Tình cũ quấy rối, chồng tôi chỉ nói một câu cùng hành động này đã khiến anh ta xấu mặt
Tình cũ hẹn gặp chồng tôi mà không hề nói cho tôi biết. Người nói lại chính là chồng tôi.
Trước khi có chồng, tôi đã từng có một mối tình sâu đậm với một người đàn ông lớn hơn tôi 7 tuổi. Khi đó tôi còn là một cô bé sinh viên chưa trải đời nên chưa nhìn thấu được sự dối trá của đàn ông có vợ. Đến khi mang thai, tôi rụng rời thông báo cũng là lúc bộ mặt thật của anh ta phơi bày. Anh ta vứt cho tôi 4 triệu đồng, bảo tôi tự giải quyết và không được làm phiền anh ta nữa.
Nhưng vì quá sợ hãi, quá ngây dại nên tôi cứ chần chừ đến tận khi cái thai 4 tháng tuổi. Kết quả, tôi phải chịu đau đớn khi phá thai gấp bội người khác. Đó không chỉ là nỗi đau thể xác mà còn là ám ảnh trong tâm hồn. Tôi luôn nghĩ về đứa bé, ân hận, dằn vặt đến độ không thể yêu được ai nữa.
Đó không chỉ là nỗi đau thể xác mà còn là ám ảnh trong tâm hồn. (Ảnh minh họa)
Đến khi gặp chồng tôi, tôi đã nói rất rõ chuyện cũ với anh. Anh lớn hơn tôi 4 tuổi, là kĩ sư cơ khí, tính tình hiền lành, lo làm lo ăn. Anh theo đuổi tôi cả năm, tôi mới dám kể cho anh nghe chuyện cũ. Tôi vừa kể vừa khóc nức nở. Anh trầm ngâm, uống hết ly cà phê rồi chở tôi về mà không nói một câu. Tôi đã nghĩ chắc là anh sẽ buông tay tôi thôi. Có người đàn ông nào lại chấp nhận quá khứ dơ bẩn của một cô gái như tôi đâu?
Không ngờ, sau một tuần, anh lại đến nhà tôi. Lần này, anh nói chuyện với bố mẹ tôi về việc cho chúng tôi qua lại yêu đương, tìm hiểu. Tôi rất bất ngờ. Anh nói anh đã từng đau khổ vô cùng khi nghe về quá khứ của tôi. Nhưng anh nhận ra tôi đã chịu đủ đau thương rồi, anh không muốn khoét sâu vào nỗi đau ấy. Anh muốn ở bên tôi cả đời. Trái tim tôi đã run lên khi nghe những lời chân thành ấy của anh.
Video đang HOT
Yêu nhau nửa năm, chúng tôi kết hôn. Vì anh đã có sẵn nhà riêng nên tôi cũng không phải lo lắng về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Cuộc sống của tôi rất thoải mái. Hàng ngày tôi đi làm ở cơ quan, tối về nấu nướng. Khi tôi nấu ăn, anh dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo. Hiện tại, chúng tôi đã có với nhau một đứa bé 3 tuổi.
Không ngờ, hai ngày trước, chồng tôi ngồi bần thần rồi hỏi tôi có muốn nghe anh kể một chuyện không? Tôi gật đầu. Trước giờ anh chưa từng tỏ vẻ huyền bí như thế. Anh nói người cũ của tôi đã gọi điện cho anh, hẹn anh ra quán cà phê nói chuyện về tôi. Tôi giật bắn người.
Anh ta đã gọi trước cho tôi cách đó mấy ngày, hẹn gặp và hăm dọa nếu như tôi không gặp, anh ta sẽ gặp và kể chuyện tôi từng có bầu với anh ta cho chồng tôi nghe. Tôi cứ nghĩ anh ta nói thế thôi, không ngờ lại làm thật. Vợ chồng tôi cũng không hiểu anh ta tìm đâu ra số điện thoại của chồng tôi.
Chồng tôi ngay tức thì cầm ly trà đá nhân viên mới đem ra hất thẳng vào mặt anh ta. (Ảnh minh họa)
Đêm đó, vợ chồng tôi cùng đến quán và thấy anh ta đã ngồi chờ sẵn rồi. Vừa thấy tôi, anh ta đã đứng dậy, cười ngả ngớn: “Mấy năm không gặp, nhìn em đẹp mặn mà, quyến rũ hơn hồi yêu anh nhỉ? À, chồng em đây à? Anh ta lên giường, chiều em giỏi bằng anh không?”. Mọi người quay qua nhìn tôi, xì xào bàn tán.
Tôi đỏ mặt vì tức giận. Nhưng chồng tôi ngay tức thì cầm ly trà đá nhân viên mới đem ra hất thẳng vào mặt anh ta. “Mày là một thằng đàn ông tồi. Có vợ con còn đi dụ dỗ một cô gái chẳng hiểu đời rồi vứt bỏ. Nếu tao là mày, tao không dám vác mặt ra đường cho thiên hạ nhìn. Nếu mày còn dám động tới vợ tao, tao thề không để gia đình mày yên ổn đâu”.
Nói rồi, anh nắm tay tôi đi ra. Khi đi, tôi vẫn còn nghe tiếng bĩu môi, cười chê, bàn tán về anh ta với những ngôn từ khinh bỉ.
Qua chuyện đêm đó, tôi càng yêu chồng mình và quý trọng gia đình mình hơn. Nhưng tôi sợ, người cũ sẽ lại tiếp tục làm phiền chúng tôi. Tôi nên làm gì để anh ta buông tha cho gia đình tôi đây?
Theo Afamily
Những câu chuyện của bố
Ngày bố còn sống, cứ rảnh rỗi là bố con tôi lại ngồi trò chuyện với nhau. Lâu lắm rồi không được trò chuyện cùng bố tôi lại thấy trong lòng cô đơn, cảm giác trống rỗng.
Bố kể rất nhiều, vẫn là mấy chuyện cũ về ông nội khi còn sống. "Sống chết do số, phú quý tại thiên". Trải qua bao thất bại của cuộc đời, bố đã đúc kết ra câu này. Ông nội làm nghề tiểu thương, cả đời tôn thờ hai chữ "tiết kiệm", mặc dù lấy được con gái của một gia đình khá giả nhưng không bao giờ ông có ý nghĩ dựa dẫm vào gia đình nhà vợ. Ông không theo đuổi cái gọi là giàu nứt đố đổ vách nhưng cũng không cam chịu phận nghèo hèn, ông tin: "Đại phúc do mệnh, tiểu phúc do cần". Bởi thế, cho dù chỉ kiếm được 2 xu ông cũng không bỏ qua.
Bố kể, trong ký ức của bố, từ nhỏ bố đã không biết đến một giấc ngủ trọn vẹn, khi trời vẫn còn tối đen như mực ông nội đã phân công công việc cho bố và các bác, các chú. Có lần ngủ quên làm lỡ việc ông nội đã cầm roi đánh. Phụ nữ thường hay yếu mềm, bà nội mỗi lần thấy vậy thì đứng ra nói đỡ cho các con, ông nội giận dữ nhìn chằm chằm: "Cần cù là cái vốn để lập nghiệp, cứ ngủ thế này thì đến bao giờ mới đủ vốn?".
Bố kể rất nhiều, vẫn là mấy chuyện cũ về ông nội khi còn sống - Ảnh minh họa
Năm 15 tuổi vừa học hết trung học, ông bảo bố: "Con không cần phải học thêm nữa. Biết nhận chữ, tính toán rồi, giờ hãy học cách tự nuôi sống bản thân đi". Mấy hôm sau, ông gửi bố đến chỗ một người quen để học nghề. Nhờ tính bền bỉ được rèn rũa từ nhỏ cộng với trí thông minh, nhạy bén hơn người, bố luôn nhận được sự yêu mến của thầy dạy. Ngày bố kiếm được đồng tiền đầu tiên thì chú năm cũng bắt đầu được gửi đến đó học. Bác cả đi làm, chú út cũng theo ông đi làm một số công việc trong phạm vi khả năng của mình.
Trên chữ "Cần" của ông nhìn thấy cái ích, trên chữ "Kiệm" của ông nhìn thấy cái lợi. Ví dụ, mọi người trong nhà hầu hết đều mặc áo vá, chỉ cần không nhìn thấy chỗ rách là còn chưa thay áo mới. Ăn thì cũng chỉ no khoảng 70%, không đói là phải bỏ đũa. Bố kể, chỉ vì mấy hạt cơm còn sót lại trong bát mà bác hai đã bị ông đánh cho một trận nhừ tử. Nhưng sau đó thì sao? "Đợi đến khi trong tay có chút ít vốn, ông nội con đã mua mấy mẫu đất bên kia hồ và cất vài ngôi nhà, bên này thì buôn bán còn bên kia là đất, gió đến mưa đi, tưởng rằng cuộc sống sẽ khá giả lên nhưng đúng vào năm bản mệnh này, máy bay Nhật đã đánh bom nơi này, số người thương vong là vô kể, bệnh tật lan tràn khắp nơi. Đầu tiên là cô con gái rồi đến cậu con trai mới 3 tuổi của bố, tiếp đó là ông nội, bà nội và bác ba cũng lần lượt ra đi. Tất cả đều biến thành giấc mơ". Ngày đó, tư tưởng "Nhân định thắng thiên" bắt đầu nảy mầm trong đầu tôi, "Chiến đấu với trời, với đất, với người" trở thành chí hướng của tôi, tôi tin rằng vận mệnh nằm trong tay của mình. Sau này, khi dần trưởng thành, khi đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống tôi mới bắt đầu lĩnh hội những câu nói đầy sâu sắc này của bố.
Phải thừa nhận tiền là một thứ tốt, nhưng trọng tiền hơn tiên, thân tiền hơn mẫu, lúc nào cũng dán mắt vào tiền thì sẽ làm đảo lộn mối quan hệ giữa tiền và con người. Về điểm này, cha là một hình mẫu trong mắt tôi. Tôi nhớ khoảng tháng 5 năm 1982, khi đó bác hai đang làm việc ở bưu điện tỉnh có gọi điện về cho bố bảo tỉnh bắt đầu thực hiện chính sách, nhà ta cũng nằm trong phạm vi thực hiện bởi năm đó cơ quan điện ảnh của tỉnh định chiếm mảnh đất cũ của nhà ta với lý do không rõ ràng, họ bảo chí ít chắc cũng được khoảng vài nghìn đồng. Bố cúp điện thoại, ngày hôm sau bố định gọi cho bác hai nhưng thế nào lại không gọi nữa, sau vài cút rượu, bố gọi tôi vào phòng, nét mặt rất trang trọng: "Năm đó bố đã mất đi 5 người thân, mặc dù người mất nhưng căn nhà cũ vẫn còn, ruộng đất vẫn còn, các đồ dụng trong nhà vẫn còn, những thứ này mà mất đi thì sẽ phải đi tha phương cầu thực. Giờ có vài chục vài nghìn, bố cũng không tham, các con cũng không được trách bố. Vẫn là câu nói, bao nhiêu tiền là đủ?". Tôi nghĩ, vấn đề thực tế hiện ra trước mắt chúng tôi chính là tiền không đủ, vốn không có tiền thì tính làm gì đến chuyện bao nhiêu là đủ, có điều thái độ thản nhiên của bố với tiền thực sự khiến vợ chồng tôi tin tưởng sâu sắc.
Có 1 lần khi đề cập đến vấn đề tiền bạc, bố đã kể cho tôi nghe 1 câu chuyện thế này. Có một địa chủ trong vùng gây dựng được cho mình một sản nghiệp lớn nhưng ông ấy sống vẫn rất tiết kiệm, đến phút cuối cùng ông ấy quyết định bỏ ra 1 khoản không nhỏ để làm một cỗ quan tài thượng đẳng, ông bảo thợ mộc khoét cho ông 2 cái lỗ ở hai bên quan tài. Lúc đầu mọi người không hiểu, sau này mới biết, sau khi chết ông muốn các con ông thò 2 tay của ông qua cái lỗ đó, ý bảo người đời rằng, mặc dù tôi có tiền nhưng sống không mang đến, chết không mang đi, hai tay đều trống trơn. Câu chuyện này in sâu trong ký ức của tôi khiến tôi có được một định vị chính xác về tiền bạc. Khi nhắc đến tiền bạc, bố đã cảnh báo tôi rằng, chỉ nên nắm tiền trong tay không nên đặt nó trong lòng, tiền là để người ta sử dụng chứ không nên chết vì tiền. Chính vì có độ cao, độ sâu trong cách nhìn tiền, dùng tiền ấy mà trong mắt bố tiền giống như một chú chó biết nghe lời. Ngày đó lương của bố được 149 đồng, hàng tháng lĩnh lương về bố đưa luôn 100 đồng cho vợ tôi nói là tiền ăn, còn lại bố giữ để hút thuốc. Mọi người trêu bố: "Anh đưa hết tiền cho chúng như vậy, nhỡ chúng không hiếu thuận thì làm thế nào". Bố cười: "Tôi đã trao gửi cả cuộc đời này cho chúng rồi thì tiền còn là vấn đề gì nữa?". Những nàng dâu không có được khoản nào từ bố mẹ chồng đều ngưỡng mộ vợ tôi lắm.
Những lời bố nói với tôi đều là những đạo lý hết sức sâu sắc, mặt đối mặt lắng nghe càng tăng thêm phần thân thiết, sự giáo dục nhân sinh này, nói thật là khó tìm được trong sách vở. Ví dụ, khi nói đến thái độ đối nhân xử thế, bố cho rằng quan trọng nhất là phải nắm được mình, giống như dòng suối nhỏ vậy, thứ nhất phải dài, thứ hai phải chảy, "làm việc phải tuân theo trật tự tự nhiên, câu nói phát ra phải thuận với lòng người", "Không nói, không làm những điều phi lễ", "Những thứ mà mình không thích thì đừng đưa cho người khác"... Bố còn bảo: "Bất kể gặp việc gì không vừa lòng, vừa ý cũng không được nôn nóng, nôn nóng vừa hại người vừa hại mình".
Nét vẽ chữ "Nhân" tuy vừa ít vừa dễ viết nhưng người đời để học được cách làm người lại thật khó biết bao. Bố đã dùng chính phẩm hạnh cao đẹp của mình để vẽ nên một dấu chấm tròn trịa cho cuộc đời mình. Cho đến giờ, tấm gương và những câu nói của bố vẫn đang dạy dỗ chúng tôi cách làm người. Tôi, vợ chồng tôi và con cái chúng tôi cũng sẽ quyết tâm vẽ nên một dấu chấm tròn trịa trên con đường dài của cuộc sống.
Theo GĐVN
Sẽ đến một ngày, em có thể bình thản mà nói "chuyện cũ đã qua rồi!" Đến một lúc nào đó, khi nghe ai đó nhắc về anh, về chuyện tình tụi mình, em có thể bình thản mà nói rằng "chuyện cũ đã qua rồi!". ảnh minh họa Rồi sẽ đến lúc, nếu vô tình chúng ta gặp nhau trên phố, để tránh ánh mắt anh và em không vươn phải những nỗi nhớ, niềm thương xưa cũ....