Tình đầu của Võ Tắc Thiên với chuyện bí mật “tày đình”
Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa không chỉ được biết đến là một nhà chính trị gia kiệt xuất mà bà còn là một phụ nữ đa tình.
Vốn là một anh bán thuốc dạo hàng ngày lang thang khắp các hang cùng ngõ hẻm của thành Lạc Dương, song nhờ có cơ thể tráng kiện, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, lại giỏi thuật ái ân, Phùng Tiểu Bảo bỗng chốc trở thành người tình nhỏ của thái hậu Võ Tắc Thiên, được phong quan tước, trở thành kẻ quyền lực nhất trong triều đình của Võ Tắc Thiên.
Phải nói rõ rằng, Võ Tắc Thiên là một người phụ nữ mang tâm lý chiếm hữu và thâu tóm của một người đàn ông. Vì vậy, tình yêu của Võ Tắc Thiên cũng giống như ở một người đàn ông, nghĩa là đầy tính chủ động và tấn công. Sử sách chép rằng, trong phòng ngủ của Lý Trị và Võ Tắc Thiên treo rất nhiều tấm gương đồng lớn. Khi Lý Trị còn khỏe mạnh, những cuộc ân ái thâu đêm suốt sáng của hai người đều diễn ra tại đây. Họ vừa mây mưa vừa nhìn những tấm gương đồng để thưởng thức cảnh tượng ái ân của chính mình.
Võ Tắc Thiên và Lý Trị
Tình đầu với Phùng Tiểu Bảo
Sau khi vua Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên đã bắt đầu cuộc sống cô độc với thân phận ni cô tại ngôi chùa Cảm Nghiệp nằm chênh vênh trên núi. Trong những ngày tháng “đen tối” nhất của cuộc đời, trong chính ngôi chùa linh thiêng đó, Võ Tắc Thiên đã gặp một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo.
Video đang HOT
Theo sử sách còn ghi lại, cả Phùng Tiểu Bảo và Võ Tắc Thiên đều là người không muốn xuất gia, nhưng do hoàn cảnh nên cả hai đã gặp nhau tại nơi cửa Phật. Lần đầu tiên hai người gặp nhau khi Võ Tắc Thiên mới 14 tuổi còn Phùng Tiểu Bảo cũng chỉ mới 17. Sự thanh vắng và buồn tẻ trong chùa đã khiến cặp đôi này trở nên thân thiết và dính với nhau như hình với bóng.
Tương truyền rằng, Tiểu Bảo vẫn thường xuyên xuống núi để bẫy chim và mang những chiến lợi phẩm này về cùng chia sẻ với Võ Tắc Thiên. Không những thế, trong những công việc hàng ngày ở chùa, Tiểu Bảo cũng thường giúp đỡ “” rất tận tình. Lúc thì gánh nước, quét sân giúp, lúc thì sâu kim và giặt giũ cùng. Chính vì thế tình cảm giữa hai người ngày càng trở nên sâu đậm.
Khi Võ Tắc Thiên trở về hoàng cung vẫn lén ra gặp Phùng Tiểu Bảo
Sau khi Thái Tử Lý Trị lên ngôi Hoàng đế thay cha, vì mê sắc đẹp của Mỵ Nương nên vừa mãn tang cha đã đến chùa Cảm Nghiệp tìm người tình cũ và hoài thai Thái tử. Sau đó Mỵ Nương được hoàn tục, tiến cung, lập làm Chiêu Nghi, hiệu Thần phi. Cuộc ra đi của Võ Tắc Thiên đã khiến cho Phùng Tiểu Bảo cảm thấy hết sức bất ngờ và đau khổ. Để có thể níu kéo được mối tình với , mặc dù đã xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn thỉnh thoảng lén gặp người cũ.
Cũng có nhiều lời đồn thổi rằng, vì lưu luyến với người tình đã ở bên mình trong những ngày tháng hoạn nạn, Võ Tắc Thiên vẫn qua lại và coi Phùng Tiểu Bảo là người tình tri kỷ khó thay thế.
Theo Khỏe & Đẹp
Tìm thấy ngôi mộ 1.300 năm tuổi của con rể Võ Tắc Thiên
Các nhà khảo cổ Trung Quốc thông báo tìm thấy ngôi mộ cổ thời nhà Đường và chủ nhân ngôi mộ được xác định có mối liên hệ với Võ Tắc Thiên - hoàng hậu đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc cai trị đất nước như một hoàng đế.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật ngôi mộ trong 4 tháng, đến tháng 12 thì hoàn tất.
Theo Sina, các nhà nghiên cứu đến từ Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây khai quật ngôi mộ từ tháng 8 đến tháng 12 năm nay, tìm thấy tổng cộng 120 cổ vật, phần lớn là tượng gốm sơn màu.
Ngôi mộ thời nhà Đường ước tính niên đại năm 706 có bản khắc chữ về tiểu sử của Tiết Thiệu (Xue Shao), người chồng đầu tiên của Thái Bình công chúa, con gái của Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên.
Bản khắc chữ còn nguyên vẹn bao gồm 600 chữ in phiến đá vuông mỗi cạnh dài 73cm, ghi chép về dòng dõi, chức quan, nguyên nhân qua đời, thời gian hạ táng, con cái của Tiết Thiệu..
Những tượng gốm sơn màu được tìm thấy trong mộ.
Theo sử sách Trung Quốc, đích thân Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên chọn Tiết Thiệu, là người trong hoàng tộc, làm chồng của Thái Bình công chúa. Đám cưới diễn ra linh đình vào mùa thu năm 681.
Ngôi mộ cổ nằm cách thành phố cổ Tây An khoảng 23km, quay mặt về hướng nam, dài 34,68 mét và sâu 11,11 mét, theo Li Ming, một nhà nghiên cứu ở viện khảo cổ.
Các gian bên trong ngôi mộ.
Tiết Thiệu (661-689) có cuộc đời khá ngắn ngủi. 7 năm sau khi cưới công chúa, Tiết Thiệu bị đánh 100 roi, bắt nhốt vào ngục vì là em trai của Tiết Nghĩ - một trong những người mưu phản lật đổ Võ Tắc Thiên. Tiết Thiệu qua đời trong ngục vào năm 689. 17 năm sau, khi Võ Tắc Thiên qua đời, Tiết Thiệu mới chính thức được khôi phục tước vị và được hai con trai đem chôn cất lại trong ngôi mộ tồn tại đến ngày nay.
Phát hiện được kì vọng giúp các nhà sử học Trung Quốc lấp đầy khoảng trống về tiểu sử của Tiết Thiệu thời nhà Đường.
Theo danviet.vn
Ngỡ ngàng tiên tri kỳ lạ của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng được ca ngợi là nhân vật thông minh xuất chúng. Không chỉ có tài bày mưu tính kế, ông còn giỏi xem quẻ, chiêm tinh... Đặc biệt, Gia Cát Lượng được cho là đã tiên tri về số phận Võ Tắc Thiên. Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật nổi...