Tình dâng hiến sao khôn?
Anh đã trở thành chú rể để biến em thành cô dâu ở đời này kiếp này (Ảnh minh họa)
Con người không trong sáng, lành mạnh thì không thể nào vĩ đại. Đó là một phương ngôn mà mới đây một người thành công bậc nhất Việt Nam, giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Field thế giới đã đề cập tới nhiều lần.
Đây không phải sự phát hiện mới của giáo sư Ngô Bảo Châu, mà chỉ là kinh nghiệm ông đã trải qua để đi tới thành công. Và ông muốn truyền đạt lại cho người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ trên con đường đi tới thành công – thứ kinh nghiệm tưởng là rất đơn giản đó.
Tại sao rất đơn giản? Vì con người ta sinh ra “nhân chi sơ tính bản thiện”, mở đầu ai cũng trong sáng. Nhưng khi lớn lên, nhiều người đã đánh mất sự trong sáng đó, họ nghĩ rằng ta phải khôn ranh, phải “khôn ăn người”, phải sống bằng các mưu mẹo để thoát khỏi những cạm bẫy của người đời, nhưng người ta không dừng ở đó, ở đời người này lợi thì người kia phải thiệt, mình quá khôn thì đến mức sẽ trở thành thứ cạm bẫy với người khác…
Nhưng trong tình yêu, mở rộng hơn là tình người thì không được. Chẳng hạn như tình mẹ con, nếu người mẹ lại so đo tính toán với đứa con, tình yêu của mình, cái gì có lợi mới làm, cái gì có hại thì tránh, thử hỏi tình mẫu tử đó còn có ý nghĩa gì? Mới đây, có những lễ cưới rất cảm động và cao thượng, chẳng hạn, chàng trai kia dứt khoát đến tận bệnh viện trao nhẫn cưới rồi tổ chức hôn lễ với người yêu đang mắc bệnh máu trắng…
Chàng không nề hà trọng bệnh của nàng, cũng chẳng cần biết nàng còn sống được bao nhiêu ngày nữa, nhưng chàng vẫn cứ ôm hoa, mặc comple đến sánh bước với cô dâu trong bộ voan trắng muốt… Những việc chàng làm dường như chỉ mang một thông điệp: Anh đã yêu em hết mình! Anh đã trở thành chú rể để biến em thành cô dâu ở đời này kiếp này, để em có phải sang thế giới bên kia, thì vẫn là linh hồn mang theo biến cố và dấu vết của ngày song hỷ, ngày kết đôi. Sự kết nối đó chứng tỏ rằng em không bao giờ bị bỏ rơi, ngay cả trong lúc em đang mang trong mình căn bệnh quái ác, nguy kịch nhất trần gian.
Những việc chàng làm dường như chỉ mang một thông điệp: Anh đã yêu em hết mình! (Ảnh minh họa)
Lần ngược lại quá khứ, chúng ta thấy, thời nào cũng có những tình yêu cao thượng. Khi Tống Khánh Linh xếp vali, bỏ lại một gia đình giàu có, ấm êm giữa đêm khuya chạy theo anh chàng chưa thành đạt Tôn Trung Sơn để đuổi theo một lý tưởng cao đẹp, nếu lúc ấy nàng tính toán so đo thiệt hơn, thì liệu nàng có cất nổi bước chân đi vào giữa đêm trường sâu hun hút…
Video đang HOT
Tình yêu, như nhiều người mẹ đang ở trên bàn mổ kia, khi bác sĩ hỏi “Ca phẫu thuật giờ chỉ có thể chọn hoặc mẹ, hoặc con, chị chọn ai?”.
“Hãy chọn đứa bé” các bà mẹ đã kêu lên chẳng hề do dự! Một đứa bé còn chưa ra đời, mới chỉ là hài nhi, vậy mà người mẹ đã tôn trọng sự sống của nó hơn chính bản thân mình, đủ thấy tình yêu dâng hiến đến chừng nào.
Tình yêu với bản chất dâng hiến cao cả của nó còn tràn đi khắp nơi. Có một câu chuyện thực về con tàu Titanic rằng, khi tàu đang chìm người ta mời vợ chồng ngài tỷ phú, vì cao tuổi, bước xuống xuồng cứu hộ. Ngài tỷ phú đã trả lời: “Tôi xin nhường mọi người, vì dù sao tôi đã già rồi”. Người ta mời bà vợ xuống xuồng vì cùng lúc bà có hai ưu tiên: Là người già và là phụ nữ. Nhưng bà vợ đã trả lời: “Tôi muốn ở lại với ông ấy. Tôi không muốn bỏ lại ông ấy một mình! Cũng như tôi không thể lên xuồng nếu không có ông ấy”.
Có nhiều chàng trai, cô gái khôn ngoan, nhưng chỉ có điều họ khôn đến mức đã đánh mất khả năng cất cánh của tình yêu (Ảnh minh họa)
Đôi uyên ương già đã mỉm cười ôm nhau mặc cho con tàu chìm nghỉm. Mối tình của họ được ví như một anh hùng ca không tiếng súng. Cùng lúc họ đã làm ra biết bao nhiêu điều cao thượng. Cùng lúc họ đã làm ra biết bao nhiêu điều cao thượng. Thứ nhất là tỷ phú, lẽ ra họ phải tham sống để tiêu xài hưởng thụ số tiền của mình. Nhưng không, ông chồng đã cương quyết cự tuyệt ân sủng nằm trong tay mình. Thứ hai, họ là những cặp đôi già, khi lửa nồng say đắm đã nhạt phai, vậy mà bà vợ vẫn sung mãn trẻ trung khi quyến luyến chẳng muốn dứt bên bạn đời của mình. Anh đi đâu tôi cũng cùng đường chia sẻ với anh, cho dù đó là cái chết. Nhưng đó không phải cái chết bình thường, bà vợ hiểu, đó là cái chết của tình dâng hiến, và của danh dự và có thể chúng ta sẽ cùng hát lên một bản tình ca bất hủ.
Tình yêu có thể vì thế này. Trong Kinh thánh, Chúa Jesus có kể một dụ ngôn: Người kia chăn một trăm con cừu. Một chiều có một con thất lạc. Người chủ bèn bỏ mặc 99 con còn lại, băng đi tìm con thất lạc. Tìm thấy con bị thất lạc, người đó mừng rỡ vác lên vai, vui sướng hơn cả việc có 99 con kia. Đó là tình yêu, người ta không thể so bì giá trị tiền bạc với nó. Người chủ cũng như mọi người khác làm sao mà không hiểu giá trị thương mại của cả đàn là gấp 99 lần tiền, nhưng tìm thấy con bị lạc thì vui , vì đó là biểu hiện của tình thương xót.
Trong cuộc sống, để tránh những lạm dụng, đặc biệt là lạm dụng giới tính ngày nay càng ngày càng có chiều hướng gia tăng nguy hiểm như lạm dụng ấu niên, lạm dựng rồi bán buôn trẻ em, phụ nữ, bởi thế nhiều cô gái được cha mẹ suốt ngày bày cho các bí kíp khôn ngoan. Khôn ngoan rồi ý thức, rồi giữ gìn để làm sao không bị rơi vào cạm bẫy của cánh đàn ông lúc nào cũng đang thả vô vàn lưới hờ ở trên đường.
Biết giữ mình, rồi giữ danh dự của mình, đó là một điều rất đáng khen. Nhưng có một nghịch lý rằng, trong khi nhiều cô gái học được nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, thì lại rộ lên phong trào đánh mất mình, hoặc sinh hoạt bê tha, bừa bãi, dẫn đến nhiều hậu quả như bỏ thai vào thùng rác hay hành lang bệnh viện. Ở Trung Quốc mới đây, người ra còn ra luật sẽ đuổi nữ sinh nào vừa học vừa cặp bồ với đàn ông có vợ, để tìm lợi ích tài chính.
Có nhiều chàng trai, cô gái khôn ngoan, nhưng chỉ có điều họ khôn đến mức đã đánh mất khả năng cất cánh của tình yêu. Con người và tình yêu cao cả như chúng ra đã bàn có hai điều chính: Một, trong sáng. Hai, dâng hiến. Vì thế, trong tình yêu, nếu chúng ta tỉnh táo, khôn lỏi quá, tình yêu lớn sẽ không đến. Có thể ví thế này, một hạt gạo lên men thành rượu sẽ bay cao gấp nghìn lần. Nhưng hạt gạo đó khôn ranh thì nó chỉ trở nên gấp rưỡi là cùng.
Tình yêu cũng vậy, nếu nó lên men, nó can đảm như bà cụ kia dám bỏ mặc tất cả nguy hiểm vào lửa khói, vào đại dương, để ôm lấy bờ vai của ông chồng phó thác… Còn nếu nó khôn ranh, nó sẽ tìm ngay lối thoát. Tình yêu lên men đã từng cất cánh trở thành nhiều khúc ca vĩnh cửu, nhưng tình yêu không thực tế, nó chỉ là một khúc hát lãng quên của mấy cái nồi, vài cái bát song tấu bên cái giường có chăn gối ấm áp gọi là.
Tình yêu cao đẹp, nó là những ngôn ngữ thì thầm hóa thành hiến chương của con tim đang hùng biện những từ xuất thần trong món quà dâng hiến.
Còn tình yêu tính toán vừa vặn chẳng mất, chẳng được nhiều thì chỉ là những mẩu đối thoại vụn vặt đang loay hoay tính nhẩm bài toán của bát đĩa, tủ, giường.
Vậy thì hãy khôn để giữ mình, nhưng đừng nên đánh mất cơn cuồng say hóa thánh của tình yêu.
Theo HPGĐ
Pháp tôn vinh giáo sư Ngô Bảo Châu
Tối 16/11, lễ tôn vinh giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields 2010 đã diễn ra trọng thể tại hội trường lớn Khoa Toán Trường Đại học Paris 11, ở thành phố Orsay, ngoại ô Paris.
Giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu tại buổi lễ
Trong diễn văn khai mạc lễ tôn vinh, Chủ tịch Đại học Paris 11, ông Guy Couarraze đã khẳng định niềm tự hào của khoa Toán và Đại học Paris 11 được đón tiếp người học sinh cũ, người đã đoạt giải thưởng Clay danh giá năm 2007 cùng với giáo sư Gérard Laumon khi giải quyết hoàn toàn bổ đề cơ bản. Công trình này cũng được tạp chí Time của Mỹ xếp là 7 trong 10 khám phá khoa học nổi bật của thế giới năm 2009.
Theo ông Couarraze, trong con người Ngô Bảo Châu nổi lên hai điều vô cùng quý giá, đó là tuổi trẻ của người học trò đam mê khoa học và sự trung thành với đất nước Việt Nam nơi đã sinh ra anh.
Chiều 2/11 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý đã tới thăm gia đình GS. Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới mà Chính phủ vừa mua để giao cho gia đình GS. Ngô Bảo Châu sử dụng lâu dài. Căn hộ mà Chính phủ giao cho gia đình GS. Ngô Bảo Châu rộng 160m2 thuộc khu căn hộ cao cấp của tòa nhà cao tầng Vincom B nằm giữa 2 phố Bùi Thị Xuân và Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bắt đầu từ tháng 11/2010, gia đình GS. Ngô Bảo Châu đã chính thức dọn về ở căn hộ mới.
Ông Couarraze cho rằng Ngô Bảo Châu là "cây cầu nối" quý báu thúc đẩy hợp tác Pháp-Việt trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học, được đánh dấu bằng dự án hợp tác giữa trường Đại học Paris 11 với Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội.
Phát biểu tại lễ tôn vinh, Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu của Pháp, bà Valérie Pécresse khẳng định Ngô Bảo Châu là vị giáo sư của ba nước (Pháp, Việt Nam và Mỹ), đại diện cho ba châu lục (châu Âu, châu Á và châu Mỹ).
Bà Pécresse nhấn mạnh Giải thưởng Fields mà Ngô Bảo Châu giành được là phần thưởng cao quý đối với ngành toán học nói chung, Việt Nam nói riêng, đồng thời đem lại niềm vinh dự cho ngành toán học Pháp, đặc biệt là Đại học Paris 11. Bà Pécresse bày tỏ vui mừng trước quyết định của giáo sư Ngô Bảo Châu trong việc tạo dựng cầu nối nghiên cứu khoa học giữa ba châu lục.
Đề cập đến vinh quang của Ngô Bảo Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài cho rằng giải thưởng Fields là niềm tự hào của ngành giáo dục, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các thầy cô giáo Việt Nam, Pháp và Mỹ đã giúp đỡ, giảng dạy và đồng hành cùng Ngô Bảo Châu trong suốt chặng đường học tập, nghiên cứu và rèn luyện của anh.
Đại sứ bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng với sự giúp đỡ của chính phủ Pháp, của các giáo sư, nhà nghiên cứu Pháp, và đồng nghiệp Việt Nam cùng quyết tâm của giáo sư Ngô Bảo Châu, sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu Việt-Pháp sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái." Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để giáo sư Ngô Bảo Châu có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của ngành toán học nước nhà.
Đại sứ Lê Kinh Tài cho biết hiện có khoảng 6.000 sinh viên và gần 700 nghiên cứu sinh tiến sĩ Việt Nam đang theo học và làm các đề tài nghiên cứu tại Pháp.
Bày tỏ sự xúc động đặc biệt khi được có mặt tại nơi trải qua những tháng ngày học và nghiên cứu Toán, giáo sư Ngô Bảo Châu nói rằng Paris 11 chính là nơi đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời khoa học của anh.
Ôn lại kỷ niệm về người thầy đã tận tình giúp anh từ buổi chập chững ban đầu đọc hiểu từng trang tài liệu, Ngô Bảo Châu muốn chia sẻ niềm tin rằng nơi đây sẽ tiếp tục gieo mầm cho những thành công lớn về toán học trong tương lai.
Theo VTC
Sau Ngô Bảo Châu là ai? Sau khi giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải toán học Fields, một nhà sinh học thuộc Viện nọ đang hi vọng đoạt giải Nobel, khi ông đã bỏ công sức nghiên cứu và tìm ra quy luật: Nếu ai đó chịu khó ăn rau và hoa quả trong vòng 90 năm, chắc chắn người đó sẽ không thể... chết trẻ! Bí quyết...