôi chữa khỏi hết”.
Bà Lành nói rằng, thực tế bà chẳng biết gì về y học cả. Thế nhưng, lúc có người bệnh đến, “hồn” bà “xuất” ra, “hồn thánh mẫu” “nhập” vào để chữa. Theo lời khoe của bà Lành thì đã có hàng trăm bệnh nhân từ khắp nơi tìm về để nhờ bà chữa bệnh. Tuy nhiên, lúc chúng tôi có mặt ở đó thì chỉ thấy vài người đàn bà ở địa phương khác đến xin “bùa”.
Bà Lành tỏ vẻ tiếc rẻ: “Hôm nay ngày xấu nên ít người đến. Trước đây nhà tôi đông như bệnh viện nhưng tôi chữa mãi rồi cũng hết. Nhiều người khi đến với tôi đã cầm chắc cái chết nhưng rồi lại sống. Có người đã bị bệnh viện trả về, vậy mà tôi chỉ vuốt mặt một cái thì khỏi luôn. Điện thờ này tôi làm gì có tiền mà xây. Trước đây, có một bệnh nhân bị điên rất nặng ở Hà Nội tìm về đây được tôi chữa khỏi. Ông bố bệnh nhân cảm kích vô cùng nên đã về xây cho tôi cái điện này”.
Kinh hoàng thuốc “thánh”
Bà Lành nói rằng, không chỉ có tài chữa bệnh mà “chuyện âm” bà cũng rất tỏ tường. Những ai “vướng” chuyện này đến gặp bà là xong hết. Để minh chứng cho khả năng của mình, bà Lành mời tôi lên điện để xem giúp. Lúc này, tại điện của bà đang có một vài người sì sụp khấn vái. Tôi “vẽ” ra hoàn cảnh gia đình rất thê thảm, “mẫu” Lành tỏ vẻ cảm thông: “Chuyện nhà con đơn giản ấy mà, chẳng qua là vì “phần âm” chưa yên, để “mẫu” cho con bùa phép”.
Sau một hồi nói nhăng, nói cuội, “mẫu” Lành nhổ miếng trầu trong mồm ra gói vào túi ni-lông, đưa cho tôi: “Có cái này sẽ xong hết”. Rồi tiếp tục “nổ”: “Chẳng có chuyện gì là khó khăn cả. Một khi “thánh mẫu” nhập vào thì tôi chỉ việc đọc ra vanh vách. Anh cứ tưởng tượng như hát karaoke. Chữ hiện lên và tôi đọc anh nghe, lời lúc đó là lời “thánh mẫu”. Tuy nhiên, không được thử “mẫu” đâu nhé, “mẫu” biết phạt chết đấy. Có mấy người thử, “mẫu” vật cho sùi bọt mép”.
“Thánh” Lành đang làm “bùa” bằng bã trầu
Theo chỉ dẫn, tôi phải viết tên tất cả mọi người trong gia đình vào một mảnh giấy đưa cho bà Lành. Lên điện, bà Lành nhắm mắt, lẩm bẩm điều gì đó rồi những người ở dưới đồng thanh: “Con chào mẫu ạ”. Lúc này, bà Lành đã được “thánh mẫu” nhập vào. Vừa nhai trầu bỏm bẻm, bà vừa phán: “Bố con thường hay đau trong người lắm đó. Bố con ít lời nên không nói cho các con biết đâu”. Tôi hoàn toàn bất ngờ vì cụ thân sinh ra tôi đã mất hơn chục năm nay. Lúc ghi tên, tôi muốn thử nên cứ ghi cả tên bố tôi vào mà không nói cho “thánh mẫu” biết là bố tôi đã mất.
Sau khi được “ban” thứ “bùa” hãi hùng, tôi định đứng dậy xin cáo từ thì lập tức bà Lành xua tay: “Chưa hết đâu, vừa xong là “thánh mẫu”, để tôi gọi “chúa” về. “chúa” còn nói hay nữa”. Tôi lại bị tra tấn bằng những lời ma mị. “chúa” bảo mẹ tôi bị bệnh đau nửa người, thấp khớp… và nhiều bệnh nữa. Tôi cũng gật đầu cho xong chuyện vì thực chất mẹ tôi hoàn toàn khỏe mạnh.
Lần này “chúa” cho tôi bài thuốc: “Vừng đen, mộc nhĩ mỗi thứ 3 lạng, rửa sạch thái nhỏ, rang lên, trộn đều vào nhau, nghiền nhỏ, ăn hằng ngày sẽ hết các loại bệnh. Trước khi ăn đưa lên bàn thờ mời “chúa” về “phù phép”. Lúc đó vừng đen, mộc nhĩ sẽ biến thành… thần dược”. Khi tôi hỏi vì sao các bệnh khác cũng chỉ có một loại “bùa”, một loại “thuốc”, thì bà Lành giải thích: Dù thành phần “thuốc” giống nhau nhưng mỗi loại được phù phép khác nhau nên chữa được các loại bệnh khác nhau. Thuốc chỉ là “phương tiện dẫn” năng lượng của “thánh”, của “chúa” đến với người bệnh mà thôi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Đình Thành – Phó chủ tịch UBND thị trấn Lương Bằng – cho biết: “Cô Lành là người nông dân bình thường như bao người dân khác. Cô ấy chỉ hay hầu đồng, hầu bóng chứ biết gì mà chữa bệnh. Tôi sống ở địa phương này từ bé nhưng chưa bao giờ thấy cô Lành bị điên. Thỉnh thoảng cũng có một số người ở nơi khác tìm đến cô Lành xem bói nhưng hoàn toàn không có chuyện cô Lành chữa được khỏi bệnh nan y cho người ta”.
Qua tiếp xúc, có thể nhận thấy bà Lành hoặc có vấn đề về thần kinh, hoặc cố tình lợi dụng “thần thánh” để kiếm tiền. Cứ nghĩ đến lá “bùa” mất vệ sinh được “thánh” Lành dúi vào túi mà tôi rùng mình. Vậy mà không hiểu sao vẫn có không ít người tin vào những câu chuyện hoang đường, phản khoa học của bà Lành, tìm đến bà xin chữa bệnh để rồi tiền mất, tật mang.
Theo xahoi
Tủi phận những cave thời bão giá
Họ là những cô gái nơi bến đỗ trên đường Phạm Văn Đồng, gần tới chân cầu Thăng Long.
Một góc khuất trên đường Phặm Văn Đồng
Quán trà đá trời rét vắng, chỉ có mấy cô gái mặc nửa kín, nửa hở ngồi co ro đưa những ánh mắt phiền muộn nhìn ra đường phố thưa thớt. Gần năm nay, các cô sống trong cảnh tối kiếm không đủ ngày tiêu, "khách hàng" thưa thớt và tiền công cũng rẻ mạt đi trông thấy.
Họ là những cô gái nơi bến đỗ trên đường Phạm Văn Đồng, gần tới chân cầu Thăng Long.
Bến đỗ rẻ tiền
Những ai thường xuyên đi trên đoạn phố từ bến xe Nam Thăng Long ra ngã tư Xuân Đỉnh - Tân Xuân hẳn đã quá quen thuộc với cảnh cứ trời sập tối là có hàng loạt cô gái bắc ghế ngồi tán chuyện với nhau ở ngay cửa những căn nhà âm u hoặc đầu ngõ. Cả đoạn phố không nhà nào mở hàng kinh doanh, chỉ rặt những căn nhà âm u, tối tăm và những cánh cửa chật hẹp khó đoán biết phía sau là gì. Mỗi khi có khách dừng chân, các cô gái lại nhao nhao lên vài phút. Khi khách đã "chấm" được cô nào, họ lặng lẽ dắt nhau vào phía sân sau hoặc lên xe đi tới bến đỗ khác, không gian lại trở lại như cũ. Vài chục cô gái lại nhẫn nại ngồi bên cánh cửa, mặt hướng ra đường với những ánh nhìn níu chân, khắc khoải chờ đợi.
Sau vài câu đưa đẩy và ánh mắt dò xét, cô gái có gương mặt chừng chưa đầy 20 với nước da mai mái và ánh nhìn vô cảm đồng ý theo chân tôi ra quán trà đá quen thuộc của các cô với cát sê của khoản "tâm sự theo giờ" là 50.000đ/giờ. Câu chuyện của N.T.N, quê Thái Nguyên chỉ xoay quanh việc "làm sao mà dạo này kiếm tiền khó thế, khách quen khách lạ cứ mất hút, chả thấy ai. Choáng nhất là cái tháng 7 âm lịch, cả tháng em có 8 "cuốc", các chị em khác cũng đói meo, bọn em vay tiền lãi ngày điên đảo để sống. Năm trước còn có tiền gửi về quê".
N kể, trước em và 5 chị ở đây trụ ở bến Nguyễn Chí Thanh và đi theo khách gọi ở quán. Ai chịu khó và có sức khỏe thì khỏi lo đói, miễn không kén cá chọn canh là có việc làm cả ngày. Từ khi bị quét ghê quá, N và các "đồng nghiệp" dạt về khu này và trụ ở đây đã gần 2 năm. "Khi mới dạt về đây, chúng em cũng kiếm ăn được. Mỗi khi ốm hay "đèn đỏ", tụi em tiếc lắm vì có ngày ra cả tiền triệu. Kiếm được nó cũng say, ốm đau hay gia đình có chuyện buồn cũng vẫn gượng tiếp khách".
Từ đầu năm đến nay, N và các chị em lâm vào cảnh đêm kiếm không đủ ngày tiêu. N liệt kê: "Tụi em phải chi trả nhiều lắm chị ạ. Có khách hay không cũng phải nộp tiền bến (là tiền chỗ ngồi đón khách và hành sự), rồi tiền thuê nhà ban ngày vạ vật, tiền bảo kê, tiền "bảo đảm rủi ro" khi có chuyện không hay xảy ra (tiền này nộp cho hai đàn chị thuộc băng nhóm xã hội ở khu Nam Thăng Long). Rồi còn tiền phấn son, tiền quần áo, tiền đồ lót, nước hoa để câu khách...". Ngày may thì được một khách, ngày kém thì ra quân xong lại về, N kể, mấy tháng nay chị em N toàn phải vay tiền nóng để chi tiêu hàng ngày mà tiền kiến không đủ chi trả.
Theo chân N bước ra phía sau mấy cánh cửa, tôi không khỏi giật mình kinh hãi bởi cái bến đỗ chỉ vỏn vẹn một chiếc giường gấp, hai chiếc chiếu và một khoảng sân chật chội, tối tăm.
Bỏ nghề - đi về đâu?
Sau vài câu chuyện gợi mở, N gọi thêm hai cô bạn đang ngồi ngáp vặt tới góp chuyện. Dường như chất chứa nhiều uất nức trong lòng, cô gái tên T.T.X xổ luôn: "Em thuộc diện được khách ở khu này mà giờ cũng móm chị ơi. Có thằng cha chủ xây dựng trong Đông Ngạc tuần ghé em tới 4 bận giờ cũng kêu anh chết đói đến nơi rồi. Anh ta kể cho thợ nghỉ hết, trước "cuốc" nào cũng bo cho em thêm mấy chục, giờ tháng ghé 2 lần mà kêu như cha chết vậy". X "bắn" tiếp: "Một ngày giờ tụi em tiêu đứt gần 400 nghìn các loại chi phí, không có khách nào coi như âm tiền. Vài ngày là chết rồi. Mà đàn ông là người kiếm kinh tế cho gia đình, lại cũng là nguồn của tụi em, giờ họ khó khăn tụi em chết theo đầu tiên thôi".
Ám ảnh nỗi buồn hàng ngày vay tiền trả lãi tiêu, T.Q.H chỉ ngồi lặng trước câu chuyện của hai bạn. Gợi mãi, cô mới nhát gừng: "Mấy tháng nay tụi em chơi dài, em có mẹ đang nằm điều trị ở viện châm cứu mà cũng không muốn ghé qua vì tiền không có. Trước mỗi cuốc em lấy 200, cao nhất là 400 mình chịu tiền bến, được bo thêm mỗi cuốc vài chục đến vài trăm nên có đồng ra đồng vào váy áo và bù đắp cho gia đình. Giờ tháng có vài cuốc nên không đủ sinh hoạt cá nhân, em nợ bọn đầu tiền hơn chục triệu rồi nên đang căng lắm. Em tính bỏ nghề đi làm công nhân nhưng chưa tìm ra việc, có việc lao động đơn thuần thì lương thấp quá, sống không nổi".
N kể câu chuyện về cô gái quê Nam Định tên Trang mới quay về nghề cũ sau 3 tháng đi làm thuê ở quán hớt tóc. "Nó không chịu nổi cảnh ế ẩm nên xin sang bên Xuân La vào tiệm cắt tóc. Công việc chủ yếu là gội đầu, chăm sóc khách qua qua. Tháng được trả 4 triệu nhưng làm chồn chân từ sáng tới đêm,chịu không nổi quay về đây rồi".
T.Q.H ngước đôi mắt ngu ngơ, hỏi mà như không hỏi: "Bao giờ các ông ấy kiếm tiền bớt khó khăn cho chị em mình đỡ khổ nhỉ?". Hai cô gái còn lại cúi mặt như có lỗi vì không trả lời được câu hỏi của bạn. Người viết chỉ còn biết cười trừ, bao người có học, hiểu biết, nghiên cứu ngày đêm còn không trả lời được, huống gì các em, mắc mớ gì mà buồn?
N bật ngay: "Bọn em buồn làm gì, là lo đến thắt ruột vì cơm áo gạo tiền ấy chứ".
Theo xahoi
Giếng thần phun nước hai màu và tục tắm tiên trừ tà ma ở Hòa Bình Nếu trưa có nắng sẽ nhìn thấy 2 tia nước từ khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng phun lên, một tia màu trắng tinh, một tia màu hồng nhạt. Giếng thần bản Khộp, Hòa Bình Hàng trăm năm nay người bản Khộp (xã Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hòa Bình) vẫn coi cái giếng đó như vật báu. Mặc cho thời tiết...